BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY

Một phần của tài liệu Tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Giồng Riềng (Trang 82 - 84)

3. 1.4.8 Quy trình nghiệp vụ cho vay

5.2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY

Xác định thị trường là đề ra phương hướng cho vay của Ngân hàng trong việc lựa chọn các thành phần, các ngành kinh tế có triển vọng đầu tư. Đối với NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng thì thị trường ưu tiên hàng đầu là nông nghiệp nông thôn và nông dân, vì thế cho vay HSX luôn được ưu tiên trước nhất và Ngân hàng luôn tìm cách nâng cao chất lượng tín dụng đối với HSX. Để đảm bảo cho hoạt động tín dụng HSX phát triển trong thời gian sắp tới, việc nâng cao chất lượng tín dụng luôn được xem là cơ sở quan trọng.

Xây dựng chiến lược kinh doanh trước mắt: cụ thể là thu thập thông tin về phía khách hàng và căn cứ chính sách của Nhà nước có liên quan đến công tác Ngân hàng, đặc biệt là chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn…

Đánh giá khả năng chiến lược của đối thủ cạnh tranh, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh.

Trong những năm qua doanh số cho vay của NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng ngày càng tăng, số lượng khách hàng ngày càng lớn. Từ lúc tiếp cận thị trường, thu thập thông tin đến điều tra giải ngân, thu hồi vốn, lãi luôn thực hiện đúng quy định thể lệ, chế độ về tín dụng. Vấn đề cốt lõi của Ngân hàng vẫn là chất lượng tín dụng, nghĩa là người vay dùng vốn của Ngân hàng có hiệu quả, về phía Ngân hàng phải thu hồi đủ vốn, đủ lãi đúng hạn. Vì vậy yêu cầu tấc cả vốn vay phải nằm trong tằm quản lý và kiểm soát của Ngân hàng, cán bộ tín dụng, phó trưởng phòng Kinh doanh, Ban Giám đốc đều phải nắm được khối lượng tín dụng mà mình quản lý đang vận động như thế nào và dự đoán nắm bắt được tình trạng tốt hay xấu.

Khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là hộ nông dân thuộc địa bàn quản lý ở các thôn ấp, xã, vì vậy trước khi đi vào tác nghiệp cụ thể phải xác định được số lượng khách hàng, quy mô tín dụng trên mỗi địa bàn theo đối tượng đầu tư, theo phương hướng kế hoạch của địa phương đó bằng một dự án tổng thể. Hiện nay cán bộ tín dụng được bố trí theo địa bàn xã, do đó dự án tổng thể đầu tiên được xây dựng theo quy mô xã trong phạm vi một cán bộ tín dụng phụ trách. Trên cơ sở thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách, thể lệ, chế độ quy định của chính phủ và Ngân hàng về tín dụng Ngân hàng qua phương tiện thông tin, cuộc họp ấp, xã, các tổ chức đoàn thể, chính quyền, có kế hoạch phối hợp với các tổ chức đó nhằm giúp người nông dân hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ khi vay vốn Ngân hàng.

Mở rộng đầu tư tín dụng đi đôi với quản lý vốn vay: hiện nay nhu cầu vay vốn của bà con nông dân còn rất lớn nhưng khả năng của Ngân hàng lại có hạn, một mặt là do nguồn vốn huy động còn quá thấp chủ yếu là sử dụng vốn đi vay, mặt khác số hộ vay vốn chủ yếu là vay lẻ dẫn đến quá tải đối với cán bộ tín dụng. Do đó, để mở rộng đầu tư tín dụng Ngân hàng cần phát huy nhiều hơn nữa việc cho vay thông qua các tổ, nhóm. Vì thông qua tổ, nhóm ngoài trách nhiệm kiểm tra, giám sát, giúp đỡ, chấn chỉnh các thành viên làm không đúng còn mang tính công khai, thích ứng với người lao động ở nông thôn sống bằng tình cảm cần có sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ nhau. Việc điều tra, xây dựng tổ nhóm ban đầu có

những khó khăn nhưng về sau thủ tục sẽ đơn giản, giảm bớt chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho vay qua tổ, nhóm còn là biện pháp giảm tải đối với cán bộ tín dụng bởi tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng là vấn đề cần quan tâm đối với NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng hiện nay.

Trong mở rộng đầu tư cần quan tâm nhiều hơn tới lĩnh vực đầu tư trung hạn hộ sản xuất như đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình VAC, xây dựng hệ thống điện, nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trên thực tế nhu cầu vốn vay trung hạn của bà con nông dân trong Huyện còn rất lớn nhưng doanh số cho vay trung hạn còn rất thấp.

Bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế địa phương: chuyển hướng tích cực cho vay theo dự án kết hợp mở rộng đối tượng đầu tư ngắn hạn và đầu tư trung hạn, loại bỏ những dự án kém hiệu quả thường có nợ quá hạn cao, mở rộng đầu tư các dự án nằm trong mục tiêu phát triển kinh tế của Huyên phù hợp với quy chế cho vay của NHNo & PTNT Việt Nam; khai thác được tiềm năng thế mạnh của Huyện, kết hợp Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện mở rộng đối tượng đầu tư trung hạn như: mua sắm máy móc và xây dựng lò xấy phục vụ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nuôi trồng thủy sản… từng bước góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của Huyện.

Một phần của tài liệu Tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Giồng Riềng (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w