Các đề xuất cho Luật thuế sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách thuế đối với sự phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam (Trang 48 - 51)

* Xây dựng lại phạm vi điều chỉnh.

Trong thời gian gần đây, có nhiều ý kiến xung quanh việc bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp. Vì thuế sử dụng đất nông nghiệp cũng là một loại thuế quan trọng điều tiết vào sử dụng đất nên việc bỏ hay không cũng sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng Luật thuế sử dụng đất.

Những người ủng hộ thuế sử dụng đất nông nghiệp xuất phát từ thực trạng của bà con nông dân đang gặp nhiều khó khăn, phần lớn chỉ trông cậy vào thu nhập tạo ra qua trồng trọt chăn nuôi để trang trải mọi nhu cầu của cuộc sống, tích luỹ rất thấp. Đồng thời, số thu về thuế sử dụng đất nông nghiệp không đáng kể, hàng năm chỉ khoảng 1.700 tỷ đồng (chiếm 3% tổng số thu NSNN), có thể bù đắp dễ dàng bằng các khoản thu khác, nếu bỏ được sẽ giúp bà con nâng dần đời sống, tạo hiệu ứng kích cầu đáng kể rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị.

Nếu chỉ nhìn vào số thu nộp cho Nhà nước thì cách đặt vấn đề trên là có lý. Tuy nhiên, trên thực tế, chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp của Nhà nước hiện nay đã thể hiện chủ trương giảm gánh nặng thuế cho nông dân: thuế suất giảm liên tục từ 20% sản lượng trong thời kỳ chống Pháp, xuống còn 6 - 7% sản lượng hiện nay, nếu xét theo tỷ lệ tăng sản lượng thực tế thì mức động viên từ thuế sử dụng đất nông nghiệp chỉ vào khoảng 3 - 4% sản lượng. Hơn nữa, về danh nghĩa là nông dân nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp cho Nhà nước nhưng trên thực tế, toàn bộ số thu này được để lại địa phương để tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp đem lại lợi ích cho bà con nông dân. Bởi vậy, nếu bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp thì các địa phươngm, đặc biệt là các địa phương mà sản xuất nông nghiệp là chủ yếu sẽ mất nguồn thu quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương bằng nội lực.

Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay không nên bỏ hẳn thuế thu vào việc sử dụng đất nông nghiệp mà nên điều chỉnh dần theo hướng giảm cho phù hợp với các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nông thôn, đời sống, điều kiện kinh tế nông thôn và phù hợp với tiến trình cải cách của các sắc thuế có liên quan.

* Đối tượng nộp thuế

Tổ chức gia đình, cá nhân sử dụng các loại thuế đất thuộc đối tượng chịu thuế đều nộp thuế sử dụng đất. Tuy nhiên, để thúc đẩy việc sử dụng đất, tránh bỏ hoang hoá đất đai đã được giao, đối tượng nộp thuế cần quy định tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao đất mà không sử dụng thì vẫn phải nộp thuế sử dụng đất. Ngược lại, một số loại đất như: đất xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan hành chính nhà nước, đất chuyên dùng vào mục đích quốc phòng an ninh, mục đích công cộng, phúc lợi xã hội không cần phải thu thuế theo quy định miễn giảm thuế, nhưng nếu các loại đất đó sử dụng không đúng mục đích thì phải nộp thuế sử dụng đất.

* Sửa đổi căn cứ tính thuế.

Như đã trình bày ở các phần trên, căn cứ tính thuế sử dụng đất cũ là rất bất hợp lý, đòi hỏi phải xây dựng căn cứ mới cho phù hợp với tình hình thực tế. Căn cứ tính thuế sử dụng đất sẽ gồm: diện tích, giá đất và thuế suất.

Diện tích.

Diện tích tính thuế sử dụng đất là toàn bộ diện tích các loại đất đang thực tế sử dụng của người nộp thuế. Mức diện tích tính thuế nhập thấp phải bàng diện tích đất ghi trong sổ địa chính, GCN QSDĐ hay quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chủ sử dụng đất phải làm thủ tục kê khai về diện tích thực tế đang sử dụng vượt qua diện tích hợp pháp để cơ quan có thẩm quyền xem xét, chứng nhận bổ sung. Trường hợp chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp GCN về diện tích sử dụng thì diện tích tính thuế được căn cứ theo tờ khai của chủ sử dụng đất về diện tích thực tế đang sử dụng.

Tại Việt Nam, khái niệm giá đất đã được thể hiện trong các văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Điều 12 luật đất đai năm 1993 đã quy định: "Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi đất". Giá đất có vị trí quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý đất đai bằng biện pháp kinh tế của Nhà nước. Khác với nhiều nước có nền kinh tế thị trường tự do với thị trường bất động sản hoàn chỉnh giúp cho gía đất tính thuế được xác định sát với thực tế, ở nước ta, việc xác định giá đất còn rất khó khăn khi thị trường bất động sản mới chỉ manh nha hình thành trong thời gian gần đây. Do đó, việc xác định giá đất phải phù hợp với quan hệ cung cầu, tránh sự chủ quan duy ý chí luôn là đòi hỏi bức thiết.

Thuế suất:

Từ nhược điểm sử dụng định suất thuế của thuế sử dụng đất nông nghiệp và đất ở đã nêu ở chương 2, cần phải xây dựng thuế suất cho hai loại thuế trên để phù hợp với căn cứ tính thuế mới. Hiện nay, phương án xây dựng thuế suất đang có hai luồng ý kiến khác nhau.

*Phương án 1: Cần xây dựng ít nhất là hai mức thuế suất khác nhau phân biệt theo mục đích sử dụng đất: đất dùng trong sản xuất kinh doanh (bao gồm cả nông nghiệp) và đất dùng để ở.

Phương án này đề xuất thuế suất với đất ở thấp hơn đối với đất dùng sản xuất kinh doanh với các mức thuế suất là 0,2% và 0,5%.Theo những người ủng hộ thì đất ở không sinh lời mà có đất để ở lại là nhu cầu tối thiểu của con người. Hơn nữa, với các mức thuế suất khác nhau, Nhà nước có thể thực hiện được chính sách quản lý phù hợp với mục đích sử dụng đất cần ưu tiên.

Phương án trên đúng là sẽ giúp được Nhà nước phần nào trong việc quản lý đất theo mục đích ưu tiên. Nói là chỉ giúp được phần nào bởi vì nếu thực hiện cho đầy đủ mục đích quản lý nhà nước đối với đất đai, ví dụ góp

hần hạn chế tích tụ, đầu cơ đất đai thì cần phải có nhiều loại thuế suất và các thuế suất như mô hình của Nhật bản và Hàn Quốc. Nhưng nếu ta áp dụng nhiều mô hình thuế suất như thế sẽ rất phức tạp, trong điều kiện hiện nay ta không thực hiện được sẽ gây nhiều phiền phức cho người quản lý.

* Phương án 2: chỉ xây dựng một mức thuế suất chung tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá đất. Giá đất đã bao hàm các yếu tố vị trí, điều kiện tự nhiên,yếu tố thuận lợi trong sinh hoạt, sản xuất kinh doanh.

Phương án này được đơn giản hơn trong quản lý, tính thuế sử dụng đất, nhưng đòi hỏi phải xây dựng một mức thuế suất phù hợp sao cho thực hiện được mục tiêu giảm thu vào đất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả của thuế sử dụng đất và đảm bảo tổng thu hiện hành của hai loại thuế cũ. Như vậy, theo phương án này thì phải xác định một mức thuế suất hợp lý tính toán của Bộ Tài chính, thuế suất phù hợp là 0,4%.Theo đó, số thu từ đất nông nghiệp còn khoảng 600 tỷ đồng/năm, số thu từ đất phi nông nghiệp phải tăng. Theo như kết quả khảo sát tại các tỉnh, thành phố (dựa trên giá đất quy định tại nghị định 87 -CP) thì tại đa số các tỉnh, thuế sử dụng đất nông nghiệp đều giảm nhiều, chỉ khoảng 21,58% tổng thu thuế cũ. Thuế nhà, đất cũng giảm, riêng tại đô thị thì tăng lên và chiếm tới 83,58% tổng thu thuế đối với đất ở và xây dựng công trình. Như vậy, thuế suất trên đáp ứng được yêu cầu giảm thuế sử dụng công trình. Như vậy, thuế suất trên đáp ứng được yêu cầu giảm thuế sử dụng đất đối với đất nông nghiệp và tăng thu đối với đất ở đô thị so với đất ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách thuế đối với sự phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w