Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Ngân hàng đầu tư và phát triển Chi nhánh Thăng Long ( BIDV Thăng Long ). (Trang 49 - 52)

c. Nguồn vốn đầu tư

1.4.1. Kết quả đạt được

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Thăng Long ngày càng được nâng cao. Trong đó có sự góp phần của việc chất lượng thẩm định dự án đầu tư ngày càng cao. Trong thời gian qua, hoạt động thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn đã đạt được kết quả tốt về các mặt sau:

- Công tác thẩm định dự án được duy trì tốt, đã và đang trở thành một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào thành quả kinh doanh chung của toàn hệ thống. Quy trình thẩm định đã có sự phân cấp rõ giữa Hội Sở Chính và Chi nhánh, giữa trưởng phòng và cán bộ. Quy định rõ trình tự thực hiện công việc, tạo lên sự rõ ràng rành mạch cho công tác thẩm định.

- Việc thu thập và xử lý tài liệu, thông tin phục vụ cho công tác thẩm định rất được quan tâm. Để phân tích, đánh giá năng lực, uy tín của khách hàng, ngoài việc dựa vào các số liệu báo cáo tài chính của khách hàng cùng với phỏng vấn, khảo sát thực địa, Chi nhánh còn thu thập thông tin từ các tài liệu phân tích thị trường, sách báo..., thông tin từ bạn hàng, của các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia về các lĩnh vực liên quan....

- Đội ngũ cán bộ thẩm định thường xuyên được bồi dưỡng, đào tạo nhằm bổ sung, nâng cao trình độ nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác ngân hàng trong tình hình mới.

- Về trang thiết bị thông tin: đây là phương tiện làm việc cho các cán bộ thẩm định và tín dụng, hiện nay hệ thống máy tính đã được trang bị đầy đủ, nối mạng cục bộ và mạng internet để giúp cho việc thu thập thông tin, tính toán các chỉ tiêu đánh giá theo phương pháp thẩm định mới trở nên đơn giản cộng với sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng, phục vụ cho việc soạn thảo và lưu trữ thông tin tiện lợi. Các phương tiện thông tin liên lạc như điện thoại, fax, … cũng giúp cán bộ thẩm định có khản năng khai thác, thu thập thông tin nhanh chóng và thuận lợi hơn.

1.4.2.Tồn tại và nguyên nhân * Khó khăn

- Vấn đề tài sản thế chấp là vấn đề khó khăn của chi nhánh Thăng Long : hồ sơ pháp lý của tài sản thế chấp khách hàng ngoài quốc doanh hiện nay cũng là vấn đề nổi cộm khó giải quyết. Việc phát mại tài sản thế chấp khi người vay không có khả năng trả nợ gặp không ít khó khăn vì các lý do khác nhau về mặt giá cả thị trường, tâm lý ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng, làm giảm vòng quay vốn tín dụng.

- Vốn tự có của doanh nghiệp rất ít, tâm lý ỷ lại, trông chờ vào nguồn vốn ưu đãi. Các dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, có điều kiện thế chấp đảm bảo trả nợ chắc chắn thì ít. Đó là áp lực mà chi nhánh rất khó giải quyết trong công việc hàng ngày.

- Vốn mà các doanh nghiệp vay của ngân hàng thì chưa được sử dụng đúng mục đích thậm chí còn sử dụng vốn vào những cuộc làm ăn phi pháp hoặc có độ rủi ro cao. Do đó, khả năng mất vốn và không trả nợ được ngân hàng là hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài ra có một số cá nhân lợi dụng uy tín của doanh nghiệp vay vốn ngân hàng nhằm mục đích tư lợi ... Vì thế làm cho tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng còn khá cao.

- Trong cơ chế thị trường, khách hàng có thể lựa chọn Ngân hàng phục vụ. Hiện nay có rất nhiều khách hàng mở tài khoản ở nhiều tổ chức tín dụng, vay ở nhiều ngân hàng và tổ chức phi Nhà nước. Do vậy chỉ một Ngân hàng hoặc một tổ chức nào đó muốn nắm được tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của một khách hàng là cực kỳ khó khăn.

- Môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng ngân hàng chưa đầy đủ:

+ Pháp lệnh kế toán thống kê chưa đủ hiệu lực bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán thống kê chính xác kịp thời, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không hạch toán và quyết toán theo quy định. Các số liệu quyết toán

và báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc, số liệu phản ánh không chính xác thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng.

+ Hiệu lực của các cơ quan hành pháp chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết các tranh chấp, tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, phát mại tài sản thế chấp, bảo lãnh.

* Nguyên nhân

- Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển nhưng vẫn là nước chậm phát triển so với các nước trên thế giới. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế , chỉ số tính bình quân đầu người của Việt Nam còn rất thấp. Trong bối cảnh thực trạng đó thì rủi ro nhiều trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng ngân hàng là điều khó tránh khỏi.

- Hệ thống pháp luật Việt Nam chưa đồng bộ, có lĩnh vực chưa có hoặc quy định không thống nhất, sơ hở và một số văn bản thay đổi thường xuyên.

- Thực trạng của doanh nghiệp vay vốn hiện nay rất khó khăn cho việc đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng, gây không ít khó khăn cho việc thẩm định ra quyết định cho vay hay không cho vay, đó là :

+ Hầu hết các doanh nghiệp không đủ vốn để sản xuất kinh doanh. Vốn vay ngân hàng hiện nay là nguồn vốn chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Thậm chí một số dự án mới được duyệt, doanh nghiệp mới được thành lập thì vốn vay ngân hàng chiếm gần như 100%. Số các doanh nghiệp muốn vay nhiều nhưng những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả dự án, khoản vay thực sự có hiệu quả không nhiều. Đó là áp lực cực kỳ khó khăn đối với Chi nhánh. Ngoài ra, doanh nghiệp không có hoặc không đủ các điều kiện đảm bảo an toàn tín dụng như :

+ Hầu hết các phương án, dự án vay vốn mới mẻ, người lập dự án cũng chỉ là dự đoán, người thẩm định dự án cũng chưa có thực tế để kiểm nghiệm so sánh việc xét duyệt còn mang nặng tính thủ tục, giấy tờ hành chính.

- Năng lực quản lý điều hành của nhiều doanh nghiệp được nâng lên nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị truờng. Thêm vào đó lại mang tính ỷ lại vào vốn được cấp, được vay ưu đãi là "vốn vay không hoàn lại" càng làm cho hoạt động tín dụng của chi nhánh khó khăn.

Một phần của tài liệu Ngân hàng đầu tư và phát triển Chi nhánh Thăng Long ( BIDV Thăng Long ). (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w