Thanh toán L/C nhập khẩu.

Một phần của tài liệu 225443 (Trang 35 - 37)

Đối với việc thanh toán L/C hàng nhập khẩu, ngân hàng công thương Bắc Ninh thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ xin mở L/C của khách hàng. Khi nhận được yêu cầu mở L/C của khách hàng, ngân hàng tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ xin mở L/C. Thanh toán viên cần kiểm tra nội dung của Đơn yêu cầu mở L/C theo mẫu quy định của ngân hàng công thương.

Bộ hồ sơ đề nghị mở L/C của khách hàng phải bao gồm các giấy tờ sau: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng, hồ sơ L/C, hồ sơ bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán L/C của khách hàng.

Bước 2: Đăng ký và phát hành L/C nhập khẩu. Trong bước này, ngân hàng công thương Bắc Ninh cần thực hiện các nghiệp vụ sau:

- Đăng ký phát hành L/C: Sau khi kiểm tra hồ sơ mở L/C không có sai sót và đầy đủ theo quy định của ngân hàng công thương, thanh toán viên sẽ tiến hành phát hành L/C.

- Tạo điện L/C: ngân hàng công thương Bắc Ninh sẽ phát hành L/C chuyển mạng SWIFT qua cổng kiểm soát của ngân hàng công thương Việt Nam chuyển đến ngân hàng thông báo.

- Kiểm soát L/C: ngân hàng công thương Bắc Ninh tiến hành theo dõi L/C, cung cấp thông tin cho ngân hàng thông báo nếu được yêu cầu.

Bước 3: Sửa đổi L/C (nếu có)

Khi khách hàng và người hưởng lợi có yêu cầu sửa đổi L/C, nếu thấy phù hợp và không có rủi ro cho ngân hàng, thanh toán viên tiến hành sửa đồi L/C, các nghiệp vụ tiến hành như sau:

- Tạo điện sửa đổi L/C.

- Kiểm soát điện sửa đổi L/C.

Bước 4: Nhận, kiểm tra và xử lý chứng từ, thanh toán/chấp nhận thanh toán. Đối với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thì khâu quan trọng nhất và rủi ro nhiều nhất cho ngân hàng là khâu kiểm tra và xử lý chứng từ. Khi nhận được bộ chứng từ do ngân hàng thông báo gửi tới, ngân hàng công thương Bắc Ninh sẽ tiến hành kiểm tra bộ chứng từ. Trong vòng hai ngày làm việc kể từ sau ngày nhận được bộ chứng từ từ bưu điện, ngân hàng công thương Bắc Ninh phải hoàn tất việc kiểm tra bộ chứng từ và gửi “Giấy thông báo chứng từ đến kiêm phiếu kiểm tra chứng từ” cho khách hàng.

Bước 5: Ký hậu vận đơn/ bảo lãnh nhận hàng/ uỷ quyền nhận hàng/ giao chứng từ cho khách hàng. Sau khi kiểm tra bộ chứng từ không thấy có sai sót, khách hàng chấp nhận thanh toán, ngân hàng tiến hành ký hậu vận đơn để cho đơn vị nhập khẩu đi nhận hàng (nếu vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng công thương Bắc Ninh).

Bước 6: Theo dõi tài trợ cho L/C nhập khẩu.

Bước 7: Đóng hồ sơ L/C. Hồ sơ L/C sẽ được thực hiện trong cá trường hợp sau:

- L/C nhập khẩu được huỷ bỏ.

- L/C đã thanh toán, số dư còn lại ít và người bán không giao hàng tiếp. - L/C hết hiệu lực.

- Bị từ chối thanh toán và bộ chứng từ đã trả lại ngân hàng gửi chứng từ. - Đóng hồ sơ do lỗi của ngân hàng.

Bước 8: Lưu trữ chứng từ. Hồ sơ cần được lưu trữ tại ngân hàng để thuận lợi cho việc tìm kiếm và kiểm tra hồ sơ khi được yêu cầu.

Một phần của tài liệu 225443 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w