Bảng 2.10 Vòng quay vốn cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nộix (Trang 46 - 73)

ABBANK Hà Nội có vòng quay vốn cho vay ngắn hạn đạt 3.2 vòng năm 200 và con số này của năm 2007 là 4.6. So với toàn hệ thống ngân hàng TMCP An Bình thì đây là một mức khá cao. Sở dĩ có được kết quả như vậy là do tại ABANK Hà Nội, công tác phân tích tín dụng, sàng lọc và lựa chọn khách hàng, xây dựng kỳ hạn trả gốc và lãi, gia hạn nợ vay, kiểm tra ,giám sát sau khi cấp vốn luôn luôn được coi trọng đúng mức. Đối tượng khách hàng mà ngân hàng hướng đến là ngành công nghiệp chế biến và thương mại- dịch vụ. Đối với các ngành đầu tư và xây dựng cơ bản do chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, chậm thu hồi vốn, kết quả kinh doanh không tốt nên đã bị hạn chế trong năm 2007. Kết quả trên đã thể hiện rõ sự nỗ lực năng lực, trình độ của cán bộ ngân hàng, cũng như thể hiện chiến lược phát triển phù hợp của ngân hàng.

c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an toàn - Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo

Dư nợ cho vay ngắn hạn có TSĐB

Tỷ lệ cho vay ngắn hạn có TSĐB = 

BẢNG 2.11 TỶ LỆ CHO VAY CÓ TSĐB

Đv. Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007

Dư nợ cho vay có TSĐB 221 1059

Tổng dư nợ 260 1412

Tỉ lệ cho vay có TSĐB 85% 75%

Dư nợ cho vay ngắn hạn có TSĐB 138.11 670.04

Dư nợ cho vay ngắn hạn 166.4 946.04

Tỉ lệ cho vay ngắn hạn có TSĐB 83% 70.83%

Nguồn: Báo cáo rủi ro tín dụng 2006/2007

Tài sản đảm bảo là một căn cứ quan trọng để ngân hàng quyết định có cho khách hàng vay vốn hay không và mức dư nợ tối đa có thể cấp cho khách hàng. Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng được đảm bảo, qua đó nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ cho vay có TSĐB và cho vay ngắn hạn có TSĐB của chi nhánh Hà Nội năm 2007 giảm nhiều sơ với năm 2006. Sở dĩ như vậy là do: Thứ nhất Mức tăng trưởng dư nợ nói chung và dư nợ ngắn hạn rói riêng là rất cao. Thêm vào đó, một số doanh nghiệp là khách hàng lớn của ngân hàng, có mức dư nợ cao đã trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng, qua đó ngân hàng có thể cho vay mà không cần tài sản đảm bảo. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay thì ngân hàng cần phải có các chính sách để vừa đảm vào mức tăng trưởng dư nợ vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay của ngân hàng.

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn2. Tỷ lệ nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả cho vay ngán hạn của NHTM. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp trả gốc và lãi không đúng với kỳ hạn đã quy định trong hợp đồng. Điều này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như: Khách hàng sử dụng vốn vay không hiệu quả, khách hàng không có thiện trí trả nợ, các nguyên nhân khách quan...và dẫn đến hiệu quả của khoản vay thấp.

Dư nợ ngắn hạn quá hạn Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn =  Tổng dư nợ ngắn hạn BẢNG 2.12 TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN Đv. Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 Dư nợ quá hạn(1) 5.72 21.18 Tổng dư nợ(2) 260 1412 Tỉ lệ nợ quá hạn(1)/(2) 2.2% 1.5% Dư nợ ngắn hạn quá hạn(3) 4.3264 10.31 Tổng dư nợ ngắn hạn(4) 166.4 946.04 Tỉ lệ nợ ngắn hạn quá hạn(3)/(4) 2.6% 1.09%

Nguồn: Báo cáo kinh doanh các năm 2006/2007

Quy mô nợ quá hạn có sự thay đổi trong số tuyệt đối. Năm 2006, dư nợ quá hạn là 5,72 tỷ đồng, đến năm 2007 tăng lên 21,18 tỷ đồng. Tuy giá trị tuyệt đối có tăng nhưng do tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2007 cao nên tỷ lệ nợ quá hạn vẫn giảm từ 2,2% năm 2006 xuống còn 1,5% vào năm 2007.

Tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần chứng tỏ việc thu hồi vốn của ABBANK Hà Nội đã trở nên tốt hơn, nâng cao hiệu quả cho vay của khoản vay. Bằng các biện pháp kiên quyết, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo pháp luật, tiếp tục xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ, ngân hàng đã thu hồi được một phần nợ quá hạn. Đồng thời thực hiện các biện pháp tín dụng chặt chẽ hơn đối với những khoản vay mới nên tỷ lệ nợ quá hạn đã đạt được mục tiêu do Ban lãnh đạo ngân hàng đưa ra.

Trong số nợ quá hạn thì dư nợ ngắn hạn quá hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Sở dĩ có điều này là vì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cho vay của ABBANK Hà Nội (từ 64% đến 67% tổng dư nợ).

Tỉ lệ nợ ngắn hạn quá hạn năm 2007 giảm mạnh so với 2006. Cụ thể tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn năm 2006 là 2.6%, con số này của năm 2007 là 1.09%. Bên cạnh đó, qua bảng 2.12 ta thấy, dư nợ ngắn hạn năm 2007 tăng vọt so với năm 2006. Điều này cho thấy, ABBANK Hà Nội đã đồng thời thực hiện được chủ trương tăng trưởng tín dụng ngắn hạn và đảm bảo an toàn, giảm tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn.

- Tỷ lệ nợ khó đòi

Dư nợ ngắn hạn khó đòi

Tỷ lệ nợ ngắn hạn khó đòi = 

BẢNG 2.13 TỶ LỆ NỢ KHÓ ĐÒI Đv. Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 Dư nợ khó đòi 0.39 0 Tổng dư nợ 260 1412 Tỉ lệ nợ khó đòi 0.15% 0%

Dư nợ cho vay ngắn hạn khó đòi 0.183 0

Dư nợ cho vay ngắn hạn 166.4 946.04

Tỉ lệ nợ ngắn hạn khó đòi 0.11% 0%

Nguồn: Báo cáo kinh doanh 2006/2007

Nợ khó đòi là những khoản nợ quá hạn đã quá một kì gia hạn nợ. Đối với các khoản nợ này việc thu hồi vốn là rất khó khăn, khả năng mất vốn là rất cao. Tỉ lệ nợ ngắn hạn khó đòi năm 2006 là 0,15% , đến năm 2007 thì không còn nợ khó đòi đối với các khoản cho vay ngắn hạn. Điều này cho thấy ABANK Hà Nội đã thực hiện thành công các biện pháp nhằm giảm số lượng các khoản nợ khó đòi. Hiệu quả cho vay vì thế được nâng cao.

d. Chỉ tiêu mức sinh lời của đồng vốn cho vay

BẢNG 2.14 MỨC SINH LỜI CỦA ĐỒNG VỐN CHO VAY

Đv. Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007

Thu lãi ròng từ hoạt động cho vay ngắn hạn 4.96 39.4

Dư nợ ngắn hạn bình quân 83.2 556.22

Mức sinh lời của đồng vốn cho vay ngắn

hạn 5.96% 7.08%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2006/2007

( Dư nợ bình quân = ) 2

Qua số liệu ở bảng 12, ta có thể nhận thấy mức sinh lợi tăng dần qua các năm, từ 5,96% năm 2006 đến 7,08% vào năm 2007. Mức sinh lợi cao chứng tỏ hoạt động cho vay ngắn hạn của Chi nhánh Hà Nội là có hiệu quả.

2.2.3 Đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn của chi nhánh Hà Nội 2.2.3.1 Những kết quả đạt được

Trước hết có thể nói với việc chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng TMCP An Bình trong những năm qua, ABBANK Hà Nội đã thực hiện nghiêm chỉnh những qui định của NHNN, quy chế, quy trình cho vay của Ngân hàng TMCP An Bình và quy chế tại ABBANK Hà Nội. Không chỉ cố gắng mở rộng quy mô cho vay, ABBANK Hà Nội đã cố gắng nâng cao chất lượng và hiệu quả cho vay bằng việc thực hiện bài bản, đầy đủ và nghiêm túc hơn các điều kiện, kiểm soát trong cho vay.

Về hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn, có thể thấy những kết quả mà ABBANK Hà Nội đã đạt được trong thời gian qua:

Thứ nhất: về qui mô hoạt động cho vay ngắn hạn

Hoạt động cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng rất cao trong toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng. Qui mô cho vay ngắn hạn không ngừng được mở rộng với tốc độ cao, tốc độ tăng trưởng dư nợ đạt 568% năm 2007. Điều này chứng tỏ ABBANK Hà Nội đã thực hiện tốt các chính sách nhằm thu hút khách hàng, qua đó tăng trưởng dư nợ cho vay .

Thứ hai: về các chỉ tiêu phản ánh độ an toàn.

Sau hai năm đi vào hoạt động, số lượng các khoản nợ ngắn hạn quá hạn, khó đòi, mất vốn của ABBANK Hà Nội giảm với tốc độ rất cao. Các tỉ lệ này đều đạt thậm chí dưới mức chuẩn do Ngân hàng TMCP An Bình và NHNN

đặt ra rất nhiều. Điều đó cho thấy ABBANK Hà Nội đã thực hiện tốt nhiệm vụ là đơn vị đi đầu ở khu vực phía Bắc của Ngân hàng TMCP An Bình.

Thứ ba: về các chỉ tiêu sinh lời.

Cho vay ngắn hạn luôn là hoạt động trung tâm của ABBANK Hà Nội, là hoạt động mang lại nguồn thu nhập cao cho ngân hàng. Chính vì vậy việc tăng trưởng bền vững các chỉ tiêu về khả năng sinh lời luôn là mục tiêu hàng đầu. Trong 2 năm vừa qua do qui mô hoạt động cho vay ngắn hạn không ngừng được mở rộng đồng thời các tỉ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi được giảm xuống tối thiểu đã tạo ra lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng. Cụ thể mức sinh lời của đồng vốn cho vay ngắn hạn năm 2006 là 5.96%, con số này của năm 2007 là 7.08%. Bên cạnh đó vòng quay vốn cho vay ngắn hạn được nâng cao cho thấy hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Chi Nhánh đã đạt được hiệu quả cao.

2.2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân a. Hạn chế

Nhìn chung hoạt động cho vay ngắn hạn tại Chi Nhánh đã đạt được những kết quả khá khả quan. Tuy nhiên vẫn còn có một số hạn chế nhất định, nếu khắc phục được thì hiệu quả cho vay ngắn hạn sẽ còn cao hơn nữa. Cụ thể:

- Về phía ngân hàng.

+Thứ nhất: Tồn tại nhiều thiếu sót trong quy trình cho vay

Áp lực về thời gian thẩm định dự án, ký kết hợp đồng và giải ngân đến từ cả hai phía, lãnh đạo ngân hàng và khách hàng vay vốn đã làm cho cán bộ tín dụng gặp phải những khó khăn. Thời gian càng ngắn cán bộ tín dụng không thể kiểm tra được đầy đủ thông tin, từ đó không đánh giá được chính xác

năng lực của khách hàng vay vốn, kết quả thẩm định không được tốt. Bên cạnh đó, áp lực về thời gian còn có thể dẫn đến những thiếu sót trong quy trình cho vay như: Hồ sơ khách hàng, quá trình giả ngân, kiểm tra giám sát sau khi cấp vốn...làm giảm hiệu quả cho vay của ngân hàng.

+Thứ hai: Trong thực tiễn tỷ lệ nợ qúa hạn vẫn trong giới hạn cho phép, tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế mà trực tiếp là các tổ chức tín dụng trên địa bàn ngày càng gay gắt,do vậy vấn đề nợ quá hạn luôn là yếu tố tiềm ẩn có tính thường trực, giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

+Thứ ba: Tăng trưởng dư nợ cao nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn có tài sản đảm bảo của ngân hàng vẫn ở mức thấp Cụ thể năm 2006 là 83% và năm 2007 là 70.83%. Điều này cho thấy rủi ro có nguy cơ gia tăng với hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng cần có những chính sách phù hợp để đưa tỷ lệ này về mức hợp lý đồng thời vẫn đảm tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn.

+Thứ tư: Vòng quay vốn của ABBANK Hà Nội còn thấp, chưa đạt được mục tiêu đã đề ra. Vòng quay vốn là một chỉ tiêu quan trọng, không chỉ phản ánh khả năng thu hồi nợ từ khách hàng mà còn cho thấy một nguồn vốn đầy đủ, sẵn sàng cho việc mở rộng tín dụng. Các chỉ số của Chi nhánh cho thấy vẫn còn hạn chế trong khâu tính toán kỳ hạn trả gốc và lãi, chưa xác định được chính xác tốc độ quay vòng vốn trong các doanh nghiệp để có thể thiết lập nên một cơ cấu vốn tối ưu. Vòng quay vốn thấp còn cho thấy công tác thu hồi nợ vẫn còn chưa tốt.

+ Thứ năm: Lãi suất cho vay biến động chưa thật sự phù hợp với sự biến động của cung cầu về vốn trên thị trường. Qua đó chưa tạo được sự thoả mãn cho khách hàng khi vay vốn tại ngân hàng.

- Về phía khách hàng

+ Khả năng kinh doanh, sử dụng vốn Ngân hàng của một số doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.

Trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, không có lợi nhuận hoặc có lợi nhuận nhưng ở mức quá thấp, không đủ để trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ chậm thu hồi được gốc và lãi hoặc xấu nhất có thể mất vốn.

+ Khách hàng có thái độ trả nợ không tốt.

Vẫn còn một số doanh nghiệp không có ý thức tốt trong việc trả nợ, ở đây nói đến những doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt, có lợi nhuận nhưng không muốn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, nhằm mục đích chiếm dụng tín dụng của ngân hàng, họ viện nhiều lí do để không trả nợ đúng hạn, lần lữa và xin gia hạn một cách không trung thực. Điều này sẽ làm cho ngân hàng thu hồi vốn một cách khó khăn, đồng thời làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng.

b. Những nguyên nhân chủ yếu - Về phía ngân hàng

+ Quy trình cho vay chưa hoàn thiện và thiếu chặt chẽ.

Ngân hàng TMCP An Bình đã lập ra Sổ tay tín dụng nhằm mục đích chuẩn hoá các khái niệm, các bước cần có trong quy trình tín dụng thống nhất trên toàn hệ thống. Sổ tay tín dụng được lập dựa trên cơ sở khoa học để đảm bảo chất lượng món vay là tốt. Tuy vậy việc áp dụng đầy đủ quy trình cho vay nhiều khi mới chỉ ở trên lý thuyết. Trong quá trình thực hiện, nhiều cán bộ vẫn chưa tuân thủ hoàn toàn chặt chẽ, hoặc do áp lực thời gian nên không thể tuân thủ một cách triệt để quy trình trong Sổ tay tín dụng, nhiều bước thực

hiện dựa hoàn toàn vào kinh nghiệm. Một số bước thẩm định đôi khi bị bỏ qua làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng thẩm định, từ đó làm giảm hiệu quả cho vay của ngân hàng

+ Hạn chế về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng.

Nhân viên tín dụng của chi nhánh đa số là những nhân viên trẻ tuổi và có trình độ,nhiệt tình say mê công việc song còn thiếu kinh nghiệm nên chưa thích ứng ngay được với cơ chế thi trường, việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ và cập nhật thông tin còn ít, khả năng phân tích tổng hợp còn hạn chế, đặc biệt còn thiếu những cán bộ có trình độ tổng hợp, biết tổng quát về họat động của ngân hàng.

+ Khả năng xác định và dự báo các biến động của thị trường vốn kém, dẫn đến lãi suất áp dựng chưa thật sự linh hoạt, phù hợp với biến động của thị trường.

+ Tình trạng thiếu thông tin, hoặc thông tin không chính xác

Trong nền kinh tế phát triển, vấn đề thông tin trở thành một trong những yếu tố chính trong cạnh tranh. Những ai nắm được càng nhiều thông tin chính xác, kịp thời thì càng có nhiều cơ hội thành công. NHTM hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ - một lĩnh vực dịch vụ mà thông tin là yếu tố cạnh tranh chủ yếu, nó quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Muốn thực hiện tốt công việc kinh doanh, ngân hàng phải tìm kiếm thông tin về khách hàng từ mọi nguồn có thể. Tuy nhiên hiện nay, ngân hàng chưa có được một

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nộix (Trang 46 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w