I. Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam
16 Nguồn Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết 31/12/2007.
2.3. Về cơ cấu vốn đầu tư theo hình thức đầu tư:
Đến hết quý I năm 2008, ở Việt Nam có 6 hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó có hai hình thức mới được thí điểm vào những năm 2001-2005.
Trong suốt giai đoạn 1988-2007, hình thức 100% nốn nước ngoài vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất với 6,743 có tổng vốn đầu tư hơn 52 tỷ USD chiếm 39% tổng vốn thực hiện. Tuy con số này thấp hơn 71% tổng vốn đăng ký trong giai đoạn 2001-2005 nhưng nó không có nghĩa là số dự án theo hình thức này giảm mà đã có sự gia tăng của những hình thức khác trong những năm gần đây.
Các hình thức khác như liên doanh hay hợp đồng hợp tác kinh doanh giữ các vị trí sau do những vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư. Có 1640 dự án hoạt động theo hình thức liên doanh với 24,75 tỷ USD vốn đầu tư và 11,14 tỷ USD đầu tư thực hiện. Hình thưc hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng chỉ chiếm 5% tổng vốn đầu tư và 19% đầu tư thực hiện. Thấp nhất vẫn là ba hình thức còn lại với số dự án không đáng kể với 1% số dự án, chiếm khoảng 4% tổng số vốn đầu tư và 3% đầu tư thực hiện của các dự án FDI. Trong 3 tháng đầu năm 2008, có đến 77% vốn pháp định thuộc về các dự án 100% vốn nước ngoài với tổng vốn đầu tư là hơn 3,4 tỷ USD. Số dự án còn lại thuộc về các hình thức còn lại : 25 dự án liên doanh, 1 dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh và 8 công ty cổ phần, không có dự án nào có hình thức công ty mẹ-con được cấp phép.
Cũng có thể nhìn thấy rằng có những hình thức có tổng vốn đầu tư không lớn nhưng lại có sự đầu tư thực hiện cao hơn. Ví dụ như hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và công ty cổ phần. Điều này là do tính chất và điều kiện hoạt động của các dự án này ở Việt Nam quyết định.
Hết năm 2007, các dự án FDI vào Việt Nam đã có sự tham gia của 82 nước và các vùng lãnh thổ. Nhưng từ thống kê của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư thì chủ yếu nguồn vốn đầu tư vẫn xuất phát tư những nước trong khu vực Châu á. Cụ thể là 6 nước Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, British Virginlsland đầu tư 5,490 dự án vào Việt Nam, chiếm 70% tổng vốn đầu tư và 62% đầu tư thực hiện. Đứng đầu vẫn là Hàn Quốc với 21% số dự án với 17% tổng vốn đầu tư.
Các nước Châu Âu và Châu Mỹ có các dự án còn rất khiêm tốn vào Việt Nam mặc dù các nước này có tiềm năng rất lớn. Đây có thể được coi là vuìng đất tiềm năng để Việt Nam có thể giai tăng FDI bằng các giải pháp tăng cường thu hút.
Nếu như trên thế giới, nguồn vốn FDI chủ yếu từ các nước công nghiệp phát triển thì ở Việt Nam, so với các nước trong khu vực Đông Nam á như Thái Lan, Malaysia,.. nguồn vốn này còn chiếm tỷ trọng thấp. Cuối năm 2005, có hơn 100 trong tổng số 500 công ty xuyên quốc gia
hàng đầu thế giới có các dự án đầu tư tại Việt Nam nhưng con số này ở Trung Quốc đã là trên 400 công ty xuyên quốc gia. Điều này cho thấy môi trường đầu tư ở Việt Nam còn làm nhièu nhà đầu tư cảm thấy lo ngại.
Đến nay Nhà Nước đã có những chính sách 12 Khuyến khích các Kiều bào ở khắp nơi trên thế giới đầu tư về nước nhưng trên thực số con số này có tăng nhưng chưa đáng kể. Việt Kiều từ gần 30 nước với hơn 160 dự án
được cấp phép đầu tư vào Việt Nam.
Xét theo đối tác đầu tư thì có thể nhận thấy các dự án đầu tư vào Việt Nam vẫn còn tồn tại với quy mô vừa và nhỏ. Vốn bình quân trên mỗi dự án FDI thay đổi theo các thời kì. Con số này vào 1988-1990 là 7,5 triệu USD, giai đoạn 1991-1995 là 12,5 triệu USD và tăng lên 15,2 triệu trong giai đoạn 1996-2000, đạt mức 5,2 triệu USD trong 5 năm 2001-2005.
Trong hai năm 2006 và 2007 con số này cũng có sự giai tăng, diều này cho thấy xu hướng gia tăng của các dự án quy mô nhỏ và vừa.