Thực ra, Việt Nam áp dụng cơ chế trần lãi suất bắt đầu từ năm 1991.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 43 - 44)

- Thời hạn thế chấp thường rất ngắn, có khi không quá một tuần Kĩ thuật này thích hợp cho ngân hàng nào chỉ vay trong một vài ngày, như cuối tháng, cuối năm, những ngày đặc biệt,…

50 Thực ra, Việt Nam áp dụng cơ chế trần lãi suất bắt đầu từ năm 1991.

ương chưa hề có bất cứ kinh nghiệm nào với nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ, một thị trường tài chính sơ khai, thì công cụ lãi suất tuy mang nặng tính hành chính nhưng là công cụ hiêu quả nhất đối với giai đoạn bấy giờ. Và thật sự trên thực tế, nó đã đạt được những thành tựu nhất định.

Cũng là cơ chế lãi suất trần nhưng phương thức vận hành cũng có một vài sự chuyển biến trong giai đoạn này theo hướng nới lỏng sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Trong giai đoạn đầu, mặc dù nước ta đã xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp để chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ đầu những năm 90 thế kỉ XX (sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986), nhưng vì những nguyên chủ quan và khách quan, đến trước ngày 05 tháng 08 năm 2000, Ngân hàng nhà nước vẫn thực hiện cơ chế điều hành trần lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam và đô la Mỹ của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Ngay cả khi điều kiện đã thuận lợi, Ngân hàng nhà nước vẫn chưa trao ngay quyền tự xác định lãi suất cho vay cho các ngân hàng mà chỉ giảm bớt sự can thiệp vào việc xác định lãi suất cho vay của các ngân hàng bằng cách thay thế cơ chế điều hành trần lãi suất cho vay bằng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng đồng Việt Nam và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ. Sự thận trọng của Ngân hàng nhà nước bảo đảm cho Nhà nước quản lý và kiểm soát được hoạt động cho vay của các ngân hàng trên thị trường51. Với cơ chế điều hành lãi suất mới nói trên, ngân hàng được ấn định lãi suất cho vay đối với khách hàng trên cơ sở lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố nhưng không vượt quá mức lãi suất cơ bản và biên độ do Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định từng thời kỳ.

Cơ chế lãi suất thỏa thuận: Được áp dụng từ năm 2002 sau Quyết định 546 và kết thúc sau

Quyết định 26 vào giữa năm 200852.

Ngay từ lúc mới ra đời, trong giới chuyên môn đã có nhiều ý kiến băn khoăn về sự ra đỏi sớm của cơ chế này vì kinh tế – xã hội Việt Nam còn nhiều yếu tố cản trở tính hiệu quả của nó; đặc biệt là còn có sự khác biệt không nhỏ giữa các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước vẫn phải giữ vai trò chủ đạo (nhưng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không cao, thường bị thua lỗ…). Ngoài ra, lúc bấy giờ kinh tế nước ta vẫn đang là một nền kinh tế thị trường chưa đầy đủ do còn những bất hợp lý, thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp luật; sự pha trộn, đan xen giữa hai cung cách làm ăn cũ và mới vẫn là những trở lực rất lớn cho tính năng động sáng tạo của người lao động trong các cơ quan quản lý nhà nước cũng như trong các doanh nghiệp. Những băn khoăn về sự ra đời “sớm” của cơ chế lãi suất thoả thuận như đã nói trên là có cơ sở thực tế. Một số tác giả53 cho rằng đây là nguyên nhân chính về sự gia tăng chỉ số hàng hoá-dịch vụ tiêu dùng và góp phần làm cho lạm phát tiền tệ của Việt Nam ngày càng một nặng nề thêm. Năm 1999, mức lạm phát chỉ là 51 Nguyễn Phương Linh, Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, “Cần sửa đổi quy định về lãi suất vay trong Bộ luật Dân sự 2005”, Tạp Chí Ngân Hàng, số 23/2006.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w