Đối với vốn cố định

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang (Trang 42 - 52)

TUYÊN QUANG.

3.2.1. Đối với vốn cố định

- Giải pháp 1: Tăng cường công tác quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định.

Công ty phải theo dõi kiểm tra bám sát tình hình sử dụng tài sản cố định. Đồng thời trong nội bộ công ty cũng cần phân cấp quản lý tài sản cố định đối với từng bộ phận. Sử dụng các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích người lao động có ý thức bảo quản. giữ gìn máy móc thiết bị và kỷ luật nghiêm khắc với những người gây thiệt hại tài sản cố định của Công ty. Công ty cũng cần chú ý dây chuyền sản xuất hợp lý phù hợp để có thể khai thác tối đa công suất máy, nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận của các thành viên và của Công ty.

- Giải pháp 2: Tăng cường việc thu hồi vốn cố định.

Trong nền kinh tế thị trường giá cả thường xuyên biến động hiện tượng hao mòn vô hình xảy ra rất dda dạng và nhanh chóng. Điều này làm cho nguyên giá tài sản cố định và giá trị còn lại không được chính xác, phản ánh sai lệch so với mặt bằng giá hiện tại của tài sản cố định. Việc thường xuyên đánh giá và đánh giá lại chính xác giá trị của tài sản cố định là cơ sở cho việc lựa chọn phương pháp mức khấu hao hợp lý nhằm thu hồi vốn hoặc kịp thời có biện pháp xử lý những tài sản cố định mất giá để chống lại sự thất thoát vốn. Việc xem xét đánh giá lại tài sản cố định nên tiến hành định kỳ sáu tháng hoặc một năm hay hơn tuỳ thuộc vào loại tài sản cố định, để từ đó người quản lý có thể phân tích việc đầu tư của Công ty phù hợp với mức độ sử dụng hay không, đúng lúc chưa, và từ đó đề ra những biện pháp giải quyết thích hợp. Về phương pháp khấu hao phải lựa chọn phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để đảm bảo thu hôì vốn nhanh, bảo toàn được vốn và đỡ gây ra những biến động lớn trong giá thành và giá bán sản phẩm..

- Giải pháp 3: Sử dụng hợp lý quỹ khấu hao cơ bản.

Đây là nguồn tài trợ có ý nghĩa quan trọng đối với Công ty, bởi quỹ này phản ánh độ lớn các khoản khấu hao tài sản cố định và gián tiếp phản ánh tốc độ đổi mới của Công ty.

Như ta biết khi doanh nghiệp muốn nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường thì một yếu tố rất quan trọng có thể giúp doanh nghiệp thắng được các đối thủ cạnh tranh là yếu tố công nghệ. Do đó với tốc độ khấu hao chậm, các doanh nghiệp không thể bắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ đổi mới bởi tài sản cũ chưa đưọc khấu hao hết, nguồn tích luỹ từ khấu hao không đủ mua sắm máy móc thiết bị mới.

Tại Công ty, khấu hao nhanh đối với các tài sản có giá trị công nghệ cao chưa được áp dụng thường xuyên vì còn gặp phải một số vấn đề nan giải là khấu hao nhanh sẽ kéo theo tăng giá thành sản phẩm, dẫn đến cầu sản xuất giảm, giảm doanh thu. Nhưng áp dụng khấu hao nhanh vẫn là biện pháp giúp Công ty có thể thực hiện mục tiêu đổi mơí công gnhệ bên cạnh giải pháp đầu tư mới. Phương pháp khấu hao này sẽ được tiến hành dần dần, bước đầu áp dụng đối với tài sản cố định có giá trị cao, hao mòn xảy ra nhanh như: máy móc, dây chuyền sản xuất, ô tô…

Trong thời gian qua với giá trị nhỏ và được quy định sử dụng vào mục đích tái đầu tư nên khoản khaáu hao luỹ kế chưa được sử dụng có hiệu quả. Công ty nên dùng khoản tiền vào hoạt động kinh doanh (trong trường hợp nó chưa được tái đầu tư vào tài sản cố định). Tuy nhiên công việc dùng khoản tiền này phải được cân nhắc kỹ lưỡng xem nó có giúp Công ty tạo ra lợi nhận nào không và có cần phải thu hồi lại khi cần đầu tư vào tài sản cố định. Khoản tiền này so với vốn kinh doanh của Công ty chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng nói cần được bảo toàn và phát triển để đảm bảo Công ty có thể đầu tư được máy móc thiết bị. Hơn nữa vốn dùng cho hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn còn phải đi vay nhiều thì việc đưa khoản này vào kinh doanh là hợp lý. Nếu Công ty có kế hoạch sử dụng khoản vốn này phù hợp thì hiệu quả sử dụng vốn của Công ty sẽ được cải thiện đáng kể.

-Giải pháp 4: Tăng cường đầu tư vào tài sản cố định

Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại của khoa học kỹ thuật phát triển từng ngày, các dây chuyền hiện đại không ngừng ra đời, các phát minh sáng chế được đưa ra ngày càng nhiều. Do vậy bất cứ sự lạc hậu nào cũng không thể tồn tại được và sớm hay muộn cũng bị đào thải. Với những máy móc thiết bị đã trở lên lạc

hậu là một nguyên nhân cơ bản đẫn đến tình trạng sản phẩm của Công ty rất khó khăn trong việc tiêu thụ.

Giải quyết khó khăn này và bảo đảm có thể cạnh tranh với các đối thủ khác đòi hỏi Công ty phải tăng cường đổi mới máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất. Để đảm bảo đầu tư có hiệu quả Công ty cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

-Những công nghệ mới thiết bị mới trước khi nhập, Công ty phải biết rõ nguồn gốc của nó và mời một số chuyên gia kết hợp với đội ngũ kỹ sư có trình độ để đảm bảo máy móc mua sắm là đạt chất lượng, hiện đại và phù hợp với điều kiện phát triển của Công ty.

-Khi mua một giây chuyền sản xuất hiện đại phải có công nghệ kèm theo, thực tế là nhiều máy móc mua về không được sử dụng hiệu quả hoặc có thể không hoạt động được do không được chuyển giao hết các tính năng.

-Trong quá trình sử dụnh phải thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa để máy móc có thể được sử dụng hết công suất.

Bên cạnh đó, khi Công ty chưa lập ra được phòng nghiên cứu để có thể thường xuyên đưa ra những sự cải tiến chất lượng hoặc tung ra thị trường những sản phẩm mới. Công ty cần quan tâm dến vấn đề mua các bằng phát minh sáng chế, hiện nay có rất nhiều cuộc thi sáng tạo sản phẩm và có thể áp dụng vào thực tế, vậy tại sao lại không sử dụng ngay những tiếm năng đó?

Hình thức thuê mua tài chính ngày một phát triển và cũng mang nhiều ưu điểm. Với những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực của mình, các công ty thuê mua tài chính sẽ đảm bảo các tài sản đạt tiêu chuẩn. Công ty sẽ không phải mất thời gian trong việc thẩm định chất lượngvà vẫn có thể sử dụng khi chỉ đủ tiền để đầu tư mua sắm tài sản cố định. Hơn nữa thực tế đã cho thấy rằng chi phí thuê tài sản cố định thue tài chính là có thể chấp nhận đưọc.

Tóm lại việc đầu tư vào tài sản cố định hữu hình hay vô hình, đầu tư bằng việc mua sắm hay đi thuê thì việc tài sản cố định có tỉ trọng lớn hơn trong tổng tài sản so với hiện nay là việc lám cần thiết đối với một doanh nghiệp ngoài chức năng

kinh doanh còn có chức năng sản xuất như Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang.

-Giải pháp 5: Tăng cừơng việc tìm kiếm nguồn tài trợ cho tài sản cố định

Tăng cường các nguồn tài trrợ góp phần giải quuyết hai vấn đề: một là góp phần tăng nguồn vốn đầu tư của Công ty, hai là góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Cùng với việc tăng cường tìm kiếm nguồn tài trợ, Công ty phải chú ý vấn đề đảm bảo khả năng thanh toán các chi phí cho các nguồn đầu tư vào tài sản cố định, tính toán trong việc mua bán máy móc thiết bị trên thị trường. Việc đầu tư cho tài sản cố định của Công ty đều rất lớn, do vậy Công ty phải khuyến khích các đơn vị thành viên tự huy động các nguồn vốn bên ngoài hoặc thông qua sự uỷ quyền của Công ty để tìm nguồn tài trợ mới.

3.2.2.Đối với vốn lưu động

Với Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang, vốn lưu động chiếm một tỉ trọng tương đối lớn, để qua trình hoạt động sản xuất được liên tục, có hiệu quả thì nhu cầu vốn lưu động phải được đảm bảo tối thiểu cần thiết. Sau đây là một số giải pháp về nâng cao ghiệu quả sử dụn vốn lưu động.

-Giải pháp 1: Rút ngắn thời gian ở mỗi khâu vốn đi qua.

Vốn lưu động tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh phải trải qua các khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông. Trong khâu dự trữ, nguyên vật liệu đầu vào thì cần phải tính toán lượng dự trữ tối ưu sao cho quá trình hoạt động của Công ty không bị gián đoạn, đồng thời không bị lãng phí liên quan đến chi phí vận tải, chi phí bảo quản, kho bãi, số lượng và giá cả vật tư hành hoá ở mỗi thời điểm. Vì vậy việc xác định dự trữ tối ưu phải xuất phát từ tình hình kĩ thuật, sản phẩm, khách hàng và thị trường. Để giải được bài toán kinh tế này, Công ty phải thật nhạy bến năng động để hợp đồng mua vật tư tại đúng các thời điểm. Trong khâu sản suất tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liêụ. Còn về khâu lưu thông cần phải tìm ra phương cách rút ngắn thời gian lưu kho của các sản phẩm sản xuất. Biện pháp rút ngắn thời gian ở mỗi khâu vốn đi qua là biên pháp quan trọng tăng nhanh vòng quay cuả vốn, để số vốn đó tham gia nhiều vào sản xuất.

-Giải pháp 2: giải pháp về các khoản dự trữ.

Vốn dự trữ của Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang tăng dần lên qua các năm, năm 2006 so với năm 2005 tăng 60,6%; năm 2007 so với 2006 là 51,3%. Công ty cần có biện pháp giảm bớt hàng tồn kho để tăng vòng quay của vốn lưu động. Các giải pháp đó là:

-Giải phóng hàng tồn kho.

Với lượng tồn kho do hàng kém phẩm chất, nhu cầu giảm, chủ yếu nằm tại kho thuộc phòng vật tư đã gây khó khăn cho phòng vật tư trong việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình. Do lượng vốn ứ đọng lại vừa phải trả lãi vay ngân hàng dẫn đến hoạt động kinh doanh thua lỗ và một phần lợi nhuận ở các phòng khác phải dùng để bù đắp cho phần lỗ này.

Đứng trước thực trạng đó Công ty cần phải cố gắng khắc phục hạn chế đến mức thấp nhất các loại vật tư hàng hoá ứ đọng kém phẩm chất bằng cách hạ giá bán, chấp nhận thua lỗ để thu hồi một phần vốn đã bỏ ra và có thể sử dụng một phần hàng hoá này để làm đồ khuyến mại kèm theo khi bán các sản phẩm hang hoá khác, để giải phóng kho lấy chỗ dự trữ hàng hoá mới.

-Kế hoạch lượng hàng hoá dự trữ tối thiểu.

Như chúng ta biết việc duy trì một lượng hàng hoá tồn kho quá lớn là nguyên ngân làm giả tốc độ vòng quay của vốn và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Muốn tăng nhanh tốc dộ chu chuyển vốn lưu động thì cần phải xác định và duy trì lượng hành hoá cần thiết tối thiểu. Mức dự trữ hàng hoá được xác định và duy trì lượng hàng hoá cần thiết tối thiểu. Mức dự trữ hàng hoá được xác định trên cơ sở xem xét quá trình sản suất sản phẩm hoặc quá trình nhập khẩu hàng hoá và quá trình tiêu thụ hàng hoá cuả Công ty. Bên cạnh đó việc tồn tại dự trữ hàng hoá tồn kho có liên quan đến nhiều khoản chi phí : chi phí quản lý hàng hoá, quản lý kho, chi phí bảo quản, chi phí vận chuyển…

Thực tế thì lượng hàng hoá tồn kho không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu của Công ty mà còn phụ thuộc vào nhà cung cấp, hơn thế nữa hàng của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào thị trường, nên lượng hàng tồn kho sẽ không ổn định. Tuy nhiên ở giai

đoạn nào cũng cần xác định một lượng hàng tồn kho tối thiểu chỉ cần đảm bảo việc bán hàng được liên tục.

-Giải pháp3: Giải pháp về các khoản phải thu.

- Hạn chế lượng vốn lưu độngbị chiếm dụng trong khâu lưu thông.

Trong điều kiện hiện nay, việc chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Nhưng làm thế nào để khoản phải thu của khách hàng là nhỏ nhất và đảm bảo thu hồi đúng hạn là vấn đề cần quan tâm.

Các khoản phải thu của Công ty trong 3 năm qua tăng khá nhanh làm vốn của Công ty không những bị ứ đọng mà còn dẫn đến những khoản nợ quá hạn. Hơn nữa lượng vốn bị chiếm dụng này không những không sinh lãi mà còn làm số vòng quay của vốn, hạn chế hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Để hạn chế lượng vốn lưu động bị chiếm dụng trong khâu lưu thông, Công ty cần phải thực hiện một số biện pháp như :

+ Chính sách tín dụng thương mại hợp lý:

Khi quyết định có nên cấp tín dụng thương mại cho khách hàng hay không, Công ty cần tuân thủ các nguyên tắc như: thu thập thông tin về khách hàng, đánh giá khách hàng qua phương pháp cho điểm, đánh giá những tác dụng của việc cấp tín dụng thương mại cho khách hàng để từ đó có những chính sách tín dụng hợp lý.

Sau khi thực hiện được những quy định trên, Công ty sẽ đi đến những quyết định về việc cấp tín dụng cho khách hàng và nếu cấp phải có điều kiện về giá cả, thời gian, khoản tiền phạt trả chậm… Với chính sách tín dụng hợp lý sẽ giúp Công ty giảm đáng kể những khoản thu không đem lại lợi ích cho mình và đảm bảo khả năng thu hồi các khoản phải thu.

+ Chiết khấu tiền mặt:

Tuy không phải lúc nào thu tiền cũng có lợi, nhất là khi Công ty đang tiến hành kinh doanh với các khách hàng truyền thống hoặc tiêu thụ được khối lượng lớn hàng hoá, nhưng với chính sách chiết khấu hợp lý khi thanh toán bằng tiền mặt vẫn đảm bảo tốt cho công việc, vốn được lưu thông đồng thời vẫn hoàn thành tiêu thụ sản phẩm.

Công ty áp dụng chiết khấu tiền mặt khi khách hàng mua với số lượng lớn hay sử dụng như một bộ phận trong chính sách tín dụng thương mại thì một số khách hàng sẽ lựa chọn trả tiền sớm để giành được lợi thế của chiết khấu.

+ Theo dõi chặt chẽ thu hồi các khoản nợ:

Để tăng cường công tác thu hồi các khoản nợ, Công ty cần theo dõi chặt chẽ về thời hạn và các khoản nợ cũ mà khách hàng và các đơn vị khác còn chiếm dụng. Công tác thu hồi các khoản nợ cần tiến hành theo phương pháp cuốn chiếu, Công ty chỉ tiếp tục cho nợ khi nào các đơn vị đó hoàn trả nợ cũ. Đối với những khoản nợ mới, Công ty cần có hợp đồng chặt chẽ, cần có sự phân loại khách hàng rõ rệt, đối với khách hàng có quan hệ lần đầu với hoặc Công ty chưa đủ thông tin tin cậy thì nên bắt đặt cọc trước khi giao hàng. Đối với những đơn vị có mối quan hệ làm ăn lâu năm hoặc có uy ít nhất định trên thị trường thì Công ty có thể xem xét cho nợ với một thời hạn nhất định. Để khuyến khích trả sớm, Công ty cần có điều khoảo rõ rệt trong hợp đồng về các điều khoản thanh toán. Bên cạnh đó các hợp đồng phải quy định chặt chẽ khi ứng tiền trước cho người bán.

- Tăng uy tín với nhà cung cấp:

Việc đặt trước tiền hàng cho người bán chỉ là để đảm bảo mua hàng mà không đem lại lợi ích trực tiếp cho Công ty. Đôi khi trong một số trường hợp, người bán cần sự hỗ trợ vốn của người mua để đạt được mục đích kinh doanh của mình hoặc

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w