- Bước 4: Thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới.
1.3.2 Nhân tố khách quan:
Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tín dụng là những nguyên nhân nằm ngoài khả năng điều tiết, kiểm tra của hệ thống ngân hàng nói riêng và các cơ quan quản lý nhà nước nói chung. Chính vì vậy, khả năng giảm thiểu số ảnh hưởng tiêu cực của các rủi ro này là rất hạn chế.
- Nền kinh tế quốc dân phát triển quá mạnh dẫn tới những thay đổi nhanh chóng trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, năng lực quản lý, cơ sở pháp lý không thay đổi kịp với tốc độ phát triển. Nguyên nhân này xuất phát từ một ràng buộc logic giữa chất và lượng trong phát triển. Nết như lượng thay đổi quá nhanh, vượt qua sự biến đổi về chất thì tất yếu sẽ dẫn đến kết quả không tuân theo quy luật
- Môi trường kinh tế thế giới thay đổi, tỷ giá hối đoái và các luồng vốn trở nên mất ổn định. Nguyên nhân này có thể dẫn đến rủi ro đối với cả hoạt động sản xuất kinh doanh để lý giải tại sao môi trường kinh tế thế giới thay đổi, tỷ giá... và các luồng vốn tư nhân mất ổn định, bấp bênh lại thuộc hệ thống các nguyên nhân khách quan, bất khả kháng có thể xuất phát từ xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.
- Cơ chế chính sách của Nhà nước: hệ thống chính sách của Nhà nước ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực xã hội như kinh tế, chính trị, môi trường, văn hoá, tôn giáo... Một sự thay đổi dù nhỏ hay lớn trong chính sách của Nhà nước ngay lập tức sẽ tác động đến toàn xã hội. Cũng giống như những lĩnh vực khác, công tác phân tích tín dụng của các ngân hàng luôn bị chi phối bởi các chính sách vĩ mô ở các mức độ khác nhau.
Các nhân tố trên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phân tích tín dụng. Nếu chúng ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực, chất lượng phân tích tín dụng sẽ được nâng cao; ngược lại sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.