Các giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường châu âu (Trang 40)

Sự hỗ trợ của nhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với mọi doanh nghiệp tuy nhiên để có được các phương hướng cũng như các thành công trong kinh doanh thì doanh nghiệp vẫn là nười quyết định. Để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU được phát triển mạnh hơn nữa thì vai trò của các doanh nghiệp càng lớn. Dưới đây là một số biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU của doanh nghiệp:

+) Thâm nhập các kênh phân phối của EU. Do các kênh phân phối của thị trường EU là hết sức phức tạp và hàng hoá của Việt Nam muốn thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU thì phải thông qua các kênh phân phối này do đó chúng ta phải có các biện pháp thích hợp để thâm nhập các kênh này. Để thâm nhập được vào thị trường EU cũng như các kênh phân phối của thị trường nay đòi hỏi sản phẩm thủy sản của ta phải đáp ứng các yêu cầu như nắm bắt được thị hiếu khách hàng, đảm bảo thời gian giao hàng, duy trì chất lượng sản phẩm. Qua đó các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cảu Việt Nam có thể áp dụng phương pháp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì có thể liên kết với cộng đồng người Việt ở EU để đầu tư sản xuất và xuất khẩu vào EU, còn với các doanh nghiệp lớn hơn thì có thể liên doanh để trở thành các công ty con của các công ty xuyên quốc gia của EU hoặc có thể sử dụng hình thức liên doanh với các đối tác trong việc sử dụng giấy phép, nhãn hiệu hàng hoá của nhau.

+) Đảm bảo về vệ sinh an toàn vệ sinh thủy sản. Với các doanh nghiệp việc này có thể được thực hiện thông suốt quá trình sản xuất từ nuôi trồng cho đến chế biến thủy sản. Khi nuôi trồng thủy sản thjì phải thực hiện theo quy định bộ thủy sản về liều lượng thuốc kháng sinh, bảo quản thủy sản không sử dụng những loại thuốc cấm. Còn về quá trình chế biến sản phẩm thì phải thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định nhà nước. Các hoá chất, các chất phụ gia bảo quản dùng trong quy trình chế biến phải được nhà nước cho phép đảm bảo không gây hại cho người sử dụng, cũng như phải có các biện pháp phản ứng kịp thời khi có những biến cố như phát hiên mầm bệnh.

+) Tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý ở cấp doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể nghiên cứu kỹ thị trường và khách hàng cũng như đề ra được các phương hướng phát triển đúng đắn cho doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Bên cạnh đó cũng phải tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất để đảm bảo luôn đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng cũng như không bị lạc hậu về công nghệ so với các đối thủ cạnh tranh về xuất khẩu thủy sản khác. Có như vậy mới đảm bảo cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có một sự phát triển bền vững, có khả năng củng cố và mở rộng phát triển trên một thị trường khó tính như thị trường EU.

+) Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam muốn tồn tại lâu dài và phát triển trên thị trường EU cần phải tiến hành xây dựng, nâng cao và phát triển thương hiệu. Người dân EU là những người có mức thu nhập vào loại cao nhất thế giới do đó khả năng thanh toán, nhu cầu của họ là rất cao. Đổi lại thì họ cũng yêu cầu các mặt hàng phải có chất lượng, đảm bảo an toàn và đặc biệt phải có thương hiệu. Họ sẵn sàng bỏ ra hàng nghìn EURO để mua một sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng. Nhưng họ sẽ không bỏ ra vài trăm EURO để mua một sản phẩm tương tự nhưng không có thương hiệu. Vì họ ncho rằng thương hiệu đi kèm với nó là sự bảo đảm về chất lượng và an toàn. Đặc biệt với một sản phẩm thuộc về thực phẩm như thủy sản thì độ an toàn là trên hết do đó việc tạo ra các sản phẩm có thương hiệu sẽ giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản sẽ dễ dàng hơn và thu hút nhiều khách hàng hơn.

+) Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói riêng thì nguồn nguyên liệu có ý nghĩa sống còn và cũng là một trong những yếu tố đảm bảo giữ chữ tín với khách hàng. Và để tạo được sự chủ động trong xuất khẩu thủy sản thì các doanh nghiệp cần chú ý tạo ra nhiều nguồn cung cấp thông qua việc ký hợp đồng với nhiều nhà cung cấp ( không bao giờ được phụ thuộc vào một nhà cung cấp). Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng có thể góp vốn đầu tư vào các trang trại nuôi trồng thủy sản để tạo sự chủ động

cho mình. Ngoài ra còn có thể tìm kiếm nhà cung ứng nước ngoài để đề phòng tình huống nguồn cung cấp trong nước không đáp ứng được về khối lượng hoặc chất lượng.

+) Ngoài ra các doanh nghiệp để tăng sức mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn ở nước ngoài có thể tiến hành liên kết với nhau. Do các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam hầu hết đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho nên để cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trên thế giới là rất khó khăn vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nên liên kết với nhau để tạo ra sức mạnh cạnh tranh.

+) Đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử trong kinh doanh và xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU. Thương mại điện tử mang lại những lợi ích vô cùng lớn cho doanh nghiệp bởi vì thông qua các trang Web của doanh nghiệp khách hàng có thể hiểu rõ được phần nào về doanh nghiệp qua đó góp phần xây dựng uy tín cũng như đẳng cấp cho doanh nghiệp.

+) Các doanh nghiệp cần khai thác có hiệu quả quỹ phát triển doanh nghiệp của EU. Việc các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tiến hành xâm nhập thị trường EU có thể coi là một bước phát triển khách quan trong thời đại mới. Tuy nhiên do các doanh nghiệp này chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho nên việc thiếu vốn để gia tăng sản xuất cũng như nâng cấp thiết bị là một điều tất yếu. Song doanh nghiệp lại không thể cứ ỷ lại vào sự giúp đỡ của nhà nước do đó quỹ phát triển doanh nghiệp của EU có thể coi là một giải pháp cho việc vay vốn của doanh nghiệp. Các khoản tài trợ , vay vốn này sẽ giúp cho doanh nghiệp có khả năng để nâng cấp các thiết bị, gia tăng các hình thức dịch vụ để thoả mãn nhu cầu khách hàng cũng như mở rộng sản xuất , thực hiện hiện đại hoá doanh nghiệp và thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng của doanh nghiệp. +) Nâng cao trình độ cho cán bộ và công nhân chế biến. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay để phát triển ngoài có công nghệ tiên tiên cần có một đội ngũ các nhà quản lý có trình độ, công nhân lành nghề. Chính vì vậy doanh nghiệp cần tổ chức các khoá đào tạo cho các nhà quản lý cũng như

người lao động giúp họ có khả năng ứng biến, xử lý các tình huống xảy ra để đảm bảo cho việc hoạt động cũng như xuất khẩu của doanh nghiệp luôn được diễn ra theo kế hoạch.

3.3 Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường SNG

Việc làm ăn mua bán với thị trường này ngày nay là một vấn đề hết sức khó khăn do đó nhiêu doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đa bỏ qua thị trường này. Vì vậy để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đòi hỏi phải có những biện pháp mang tính đột phá.

3.3.1 Các giải pháp vĩ mô

+) Mở rộng các mối quan hệ về thương mại giữa các chính phủ, ký kết các hợp tác đầu tư về các lĩnh vực như kinh tế tài chính, thương mại để từ đó mở đường cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có thể thâm nhập và mở rộng quan hệ với đối tác các nước.

+) Do tình hình ở khu vực các nước SNG còn nhiều biến động do đó đòi hỏi phải luôn cập nhật thông tin để có các phương hướng phát triển cho đúng đắn. Điều này có thể nằm ngoài khả năng của doanh nghiệp vì vậy cần có sự trợ giúp của các cơ quan nhà nước về tình hình thị trường, đối tác và chính sách xuất nhập khẩu của các nước SNG, thông tin về khả năng kinh tế, tư cách pháp nhân của các đối tác. Hiên nay thì các tổ chức và cơ quan trực thuộc nhà nước ở các nước SNG chưa thể trở thành cầu nối để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường SNG.

+) Thời gian đầu thâm nhập vào thị trường các nước SNG, doanh nghiệp chắc chắn sẽ gặp những khó khăn nhất định và để xác định được vị thế của mình trên thị trường này thì nhà nước trong một vài trường hợp cụ thể có thể trợ giá cho sản phẩm trong thời gian đầu. Điều đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp đứng vững và tạo tiền đề cho các bước phát triển về sau này của doanh nghiệp.

+) Hàng thủy sản Việt Nam hiện nay được đưa vào bán ở các nước SNG chủ yếu thông qua chợ song cách phân phối và bán hàng này thì lợi nhuận sẽ thấp mà rủi ro lại cao cho nên nhà nước co thể hỗ trợ hoặc đầu tư xây dựng một số

trung tâm thương mại ở một số thành phố lớn để dùng đó vừa là nơi giới thiệu các mặt hàng, vừa là nơi bán hàng, cũng là nơi giao dịch tìm kiếm khách hàng cho các mặt hàng Việt Nam nói chung và mặt hàng thủy sản nói riêng. Mặt khác các cơ quan thương vụ của Việt Nam có thể tạo điều kiện, giới thiệu cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nước tiếp xúc, kết hợp làm ăn với các doanh nhân người Việt đang làm ăn có hiệu quả ở khu vực này để thành lập các trung tâm giới thiệu sản phẩm hoặc xúc tiến thương mại.

+) Nâng cao trình độ giám định hàng hoá đạt tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng được các yêu cầu quy định của các nước SNG. Thị trường này tuy là một thị trường tương đối dễ tính song trong tương lai khi thu nhập của người dân được nâng cao thì các điều kiện về an toàn, chất lượng sản phẩm cũng tăng lên chính vì vậy các sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang khu vực này cũng cần được nâng cao về mặt chất lượng cũng như vấn đề về an toàn để thoã mãn đượ cá yêu cầu ngày càng cao của người dân cũng như các yêu cầu của quy địn pháp luật.

3.3.2 Các giải pháp vi mô

+) Nâng cao năng lực quản trị chiến lược kinh doanh, cạnh tranh của doanh nghiệp. Do thị trường này còn nhiều bất ổn, biến động cũng như những rủi ro mà doanh nghiệp không thể lường trước được vì vậy các chiến lược kinh doanh là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần phải có những nhà quản lý giỏi để đảm bảo có thể ứng biến được trong những trường hợp rủi ro xảy ra. Đồng thời đây cũng là một thị trường đang phát triển khá nhanh, tiềm năng kinh doanh khá lớn cho nên được nhiều nhà xuất khẩu thủy sản lớn quan tâm do đó doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cần phải nâng cao tính cạnh tranh của các mặt hàng để có thể chiếm lĩnh được một vị trí vững chắc trên thị trường này.

+) Bất cứ ở thị trường nào thì thương hiệu của hàng hoá cũng là vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp. Thị trường SNG cũng không ngoại lệ. Không người tiêu dùng nào muốn sử dụng một sản phẩm mà không biết rõ nguồn gốc xuất xứ của nó bởi vậy thương hiệu có ý nghĩa sống còn nếu một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển. Chính vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt

Nam sang thị trường SNG cũng cần xây dựng cho mình những thương hiệu riêng và ngày một củng cố nó trong lòng người tiêu dùng, đó là một trong những cách tốt nhất để giữ khách hàng.

+) Ngoài ra một vấn đề nữa cũng rất quan trọng đó là việc tiến hàng xử lý thông tin của doanh nghiệp. Do thị trường SNG là một thị trường còn nhỏ, chưa được nhiều doanh nghiệp để ý khai thác do đó thông tin về khu vực này là rất ít. Được sự trợ giúp của nhà nước thì các doanh nghiệp sẽ có được những thông tin xác thực về khu vực này. Tuy nhiên sự giúp đỡ của nhà nước chỉ là phần nào cong chủ yếu vẫn của doanh nghiệp cần xây dựng một đội ngũ chuyên gia có khả năng để tiến hành phân tich ncác thông tin thu được để có thể khai thác các thông tin đó một cách tốt nhất.

Kết luận

Thông qua đề tài này, tôi hy vọng sẽ giúp cho mọi người thấy được phần nào tầm quan trọng của ngành thủy sản đối với sự phát triển của kinh tế nước ta nói chung trong thời kỳ đổi mới cũng như sự quan trọng của thị trường châu âu đối với nước ta. Mặc dù trong những năm qua, ngành thủy sản đã có những bước phát triển đáng kể cả về lượng và chất, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra đối với ngành thủy sản trong tương lai nếu muốn xâm nhập vào thị trường châu âu nói riêng và các thị trường trên thế giới nói chung. Những vướng mắc đó không chỉ có ngành thủy sản phải đối mặt mà hầu hết các mặt hàng xuất khẩu khác của Việt Nam cũng đang gặp phải. Chính vì vậy để giải quyết được các vấn đề đó ngoài nỗ lực của các ngành liên quan còn cần có sự giúp đỡ của nhà nước trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các chính sách pháp luật, các hàng rào thuế quan… Nếu giải quyết tốt được các vấn đề đó thì tôi tin rằng trong một tương lai

không xa, ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam nói riêng và các ngành xuất khẩu nói chung của Việt Nam sẽ có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới, góp phần vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để góp phần đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 và phát triển hơn nữa trong tương lai.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS Đặng Đình Đào - GS.TS Hoàng Đức Thân Giáo trình Kinh tế thương mại

Nhà xuất bản thống kê

2. TS. Nguyễn Văn Tuấn - TS. Trần Văn Hoè Giáo trình Thương mại quốc tế

Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân

3. PGS.TS Trần Chí Thành

Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam Nhà xuất bản Lao động - xã hội

4. Kinh doanh với thị trường EU

Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam

Trung tâm thông tin thương mại châu âu tại Việt Nam

5. PGS.TS Nguyễn Văn Nam

Thị trường xuất nhập khẩu ts Nhà xuất bản thống kê

6. PGS.TS Vũ Chí Lộc

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường châu âu

Nhà xuất bản lý luận chính trị

7. PGS.TS Nguyễn Quang Thuấn Cộng đồng các quốc gia độc lập Nhà xuất bản khoa học xã hội

8. Tạp chí nghiên cứu châu âu số 1/2008

9. www.fistenet.gov 10.www.mof.gov.vn

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Mục lục

Trang Lời mở đầu 1

Chương 1: Lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang 3

thị trường châu âu 1.1 Tầm quan trọng của xuất khẩu thủy sản với nền kinh tế quốc dân 3

1.2 Đặc điểm thị trường châu âu 4

1.2.1 Giới thiệu khái quát về kinh tế, xã hội các nước châu âu 4

1.2.2 Đặc điểm thị trường tiêu thụ thủy sản châu âu 7

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tơi xuất khẩu thủy sản 12

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường châu âu (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w