Lịch sử hình thành và phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM cổ phần VPBank Thanh Xuân. (Trang 29 - 31)

NHÁNH THANH XUÂN.

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.

Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh (VPBank) được thành lập ngày 12/8/1993 theo giấy phép thành lập số 0042/GP-NH của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 09

năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.

Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư.

- Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng.

- Kinh doanh ngoại hối.

- Dịch vụ Thanh toán quốc tế.

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác.

- Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế. - Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.

Vốn điều lệ ban đầu của VPBank khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, trong quá trình hoạt động và phát triển VPBank đã tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VND theo quyết định số 193/QĐ-NH5 ngày 12/9/1994 và tiếp tục tăng lên 174,9 tỷ VND theo QĐ số 53/QĐ-NH5 vào ngày 18/3/1996 của NHNN. Đến cuối năm 2004, VPBank nhận được quyết định số 689/NHNN- HAN7 của ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho VPBank được nâng vốn điều lệ lên 198,4 tỷ đồng. Trong quý I năm 2005, theo công văn chấp thuận số 134/NHNN-HAN7 ngày 25/02/2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank nâng vốn điều lệ lên 143,7 tỷ đồng. Ngày 31/3/2006, VPBank đã tổ chức Đại hội cổ đông 2005 thông qua kế hoach tăng vốn điều lệ của VPBank lên 500 tỷ VND trước ngày 30/4/2006, theo đó, vốn điều lệ của VPBank

sẽ tăng và sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ. đến tháng 6?2007 VPBank có mức vốn điều lệ là 750 Tỷ VND, tổng tài sản hơn 12 ngàn tỷ đồng. Hiện nay VPBank có mức vốn điều lệ là 1500 tỷ VND, và dự kiến đến năm 2010 sẽ tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ VND.

Tính đến tháng 7 năm 2005, hệ thống VPBank có tổng cộng 30 điểm giao dịch gồm có: Hội sỏ chính tại Hà Nội, 10 chi nhánh cấp I tại các tỉnh, thành phố của đất nước là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và Bắc Giang, 15 chi nhánh cấp 2 và 4 phòng giao dịch. Ngày 17/2/2006 VPBank đã chính thức khai trương hội sở thuộc sở hữu của chính Ngân hàng tại số 8 Lê Thái Tổ, Hà Nội.

VPBank Thanh Xuân là chi nhánh cấp II của NHTMCP VPBank được NHNN cho phép thành lập trong năm 2005, chi nhánh cấp I là VPBank Thăng Long.

Trong quá trình hoạt động và phát triển, VPBank tiếp tục kiên trì đường lối cải tổ toàn diện đã đặt ra, nhất quán thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ, phấn đấu mức tăng trưởng về mọi mặt năm sau cao hơn năm trước. Một trong những giải pháp quan trọng là phải nâng cao được sức cạnh tranh của Ngân hàng đồng thời phấn đấu hết sức mình để phục vụ khách hàng tốt hơn, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM cổ phần VPBank Thanh Xuân. (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w