4 Về sân bãi tập luyện và trang thiết bị giảng dạy 4 4 Phương pháp giảng dạy và lên lớp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 36 - 39)

3. 4. 4. Phương pháp giảng dạy và lên lớp.

3. 4. 5. Sự phối hợp với các phòng ban trong phong trào TDTT.

CHƯƠNG IVKẾT LUẬN KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi có những kết luận sau:

1. Đề tài đã đưa ra những thực trạng công tác GDTC của 18 trường đại học tại TP. HCM đã làm hạn chế hiệu quả công tác GDTC trong các trường đại học hiện nay, bao gồm các thực trạng sau: - Sự quan tâm của Ban giám hiệu đối với môn học GDTC chưa đạt yêu cầu, chưa nghiêm túc thực hiện chương trình GDTC theo quy định 203/QĐ – TDTT ngày 23 – 01 – 1989, quyết định 3244/GD-ĐT ngày 12 – 01 – 1995 và quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 – 04 - 1997 của Bộ GD & ĐT.

- Đội ngũ giáo viên chuyên trách GDTC của các trường đại học tại TP. HCM rất thiếu, chỉ đạt 16% theo quy định của Bộ GD & ĐT, trình độ còn yếu, chuyên môn chưa cao.

- Sân bãi và trang thiết bị học tập GDTC, tập luyện TDTT ở các trường đại học TP. HCM hiện nay còn rất thiếu (chiếm 80 – 90%).

- Nhận thức và sự ham thích của sinh viên hiện nay còn thấp.

- Sự phối hợp giữa bộ môn GDTC với phòng công tác chính trị sinh viên chưa thống nhất.

2. Đánh giá thực trạng sức khỏe và thể chất của sinh viên qua các năm học ở một số trường đại học tại TP. HCM hiện nay không đồng nhất, tùy thuộc vào chương trình và việc phân bố thời gian học tập GDTC. Sức khỏe và thể chất của sinh viên năm I – II – III được cải thiện rất rõ và phát triển tốt nhất là năm II, nếu chương trình GDTC thực hiện 150 tiết, phân bố thời gian học tập là 5 học kỳ. Nếu thực hiện chương trình GDTC 150 tiết hoặc dưới 150 tiết, phân bố thời gian học tập là 2 – 3 học kỳ đầu của khóa học, thể chất của sinh viên chỉ nâng cao ở năm I, còn các năm sau có xu hướng giảm dần đến cuối khóa học.

3. Chức năng sinh lý và hoạt động thể lực của các sinh viên nam - nữ được cải thiện và nâng cao rõ rệt theo thời gian học tập GDTC và tập luyện TDTT.

4. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được thang điểm đánh giá tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo từng chỉ tiêu, từng năm học, lứa tuổi cho sinh viên được ứng dụng trong thực tiễn.

5. Đề tài đã đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao công tác GDTC trong các trường đại học hiện nay từ năm 2009 - 2025.

Khuyến nghị:

Từ kết quả nghiên cứu trên, cho phép chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị sau:

- Các số liệu về thực trạng công tác GDTC ở 18 trường đại học TP. HCM có thể sử dụng làm số liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, lãnh đạo các trường và các giáo viên TDTT để đối chiếu, so sánh với từng trường, từng vùng khác nhau để có những giải pháp tích cực nhằm nâng cao công tác GDTC.

- Có thể áp dụng hệ thống các chỉ tiêu mà đề tài đã đề xuất làm cơ sở để nghiên cứu, đánh giá sức khỏe - thể lực cho sinh viên các trường khác nhau.

- Các số liệu thực trạng về thể chất một số trường đại học TP. HCM có thể sử dụng làm số liệu tham khảo để đối chiếu, so sánh với từng trường, từng vùng khác nhau, đồng thời là cơ sở để cải tiến tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của sinh viên một số trường đại học tại TP. HCM. Mặt khác các số liệu đã nghiên cứu là cơ sở thực tiễn đáng tin cậy để khắc phục tình trạng buông lỏng công tác GDTC đối với sinh viên ở những năm không học tập GDTC và ngoại khóa TDTT.

- Kết quả thực trạng thể lực của sinh viên một số trường ĐH trên, cần phải áp dụng chương trình GDTC là 150 tiết và phân bố đều trong 5 học kỳ, mỗi học kỳ là 30 tiết.

- Đối với các sinh viên năm III và năm IV đã học xong chương trình GDTC nội khóa, cần phải áp dụng chương trình ngoại khóa theo chương trình GDTC của bộ GD & ĐT quy định nhằm duy trì

và nâng cao hơn nữa về sức khỏe và thể lực cho sinh viên đáp ứng yêu cầu của mục tiêu giáo dục đào tạo.

- Có thể áp dụng thang điểm đã xây dựng để đánh giá tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo từng chỉ tiêu, từng năm học, lứa tuổi cho sinh viên

- Có thể áp dụng các giải pháp cụ thể đã nghiên cứu để nâng cao chất lượng công tác GDTC ở các trường đại học hiện nay.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 36 - 39)