Các dự án của các công ty cổ phần 77.030 29.232 17

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định (Trang 67 - 76)

1 KD, XD giao thông, thủy lợi, hạ tầng 3.150 3.150 0 0

2 Sản xuất kinh doanh hàng may mặc 41.984 0 41.984 0

3 KD, XD công trình giao thông, SX 2.670 0 2.670 0

4 KD chế phẩm sinh học, chất tẩy rửa 2.972 2.972 0 0

5 Đóng tàu thủy 3.000 3.000 0 0

6 KD thiết bị giáo dục 250 250 0 0

7 Xây dựng nhà máy hóa chất 22.504 19.360 3.144 0

8 KD thiết bị điên, máy văn phòng 500 500 0 0

C Các dự án của công ty TNHH 253.556 225.656 27.900 0

D Các dự án của doanh nghiệp tư nhân 6.530 0 6.530 0

E Các dự án của hợp tác xã 1.000 1.000 0 0

TỔNG CỘNG 346.635 264.407 82.228 0

(Nguồn từ báo cáo dư nợ cho vay đối vơi dự án đầu tư)

Thẩm định TCDA tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định được thực hiện theo một quy trình tương đối chặt chẽ và có tính khoa học nên chất lượng thẩm định cao. Đa số các dự án mà Ngân hàng tài trợ đều hoạt động tốt, khách hàng thực hiện hoàn trả vốn và lãi vay theo đúng cam kết với Ngân hàng. Việc thẩm định TCDA chính là căn cứ để ban lãnh đạo xem xet, quyết định có nên cho vay hay không nếu cho vay thi cho vay bao nhiêu, lãi suất và thời gian cho vay như thế nào. Dự án đầu tư được xem xét và thẩm định kỹ càng trước khi cho vay sẽ hạn chế rủi ro ngay từ đầu.

Những thành tựu mà Ngân hàng đạt được thể hiện trên các mặt cụ thể như sau:

-Về đội ngũ cán bộ: Các cán bộ thẩm định được bố trí phụ trách thích hợp với từng quy mô sản xuất của đơn vị loại hình sản xuất. Với những dự án đầu tư xin vay, cán bộ thẩm định đã đi sâu kiểm tra, xem xet mọi phương diện của dự án, từ đó tiến hành phân tích, đánh giá kỹ càng để đưa ra kết luận cuối cùng là có đầu tư hay không. Xuất phát từ đây mà cán bộ thẩm định đưa ra kỳ hạn nợ rất sát với chu kỳ sản xuất kinh doanh giúp việc thu nợ đạt kết quả cao.

Ngân hàng cũng đã chú ý đến phân tích các ngành mà các doanh nghiệp hoạt động và cạnh tranh. Vì không một cán bộ thẩm định nào có thể hiểu tường tận về mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực, nên tại Ngân hàng đã thực hiệnchuyên môn hoá lĩnh vự cho vay và giao dịch với một phân đoạn cụ thể, mỗi một cán bộ thẩm định phụ trách một số doanh nghiệp nhất định. Chính nhờ đó, cán bộ tín dụng am hiểu về một số chỉ tiêu chung của ngành để so sánh, đối với các chỉ tiêu đó ở doanh nghiệp.

-Về trang thiết bị: Cán bộ thẩm định được trang bị máy vi tính với các phần mềm ứng dụng cho soạn thảo, tính toán, lưu trữ đã hỗ trợ cho hoạt động thẩm định, tăng độ chính xác, giảm bớt thời gian thẩm định (như phần mềm IPCAS).

-Về thông tin trong thẩm định: Là một doanh nghiệp Nhà nước có quan hệ giao dịch rộng với nhiều doanh nghiệp và cơ quan khác trong và ngoài ngành Ngân hàng nên nguồn thông tin tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định tương đối dồi dào. Ngân hàng có thể thu thập thông tin từ các nguồn như các tài liệu phân tích thị trường, sách báo tạp chí, thông tin từ các bạn hàng, các cơ quan cấp trên của doanh nghiệp vay vốn, thông tin từ các NHTM khác, thông tin từ NHNo&PTNT Việt Nam, từ trung tâm cung cấp thông tin tín dụng CIC của NHNN. Ngoài ra, Ngân hàng cũng đã chú trọng đến việc lấy thông tin trực tiếp từ khách hàng như: phỏng vấn người đi vay, điều tra trực tiếp tại cơ sở … nên chất lượng của thẩm định TCDA không ngừng được nâng cao.

- Về phương pháp và kỹ thuật thẩm định: Việc thẩm định TCDA của Ngân hàng ngày càng mang tính khoa học, hiện đại. Trong thời gian gần đây Ngân hàng đã tổ chức cho cán bộ thẩm định đi học tại các lớp đào tạo về thẩm định dự án do NHNo&PTNT Việt Nam và một số tổ chức quốc tế tổ chức. Do đó các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TCDA hiện đại như: NPV, IRR, điểm hoà vốn có tính đến giá trị thời gian của các dòng tiền đã được áp dụng và xem như chỉ tiêu quan trọng trong công tác thẩm định.

Trên đây là những thành tựu đã đạt được trong công tác thẩm định dự án đầu tư ở chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. Tuy nhiên đây không phải là tất cả những gì mà Ngân hàng mong muốn, điều đó đòi hỏi một sự không ngừng đổi mới nâng cao hiệu quả, vai trò của công tác thẩm định TCDA, góp phần bảo đảm cho chất lượng kinh doanh của Ngân hàng ngày càng tăng lên…, tiếp tục đổi mới, khắc phục những bất cập để theo kịp với sự phát triển chung của nền kinh tế trong nước và trên toàn thế giới.

Những hạn chế và nguyên nhân.

Mặc dù chi nhánh đã tiến hành thẩm định 100% những dự án vay vốn nhưng chất lượng thẩm định TCDA cón chưa cao. Nhiều tờ trình thẩm định chưa đị sâu đánh giá mặt tài chính một cách khách quan, khoa học toàn diện chính xác. Do vậy kết luận về mặt TCDA còn chưa mang tính thuyết phục cao đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nhiều dự án sau khi được đầu tư hiệu quả hoạt động kém sản phẩm làm ra không có nguồn trả nợ nên Ngân hàng phải dãn nợ, gia hạn nợ. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nay, trong đó có một phần do công tác thẩm định TCDA còn có những tồn tại, bất cập.

Tồn tại về phương pháp thẩm dịnh, tính toán các chỉ tiêu tài chính.

Khi thẩm định Ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến việc dự kiến “đời dự án” trên cơ sở nghiên cứu khả năng thu hồi vốn. Ví dụ như sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ, quy hoạch phát triển kinh tế có liên quan đến dự án… Như vậy đã dẫn đến sự biến động về thời hạn cho vay hoặc quyết định cho vay không chính xác.

Trong quá trình thẩm định TCDA Ngân hàng chưa hiểu đúng bản chất của thẩm định tài chính. Do đó, Ngân hàng đã quá tập trung vào việc xem xét khả năng trả nợ hàng năm của dự án qua việc tính toán nguồn trả nợ bằng khấu hao + lợi nhuận ròng và dừng lại ở đó. Ngân hàng rất ít quan tâm đến hiệu quả tài chính cuối cùng của toàn bộ dự án đầu tư. Điều này là chưa chính xác theo đúng mục tiêu của thẩm định tài chính thì cả dự án có hiệu quả tài chính chắc chắn có khả năng trả nợ và khi có vấn đề chỉ còn là thời gian trả nợ. Xuất phát từ quan điểm như vậy, Ngân hàng đã lựa chọn các dự án đầu tư không dựa nhiều vào các hiệu quả NPV, IRR… Nếu theo phương châm này, một dự án thường có thời gian khấu hao và thời gian trả nợ là khác nhau, ví dụ 10 năm và 5 năm. Khi hàng năm các doanh nghiệp phải lấy tất cả các nguồn khấu hao + chi phí lãi vay trong 5 năm đầu trả nợ cho Ngân hàng không đủ nhưng 5 năm tiếp theo không phải trả doanh nghiệp có thể có một tổng lợi nhuận lớn xét về tổng thể các chỉ số NPV, IRR vẫn cho phép dự án thực hiện. Như vậy, Ngân hàng sẽ không cho vay và làm cho dự án không thực hiện được. Có những dự án Ngân hàng tính cả hai nhóm khấu hao + lợi nhuậ n để lại hàng năm với tỷ lệ khả lớn nên đến nhiều khi trả doanh nghiệp không trả nợ được, phải gia hạn nợ.

Việc tính toán về doanh thu, chi phí của dự án trong các năm thường giống nhau và hầu như dựa theo số liệu mà dự án đưa ra mà không hề tính toán tới sự biến động về giá cả nguyên vật liệu (giá nguyên vật liệu có thể tăng lên trong các năm tới); giá bán sản phẩm ( có thể giảm xuống do tình hình cạnh tranh với các doanh nghiệp khác), các chi phí khác cũng có thể biến động nhất là đối với những dự án có thời gian hoạt động dài. Việc tính toán đôi khi chỉ đảm bảo đủ khoản mục nhưng chưa đảm bảo tính chính xác, hợp lý. Điều này dễ dẫn đến đánh giá sai về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.

Một chỉ tiêu rất quan trọng và phổ biến nhằm đánh giá rủi ro về mặt tài chính của dự án đầu tư là chỉ tiêu độ nhạy của dự án không được thực hiện. Nó cho phép

ta biết được những biến động về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư khi có một hoặc một số nhân tố thay đổi. Cho nên quá trình đánh giá hiệu quả tài chính của dự án mới chỉ dừng lại ở việc xem xet ở trạng thái tĩnh. Không đi sâu xem xet những thay đổi có thể có của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án trong điều kiện biến đổi của nền kinh tế, của thị trường( như biến đổi giá, lãi suất chiết khấu, lạm phát giá cả, tăng giảm vốn đầu tư…). Chính vì vậy, chưa chỉ ra được những nhân tố chính ảnh hưởng xấu tới hoạt động của dự án để có những biện pháp hữu hiệu hỗ trợ để hạn chế các rủi ro.

Tồn tại trong khâu thu thập và sử dụng thông tin số liệu.

Thông tin số liệu làm căn cứ tính toán thẩm định tuy có thể khai thác được từ nhiều nguồn song thiếu chính xác dẫn đến khó đánh giá hoặc đánh giá sai về khách hàng, hiệu quả kinh tế xã hội và tính khả thi của dự án. Trong quá trình sử dụng thông tin khi thẩm định, đa phân lại chưa được qua kiểm tra trong khi đó các yếu tố tác động đến thông tin lại thường xuyên biến động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên nhân của những hạn chế trên.

Những tồn tại trên do rất nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên, có thể chia thành hai nhóm chính: nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng và nguyên nhân khách quan.

Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng.

Về dội ngũ cán bộ thẩm định trong Ngân hàng.

Đa số các cán bộ thiếu sự quan tâm tới chính xác của thông tin, số liệu nêu trong hồ sơ, tài liệu của đơn vị vay vốn.

Cán bộ có trình độ về tin học còn hạn chế do đó không phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động nghiệp vụ. Họ mới chỉ sử dụng máy tính ở một mức độ đơn giản như soạn thảo, thao tác các chương trình quản lý của minh…. mà chưa biết khai thác sâu hơn các tính năng cao cấp của chương trình và các chương trình chuyên biệt khác (Microsoft Project, Risk Master, một số chương trình kế toán ACSoft, Effect,..).

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thẩm định dự án còn chưa làm được nhiều, chưa có một chương trình đào tạo, phát triển tổng thể, cơ bản cho đội ngũ cán bộ thẩm định ở chi nhánh. Công tác thẩm định là một công tác vất vả đòi hỏi sự hiểu biết nhiều mặt trên nhiều lĩnh vực. Khi đưa ra một quyết định phải có một trình độ tổng hợp cao. Những cán bộ làm công tác này mới phần nào đáp ứng được yêu cầu của quá trình thẩm định.

Phương pháp thẩm định hiệu quả TCDA.

Gía trị thời gian của tiền chưa được xem xét một cách thực sự. Các phương pháp NPV, IRR chưa được sử dụng theo đúng nghĩa của nó, gây nhiều hạn chế cho việc nâng cao vai trò công tác thẩm định TCDA.

Về thông tin: Thông tin số liệu làm căn cứ cho thẩm định chưa đầy đủ. Nguồn thông tin chủ yếu là từ đơn vị vay vốn, không kiểm tra tính chính xác, tin tưởng của nguồn số liệu. Đây là nguyên nhân cực kỳ quan trọng làm giảm chất lượng của thẩm định TCDA.

Mặc dù phòng thông tin điện tử đã được xác lập nhưng Ngân hàng chưa có một chương trình, kế hoạch, biện pháp cụ thể nào đưa ra để giải quyết vấn đề cung cấp thông tin cho thẩm định tín dụng vay vốn.

Về vấn đề tổ chức: chưa phát huy được vai trò của hội đồng thẩm định trong công tác kiểm tra chất lượng thẩm định. Hội đồng thẩm định chỉ thẩm định các món vay có số vốn lớn.

Công tac marketing: Nhìn chung các cán bộ tín dụng đã làm việc hết mình song bên cạnh đó vẫn còn một số cán bộ có thái độ tạo cho khách hàng đánh giá không tốt về phong cách làm việc dẫn đến hiệu quả không cao.

Nguyên nhân khách quan.

-Doanh nghiệp chủ dự án.

Các doanh nghiệp do trình độ yếu kém, hạn chế có khi đặt mua phải các thiết bị, công nghệ lạc hậu của nước ngoài, thiết bị không phù hợp với yêu cầu của dự án, hoặc không đồng bộ, hoặc giá quá cao dẫn đến sản phẩm làm ra chất lượng thấp hoặc giá bán quá cao (do tăng chi phí), không cạnh tranh được dẫn đến không thực hiện được kế hoạch doanh thu và không thực hiện đúng nghĩa vụ tra nợ cho Ngân hàng.

Một số doanh nghiệp làm ăn theo lối tạm bợ chưa có định hướng kế hoạch lâu dài, không coi trọng uy tín của chính họ, sẵn sàng làm mọi chuyện để rút vốn của Ngân hàng. Bằng những thủ đoạn như lập dự án giả để lấy tiền sử dụng sai mục đích, đưa ra mức doanh thu quá cao để làm tăng tính khả thi của dự án…

Một số dự án vay vốn Ngân hàng chỉ là một phần, một mảng của dự án phát triển tổng thể của doanh nghiệp, có trường hợp doanh nghiệp vay vốn đầu tư một thiết bị lẻ trong dây chuyền sản xuất… Như vậy, việc tính toán hiệu quả kinh tế của dự án rất khó khăn và thường là tính doanh thu, chi phí lợi nhuận chung của cả dây chuyền, hoặc toàn doanh nghiệp.

-Nền kinh tế.

hiện nay nước ta đã gia nhập WTO hơn 1 năm, nền kinh tế nước ta chịu sự tác động rất lớn bởi nền kinh tế ở khu vực và trên thế giới. vì vậy ảnh hưởng của nền kinh tế tác động đến công tác thẩm định là điều không thể tránh khỏi. Các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước cũng tác động tới thẩm định. Các cơ quan chủ quản ban hành các văn

bản và quy định còn chồng chéo, chưa cụ thể. Năng lực thẩm định dự án đầu tư ở các cơ quan ban ngành cũng như cấp chủ quản còn hạn chế và chủ yếu mới chỉ là hình thức và trên mặt kinh tế xã hội. Do vậy khi dự án mang đến Ngân hàng xin tài trợ thi mặt tài chính của dự án hoàn toàn do Ngân hàng thẩm định nên không có được sự so sánh, tham khảo đánh giá kinh nghiệm.

-Một số nguyên nhân khác.

Chưa có một tiêu chuẩn đối với công tác thẩm định. Ngành Ngân hàng tuy đã có những tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn còn những yếu kém trong cơ chế hoạt động, điều hành, cạnh tranh, công nghệ Ngân hàng còn lạc hậu. Trình độ năng lực của cán bộ Ngân hàng thẩm định dự án chưa đạt yêu cầu, chưa đủ kinh nghiệm thẩm định dự án lớn phức tạp. Bên cạnh đó quan hệ của các NHTM Việt Nam chưa chặt chẽ chưa có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong thẩm định dự án đầu tư, thẩm định dự án ở từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Vai trò chỉ đạo trong hướng dẫn, hỗ trợ quản lý của Nhà nước về thẩm định chưa tốt. Thông tin tổng hợp từ NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam về tình hình xu hướng phát triển trong các ngành kinh tế trong từng thời kỳ còn ít, chưa kịp thời nên Ngân hàng thiếu căn cứ và thẩm định.

Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng Ngân hàng chưa đầy đủ. Việc thực hiện pháp lệnh kế toán, thống kê chưa nghiêm túc đại đa số các số liệu quyết toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc. Số liệu phản ánh không chính xác thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh đặc biệt là khối kinh tế ngoài quốc doanh. Ngoài ra các cơ quan chịu trách nhiệm cấp chứng thực sở hữu tài sản và quản lý nhà nước đối với bất động sản chưa thực hiện kịp thời việc cấp giấy tờ sở hữu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định (Trang 67 - 76)