Các phương tiện dùng để xưng hô

Một phần của tài liệu Đối chiếu các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 25)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Các phương tiện dùng để xưng hô

1.3.2.1. Đại từ nhân xưng

Trong xưng hô, đại từ nhân xưng đều có mặt trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc phân chia đại từ nhân xưng thành các ngôi vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.

Theo Phạm Ngọc Thưởng thì “những đại từ nào chỉ rõ vai nhân vật tham gia

trực tiếp vào hành vi xưng hô mới được coi là những đại từ xưng hô thực thụ”. [26, 45]. Để phân biệt ranh giới giữa xưng hô và đại từ, Benveniste gọi

ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai là các đại - nhân vật (pro - personne) và ngôi thứ ba là đại - danh từ (pro - nom). Do đó, trong tiếng Việt, những đại từ chỉ ngôi thứ nhất (tôi, tao, tớ,...) và đại từ chỉ ngôi thứ hai (mày, mi,...) mới được coi là đại từ xưng hô thực thụ.

Hệ thống đại từ nhân xưng trong tiếng Việt rất hạn chế về số lượng. Điểm đặc biệt nữa là do “ý nghĩa liên cá nhân và ý nghĩa biểu cảm trong các

đại từ xưng hô của tiếng Việt quá đậm... nên chúng chỉ được dùng trong ngữ vực thân tình với thái độ từ thân mật đến suồng sã hoặc khinh rẻ”. [7, 76]

Điều này đã gây không ít khó khăn, phức tạp cho người nước ngoài trong việc lựa chọn và sử dụng từ xưng hô tiếng Việt khi giao tiếp.

Trong hệ thống từ xưng hô tiếng Việt, đáng chú ý là sự xuất hiện của từ xưng hô chuyên ngôi và kiêm ngôi. Những từ chuyên ngôi là những từ chỉ được dùng cho một ngôi nhất định (ví dụ: tôi, tao, mày, tớ, …). Từ kiêm ngôi là những từ được dùng ở nhiều ngôi (Ví dụ: mình, …). Tuỳ từng ngữ cảnh cụ thể mà các phương tiện được dùng để xưng hô sẽ đảm nhiệm các ngôi khác nhau.

Cũng như một số ngôn ngữ khác trên thế giới, trong tiếng Việt còn có đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số nhiều bao gộp và không bao gộp. Đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số nhiều bao gộp là đại từ chỉ một nhóm người (cả người nói và người nghe) cùng hướng tới một hành vi (ví dụ: chúng ta,...). Đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số nhiều không bao gộp là đại từ chỉ một nhóm người hướng tới một hành vi nhưng không bao gồm cả người nghe (ví dụ: chúng tao, chúng

tôi,...). Đại từ xưng hô chúng mình được dùng ở ngôi thứ nhất số nhiều bao

gộp và không bao gộp. Ví dụ:

Trong ví dụ 1, chúng mình đóng vai trò là đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số nhiều bao gộp và trong ví dụ 2 là đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số nhiều không bao gộp.

1.3.2.2.. Danh từ thân tộc

Trong gia tộc, cơ sở để gắn kết mọi người là dựa trên quan hệ về mặt huyết thống trực tiếp hay gián tiếp của các thành viên. Do đó xưng hô trong gia tộc không chỉ với mục đích xưng hô mà còn thực hiện chức năng miêu tả. Theo đó, Đỗ Hữu Châu đã chia các danh từ thân tộc thành ba nhóm:

- Nhóm 1: u, bầm, bủ, cha, má,... (dùng để xưng hô).

- Nhóm 2: anh, chị, em, chú, bác,.. ( dùng để xưng hô và để miêu tả

quan hệ).

- Nhóm 3: anh trai, em gái, chị dâu,... (dùng để miêu tả quan hệ).

[ 7, 76] Trong đó các danh từ nhóm 1 và nhóm 2 được dùng để xưng hô, nhóm 3 chỉ có chức năng miêu tả. Do đại từ xưng hô trong tiếng Việt với số lượng không nhiều và hạn chế về phạm vi hoạt động nên chúng thường chỉ được dùng với sắc thái biểu cảm thân mật hay thô tục, khinh thường, ... Trong khi đó, danh từ thân tộc thường được sử dụng nhiều ở ba sắc thái biểu cảm: lịch sự (khi các nhân vật giao tiếp “làm quen” với nhau,...), trung hoà, vừa phải (lúc này danh từ thân tộc chủ yếu dùng với chức danh miêu tả), thân mật, suồng sã (khi các nhân vật đã có mối quan hệ thân thiết hoặc phục vụ chiến lược giao tiếp cá nhân). Cũng có khi danh từ thân tộc kèm theo ngữ điệu lời nói được dùng ở sắc thái thô tục, khinh thường, mỉa mai,...

Ví dụ: (em gái nói với chị)

- Bà chị hôm nay ở nhà học bài cơ đấy!

Sự kết hợp giữa hai danh từ thân tộc + chị, kèm theo ngữ cảnh và

Danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô không chỉ được sử dụng trong gia đình mà còn được sử dụng một cách rộng rãi và chiếm ưu thế trong các mối quan hệ xã hội, giới nghiên cứu gọi đó là xu hướng “gia đình hoá” các danh từ thân tộc trong xưng hô.

1.3.2.3. Danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ

Trong xưng hô, danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp có tính quy thức để miêu tả đối tượng giao tiếp.

Trong tiếng Việt, khi giao tiếp, lớp từ chỉ nghề nghiệp (như: giáo viên, học sinh, bộ đội, công nhân,...) thường không đứng một mình. Người ta ít sử dụng các phát ngôn như: học sinh ơi, công nhân kia, ... mà phải có các danh từ thân tộc đi kèm, như: em học sinh ơi, bác đưa thư ơi,... Việc kết hợp này không chỉ tạo sự thân mật mà còn mang ý nghĩa miêu tả, chỉ thị đối tượng.

Ví dụ: Anh bộ đội ơi!

Phát ngôn trên cho thấy đối tượng mà nó nhắc đến bao gồm nhưng thông tin sau: giới tính (nam giới), nghề nghiệp (bộ đội – có thể căn cứ vào bộ quân phục).

Ngược lại, lớp từ chỉ chức vị lại có thể đứng độc lập để xưng hô mà không cần yếu tố đi kèm nào. Điều đặc biệt là lớp từ chỉ chức vị thường chỉ được dùng ở một phía, khi người có chức vị thấp dùng để “hô” với người có chức vị cao hơn mình.

Ví dụ: (Cuộc nói chuyện giữa giám đốc và nhân viên)

- Dạ, giám đốc cho em xin chữ ký ạ. - Cô cứ để trên bàn, tôi đang bận. 13.2.4. Tên riêng

Thông thường một cấu trúc đầy đủ về tên của người Việt bao gồm ba yếu tố: họ + tên đệm (lót) + tên riêng. Tuy nhiên, vì “vai trò của tên lót không

tên riêng trong xưng hô ở tiếng Việt cũng có nhiều điều đáng lưu ý. Trong tiếng Việt, cả ba yếu tố (họ + tên đệm + tên riêng) đều có thể đứng độc lập làm từ xưng hô. Tuy nhiên, mức độ sử dụng của chúng cũng khác nhau:

- Dùng họ để xưng hô chủ yếu phổ biến trong xã hội phong kiến. Hiện nay cách xưng hô này chỉ tồn tại trong giao tiếp của người nước ngoài ở Việt Nam.

- Yếu tố đệm thường chỉ mang tính chất “trang trí” hay phân biệt giữa những người trùng họ, trùng tên nhưng khác tên đệm. Cách gọi “tên đệm + tên riêng” thường dùng chủ yếu trong môi trường giáo dục giúp phân biệt đối tượng học sinh. Ví dụ: (Trong giờ học thể dục, giáo viên gọi học sinh lên thực hành): Đức Nam lên đẩy tạ, Quốc Nam chuẩn bị!

- Việc dùng tên riêng để xưng hô khá phổ biến trong giao tiếp của người Việt, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mối quan hệ giữa các cá nhân, hoàn cảnh giao tiếp, ... Xưng hô bằng tên riêng giúp tạo sự thân mật và đạt hiệu quả giao tiếp cao. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh giao tiếp có tính quy thức và đối với những người có vị thế xã hội cao hơn mình hay căn cứ vào “chức vị trong gia đình... mà chủ thể giao tiếp thường có sự kết hợp “danh từ thân tộc, danh từ chỉ quan hệ xã hội + tên riêng”. Ví dụ: cậu Hùng, cô Vân,...; đồng

chí Hoa, bạn Hằng, ...; bố thằng Tuấn, mẹ Vân,... 1.3.2.5. Kiểu loại xưng hô khác

Ngoài các nhóm chính, trong tiếng Việt còn sử dụng một số kiểu loại xưng hô khác lâm thời làm phương tiện xưng hô. Tính lâm thời thể hiện ở nhóm này khá rõ nét, nếu tách các yếu tố này khỏi ngôn cảnh thì ta khó xác định được vai trò của yếu tố đó (nhất là đối với các cụm từ lâm thời làm phương tiện xưng hô).

Theo nghiên cứu của chúng tôi, để cho giao tiếp phát triển và tạo sự hứng thú đối với đối phương, ngoài bốn nhóm đóng vai trò là từ xưng hô chủ

- Các danh từ chỉ nơi chốn: đây, ấy, đó, đằng ấy, đằng này, ... - Các danh từ chỉ quan hệ xã hội: bạn, đồng chí, đồng niên, ...

- Một số động từ, tính từ chuyển hoá như: cưng, nhỏ, bé, mập, móm, sứt, bồi, ...

- Cụm từ (chủ yếu tồn tại trong cách “hô” và trong ngữ cảnh cụ thể, ít lặp lại trong một cuộc thoại): đồ quỷ tha ma bắt, đồ điên, người yêu, con cún

bé nhỏ của anh, ...

- Từ loại (chủ yếu là danh từ và thường để gọi tên trực tiếp sự vật đó):

khỉ, chó, vịt,...

1.4. Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1 này, chúng tôi giới thiệu một số vấn đề lý thuyết về giao tiếp và hội thoại ảnh hưởng đến việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện xưng hô của người Việt nói chung cũng như trong tác phẩm văn học nói riêng.

Vai là cương vị xã hội của một cá nhân nào đó giữ trong một hệ thống các quan hệ xã hội. Trong giao tiếp, vai được phân chia thành vai nói/vai nghe. Dưới ảnh hưởng của hoàn cảnh giao tiếp, quan hệ liên cá nhân chi phối các vai giao tiếp trong việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện xưng hô.

Mọi hoạt động giao tiếp đều hướng tới hai sắc thái biểu cảm: lịch sự/ không lịch sự nhằm tôn vinh hoặc hạ bệ thể diện đối tượng giao tiếp. Do đó, phép lịch sự chi phối các nhân vật giao tiếp lựa chọn và sử dụng từ xưng hô phù hợp với mục đích, chiến lược giao tiếp đã đặt ra để đạt kết quả cao nhất.

Xưng hô là biểu hiện của lối ứng xử văn hoá của những người tham gia giao tiếp. “Xưng” là hình thức tự quy chiếu mình và “hô” là hình thức mà người nói đưa người nghe vào trong cuộc thoại. Chức năng chủ yếu của từ xưng hô là thiết lập quan hệ tiếp xúc giữa những người tham gia giao tiếp và duy trì diễn biến giao tiếp, đồng thời xác lập thái độ, tình cảm, vị thế của các

bao gồm: đại từ nhân xưng, danh từ thân tộc, danh từ chỉ tên riêng, danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ, kiểu loại xưng hô khác.

Trên cơ sở vận dụng những lý thuyết đã trình bày ở trên, chúng tôi tập trung nghiên cứu, tìm hiểu các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Qua đó thấy được sự đồng nhất, khác biệt cũng như nét đặc sắc trong việc sử dụng các phương tiện xưng hô của hai tác giả này.

Chƣơng 2

CÁC PHƢƠNG TIỆN DÙNG ĐỂ XƢNG HÔ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ

2.1. Các phƣơng tiện dùng để xƣng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp

Nguyễn Huy Thiệp là bông hoa nở muộn trên văn đàn. Những truyện ngắn đầu tiên của ông xuất hiện lần đầu tiên trên báo Văn nghệ của Hội nhà văn Việt Nam năm 1986 như: Tướng về hưu, Những ngọn gió Hua Tát,... đã gây được tiếng vang lớn cả trong và ngoài nước. Dư luận xôn xao trước sự xuất hiện của bông hoa có“mùi hương” lạ ấy. Người khen cũng lắm, kẻ chê cũng nhiều, bầu không khí văn học chợt náo động lạ thường… Tuy gác bút từ năm 1994 nhưng những nội dung và hình tượng nghệ thật mà ông mang lại vẫn có sức sống mãnh liệt riêng trong tâm hồn bạn yêu văn.

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi không tìm hiểu những nội dung và nghệ thuật đem đến sự thành công cho Nguyễn Huy Thiệp mà tập trung nghiên cứu các phương tiện xưng hô được sử dụng trong truyện ngắn của ông dưới ánh sáng ngôn ngữ học.

Khi nghiên cứu các yếu tố dùng để xưng hô trong truyện ngắn của tác giả Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy: trong cuộc thoại, bên cạnh các yếu tố xưng hô bằng lời (dạng hiển ngôn) còn xuất hiện các yếu tố xưng hô phi lời (dạng hàm ngôn). Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu tập trung tìm hiểu các yếu tố xưng hô bằng lời tồn tại dưới các dạng: đại từ nhân xưng, danh từ thân tộc, danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ, danh từ chỉ tên riêng, kiểu loại xưng hô khác... làm phương tiện dùng để xưng hô.

Khảo sát 15 truyện ngắn trong tập trong tập “Truyện ngắn Nguyễn Huy

Thiệp”, chúng tôi thu được tổng số 365 cuộc thoại. Trong các cuộc thoại này

các yếu tố được sử dụng để xưng hô được thể hiện dưới hai dạng: hiển ngôn và hàm ngôn.

- Các yếu tố xưng hô bằng lời giữ vị trí ưu thế trong 15 truyện ngắn mà chúng tôi khảo sát, chiếm 303/365 cuộc thoại, tương đương 83,01%.

- Các yếu tố xưng hô phi lời chiếm khoảng 1/6 trong tổng số cuộc thoại (62/365), tương đương 16,99%.

2.1.1. Các yếu tố xưng hô bằng lời (dạng hiển ngôn)

Qua khảo sát 15 truyện ngắn trong tập “Truyện ngắn Nguyễn Huy

Thiệp”, chúng tôi thấy các đơn vị từ vựng được sử dụng làm phương tiện

xưng hô có số lượng và tần số xuất hiện khác nhau. STT Các đơn vị từ vựng Sự phân bố

làm phương tiện xưng hô

Số lượng

xuất hiện Tần số sử dụng

1 Danh từ chỉ tên riêng 64 34,40 126 6,35 2 Danh từ thân tộc 56 30,11 964 48,59 3 Kiểu loại xưng hô khác 25 13,44 30 1,51 4 Đại từ nhân xưng 23 12,37 781 39,37 5 Danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ 18 9,68 83 4,18

Tổng số 186 100 (%) 1984 100 (%) Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy nhiều đơn vị từ vựng được sử dụng làm phương tiện xưng hô có số lượng xuất hiện lớn nhưng tần số sử dụng lại thấp. Ngược lại, có một số đơn vị từ vựng tuy số lượng ít nhưng tần số xuất hiện của chúng lại rất cao. Cụ thể:

1. Xét về tổng số các phương tiện dùng để xưng hô theo thứ tự từ cao xuống thấp, chúng ta có:

- Danh từ chỉ tên riêng có số lượng nhiều nhất, chiếm 64/186 các phương tiện dùng để xưng hô, tương đương với 34,40% trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô.

- Danh từ thân tộc, chiếm 56/186 các phương tiện dùng để xưng hô, tương đương với 30,11% trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô.

- Kiểu loại xưng hô khác cùng chiếm 25/186 các phương tiện dùng để xưng hô, tương đương với 13,44% trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô.

- Đại từ nhân xưng, chiếm 23/186 các phương tiện dùng để xưng hô, tương đương với 12,37% trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô.

- Danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ chiếm 18/186 các phương tiện dùng để xưng hô, tương đương với 9,68% trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô.

2. Xét về tần số sử dụng của các phương tiện dùng để xưng hô theo thứ tự từ cao xuống thấp thì có sự chuyển đổi, chúng ta có:

- Cao nhất là danh từ thân tộc với 964 lượt sử dụng, chiếm 48,59% trong tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô.

- Thứ hai là đại từ nhân xưng với 781 lượt sử dụng, chiếm 39,37% trong tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô.

- Thứ ba là danh từ chỉ tên riêng với 126 lượt sử dụng, chiếm 6,35% trong tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô.

- Thứ tư là nhóm danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ với 83 lượt sử dụng, chiếm 4,18% trong tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô.

- Nhóm kiểu loại xưng hô khác cũng có tới 30 lượt sử dụng, chiếm 1,51% trong tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô.

Kết quả trên cho thấy các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp rất đa dạng về loại đơn vị từ vựng và phong phú

về hình thức biểu đạt. Điều này cho thấy sự dồi dào trong kho ngôn từ của tác giả.

Đi sâu vào tìm hiểu các đơn vị từ vựng dùng làm phương tiện xưng hô trong 15 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta thấy chúng còn có

Một phần của tài liệu Đối chiếu các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)