Tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang.

Một phần của tài liệu 225433 (Trang 25 - 30)

Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang.

Để tồn tại và phát triển, bất kỳ nhà máy một doanh nghiệp nào cũng phải có vốn. Tuy nhiên, có vốn nhưng vấn đề phải sử dụng sao cho có hiệu quả mới là nhân tố ưu quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vậy phân tích hiệu quả sử dụng vốn là việc làm cần thiết để thể hiện chất lượng công tác sử dụng vốn, đồng thời đánh giá hiệu quả của nó để từ đó có biện pháp thích hợp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Trong doanh nghiệp có hai loại vốn đó là vốn lưu động và vốn cố định, do vậy để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, chúng ta lần lợt xem xét tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng từng loại vốn.

2.2.2.1. Tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang. Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang.

Vốn cố định của Công ty đã tăng lên qua các năm chứng tỏ giá trị của tài sản cố định cũng tăng. Trên lý thuyết cấu trúc tài sản bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định vô hình, nhưng ở Công ty giống vật tư Nông lâm nghiệp, việc thuê tài sản cố định theo hình thức thuê mua tài chính được áp dụng, do vậy việc nghiên cứu tình hình biến động của tài sản cố định chính là xem xét sự biến động cuả tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.

Tài sản cố định hữu hình trong Công ty giống vật tư Nông lâm nghiệp gồm 4 loại chính là :

- Nhà cửa, vật kiến trúc. - Máy móc thiết bị. - Phương tiện vận tải. Thiết bị khác.

Còn tài sản vô hình gồm có: - Quyền sử dụng đất.

Chi phí thành lập.

Sau đây là bảng tài sản cố định tham gia sản xuất kinh doanh qua các năm gần đây.

Biểu 5: Tài sản cố định tham gia sản xuất kinh doanh qua các năm.

(Đơn tính vị: Triệu đồng) Nhóm TSCĐ 2005 2006 2007 Nguyên giá % Nguyên giá % Nguyên giá % I. TSCĐ hữu hình 17.671 99.3 20.249 99,2 20.821 99,2 1. Nhà cửa, vật kiến trúc. 4.720 26,5 4.921 24 4.973 23,7 2. Máy móc thiết bị 9.168 51,5 9.295 45,5 9.905 47,2 3. Phương tiện vận tải 1.554 8,7 2.551 12,6 3.273 15,6

4. Thiết bị khác 2.229 12,6 3.482 17,2 2.670 12,6

II. TSCĐ vô hình 111 0,7 166 0,8 164 0,8

1. Quyền sử dụng đất 82 0,5 138 0,67 120 0,6

2. Chi phí thành lập. 29 0,2 28 0,13 44 0,2

Tổng cộng TSCĐ 17.782 100 20.415 100 20.985 100

( Nguồn: Báo cáo quyết toán năm 2005,2006,2007)

Qua biểu trên ta thấy, tài sản cố định hữu hình chiến tỷ trọng rất lớn so với tài sản cố định vô hình. Trong nguyên giá tài sản cố định hữu hình, phần lớn là máy móc thiết bị, năm 2006 máy móc thiết bị tăng so với năm 2005 là 127 triệu đồng, tương ứng là 1,3%. Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 610 triệu đồng, tức là 6,5 %; nhưng tỷ trọng so với tổng số tài sản cố định qua các năm lại giảm (51,5 – 45,5 – 47,2), chứng tỏ Công ty có đầu tư vào máy móc thiết bị nhưng không đáng kể so

với tài sản cố định khác. Như vậy, phương tiện vận tải, nguyên giá qua các năm đều tăng. Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 20067 triệu đông; năm 2007 tăng so với năm 2006 là 722 triệu đồng, tỷ trọng chiếm trong tổng số tài sản cũng tăng (8,7% - 12,6% - 15,6%). Như ta đã biết Công ty giống vật tư Nông lâm nghiệp vừa sản xuất, vừa chế biến và kinh doanh nên phương tiện vận tải rất cần thiết. Công ty đã chú trọng đầu tư loại tài sản cố định này. Về thiết bị khác như thiết bị dụng cụ quản lý cũng tăng, năm 2006 tăng mạnh so với năm 2005 từ 2.229 triệu đồng lên đến 3.482 triệu đồng, nhưng đến năm 2007, vốn cố định đầu tư vào thiết bị quản lý giảm xuống từ 3.482 triệu đồngcòn 2.670 triệu động. Điều này cho thấy, Công ty đã có sự quan tâm để giảm bớt những tài sản không trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho đến mức tối thiểu có thể được. Nói chung vốn cố định của Công ty qua 3 năm qua đều tăng, chứng tỏ Công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh, đòi hỏi cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty cũng phải được nâng cao và hiện đại hoá. Tuy vậy số vốn cố định của Công ty tăng lên là do mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ kinh doanh.

Như ta đã biết, số vốn cố định là biểu hiện của tài sản cố định, để bảo toàn và phát triển vốn cố định, người ta phải tiến hành trích khấu hao tài sản cố định.

* Hiệu quả sử dụng vốn cố định:

Vốn cố định chiếm tỷ trọng trong tổng vốn nhỏ hơn vốn lưu động nhưng hiệu quả sử dụng vốn cố định được nâng cao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả kinh doanh của Công ty nói chung.

Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định được thực hiện thông qua một số chỉ tiêu như: hiệu suất hàm lượng và tỷ suất lợi nhuận vốn cố định. Các chỉ tiêu này được thể hiện thông qua bảng tính toán sau

Biểu 06: Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn cố định

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Thực hiện các năm Chênh lệch

2005 2006 2007 2006 so

với2005

2007 so với2006 với2006

1.Doanh thu thuần 51.764 68.888 72.192 17.124 33,08 3.304 4.80

2. Lợi tức sau thuế 186 277 392 91 49,0 115 41,5

3. VCĐ đầu kỳ 15.959 16.832 22.171 873 5,47 5.339 31.72

4. VCĐ cuối kỳ 16.832 22.171 32.414 5.339 31,72 10.243 46,2

5.VCĐ bình quân (3)+(4)/(2) 16.395,5 19.501,5 27.292,5 3.106 18.9 7.791 39,95 6.Hiệu suất sử dụngVCĐ (1)/ (5) 3,16 3,53 2,64 0,37 11,70 -0,89 -25,2 7.Hàm lượng vốn cố định (5)/(1) 0,32 0,28 0,37 -0,04 -12,5 0,09 32,14 8.Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (2)/(5) 0,011 0,014 0,014 0,003 27,27 0 0

(Báo cáo quyết toán các năm 2005, 2006, 2007)

Qua biểu phân tích cho thấy, vốn cố định năm 2006 tăng so với năm 2005 là 3.106 triêu đồng (18,9%), trong khi đó doanh thu và lợi tức sau thuế cũng tăng nhưng tăng với mức độ và tỷ lệ cao hơn nhiêù với vốn cố định, tương ứng là 17.124 triệu đồng (33,08%), 91 triệu đồng (49,0%), làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng lên 0,37 (11,7%). Điều đó chứng tỏ năm 2006 Công ty giống vật tư Nông lâm nghiệp sử dụng vốn cố định có hiệu quả.

Năm 2007 vốn cố định tăng so với năm 2006 là 7.791 triệu đồng (39,95%), doanh thu thuần và lợi tức sau thuế cũng tăng, nhưng doanh thu thuần tăng ít hơn và lợi nhuận sau thuế tăng chỉ tươngđương với vốn cố định tương ứng là 3.304 triệu đồng (4,80%), 115 triêu đồng (41,28%), do đó hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 0,89 (-25,21%), còn tỷ suất lợi nhuận vốn cố định không tăng.

Điều dó chứng tỏ năm 2007 vốn cố định dùng không hiệu quả bằng năm 2006. Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2007 giảm so với năm 2006, do vốn cố định đầu tư lớn song doanh thu và lợi nhuận lại thu được ít, một trong những nguyên nhân làm cho doanh thu tăng ít.

Để đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng vốn cố định, ta đi vào phân tích từng chỉ tiêu.

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được 3,61 đồng doanh thu năm 2005 và 3,58 đồng doanh thu năm 2006. Như vậy, cũng một đồng vốn cố định nhưng doanh thu năm 2006 cao hơn năm 2005 nên việc sử dụng vốn cố định mang lại hiệu quả cao hơn năm 2007; 1 đồng vốn cố định tạo ra 2,64 đồng doanh thu, so với năm 2006 thì giảm 0,89 do đó vốn cố định sử dụng có hiệu quả thấp hơn năm 2006.

Có hai nhân tố ảnh hưởng tới sự tăng giảm của chỉ tiêu hiệu suất vốn cố định năm 2006, 2007.

- Mức độ ảnh hưởng của doanh thu trong kỳ đến hiệu suất vốn cố định. Ký hiệu:

M: Doanh thu.

∆M: Mức độ ảnh hưởng của doanh thu đến hiệu suất vốn cố định. ∆VCĐ: Mức độ ảnh hưởng vốn cố định đến hiệu suất vốn cố định. M 2006 M2005 68.888 51.764 ∆M1 = - = - = 1,04 VCĐ2005 VCĐ2005 16.395,5 16.395,5 M2007 M2006 72.192 68.888 ∆M2 = - = - = 0,17 VCĐ2006 VCĐ2006 19.501,5 19.501,5

- Mức độ ảnh hưởng của vốn cố định đến hiệu suất vốn cố định: M2006 M2006 68.888 68.888 ∆VCĐ1 = - = - = -0,7 VCD2006 VCD2005 19.501,5 6.395,5 M2007 M2007 72.192 72.192 ∆VCĐ2 = - = - = -1,06 VCĐ2007 VCĐ2006 27.292,5 19.501,5

Tổng hợp ảnh hưởng của hai nhân tố trên:

Năm 2006: ∆1 = ∆M1 + ∆VCĐ1 = 1,04 + (-0,7) = 0,34 Năm 2007: ∆2 = ∆M2 + ∆VCĐ2 = 0,17 + (-1,06) = -0,89

Như vậy năm 2006 hiệu suất vốn cố định tăng do doanh thu tăng nhiều hơn vốn cố định nhưng năm 2007 hiệu suất vốn cố định giảm hơn so với năm 2006 là do vốn cố định đầu tư nhiều mà doanh thu lại tăng ít.

- Hàm lượng vốn cố định :

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra 1 đồng doanh thu thì năm 2005 cần 0,32 đồng vốn cố định, năm 2006 cần 0,28 đồng vốn cố định. Như vậy năm 2006 cứ một đồng doanh thu tiết kiệm được 0,04 đồng vốn cố định. Với doanh thu năm 2006 là 68.888 triệu đồng thì sẽ tiết kiệm được số vốn cố định so với năm 2005 là: 68.888 triệu đỗng x 0,04 = 2.755.5 triệu đồng.

Còn năm 2007, 1 đồng doanh thu cần 0,37 đồng vốn cố định, so với năm 2006 thì 1 đồng doanh thu cần thêm 0,09 đồng vốn cố định. Vậy với mức doanh thu năm 2007 là 72.192 triệu đồng thì số vốn cố định không tiết kiệm được là : 72.92 triệu đồng x 0,09 = 6.497,28 triệu đồng.

- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định:

Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn cố định năm 2005 tạo ra 0,011 đồng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2006 có tăng lên nhưng đến năm 2007, tỷ suất lợi nhuận không thay đổi mà tỷ lệ này khá thấp, một đồng vốn tạo ra rất ít đồng lợi nhuận. Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty là tốt, nhưng Công ty cần chú trọng hơn nữa trong việc sử dụng vốn để mang lại lợi nhuận cao hơn.

Một phần của tài liệu 225433 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w