D. Nội dung nghiên cứu
E. Phương pháp nghiên cứu
4.1.2 Dự báo mức độ phát sinh CTRSH tại TP.Pleiku đến năm 2025
Theo thống kê , năm 2010 có 19470 hộ gia đình đăng ký đổ rác, tổng lượng rác thu được tính đến năm 2010 là 32.617 tấn/năm = 89,361 tấn/ngày. Vậy lượng rác thải được thải bỏ hằng ngày bình quân trung bình theo đầu người là : 89.361 (kg/ngày)/(19470 x5) = 0,92 (kg/người/ngày).
Năm 2005 , trung bình : 0,77 (kg/người/ngày)
Vậy trong 5 năm qua, tỉ lệ tăng tốc độ thải = (0,92- 0,77)/5 = 0,028 = 2,8% Đến năm 2025 thì lượng rác thải được thải bỏ hằng ngày bình quân trung bình theo đầu người sẽ được tính như sau :
Bảng 17 : Dự báo mức độ phát sinh CTRSH tại TP.Pleiku đến năm 2025
Năm Dân số Tỉ lệ tăng tốc độ thải (%)
Lượng rác thải bình quân ( kg/người/ngày) Tổng lượng thải (Tấn/ngày) 2010 214.710 2,8 0,92 197,533 2011 217.114 2,8 0,946 205,390 2012 219.458 2,8 0,972 213,313 2013 221.828 2,8 1 221,828 2014 224.223 2,8 1,028 230,501 2015 226.644 2,6 1,055 239,109 2016 229.091 2,6 1,082 247,876 2017 231.496 2,6 1,11 256,961 2018 233.926 2,6 1,139 266,442 2019 236.382 2,6 1,169 276,331 2020 238.864 2,6 1,2 286,637 2021 241.372 2,5 1,23 296,888 2022 243.834 2,5 1,261 307,475 2023 246.321 2,5 1,293 318,493 2024 248.833 2,5 1,325 329,704 2025 251.371 2,5 1,358 341,362
4.2 Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý CTR sinh hoạt. 4.2.1 Phân loại rác tại nguồn
Chương trình phân loại rác tại nguồn nhằm tận dụng được các phế liệu có thể tái chế, nhằm hạn chế việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm các nguy cơ phát tán dịch bệnh , không gây mất mỹ quan đô thị, góp phần xã hội hóa công
tác quản lý chất thải rắn, đồng thời giúp cho nhà nước giảm bớt ngân sách cho việc công tác vệ sinh đường phố , vận chuyển và xử lý rác thải.
4.2.1.1 Phân loại và hình thức lƣu trữ. Phân loại :
- Thùng màu xanh có bọc nilon màu xanh : chứa các loại thực phẩm dư, rau, trái cây …
- Thùng màu vàng có bọc nilon màu vàng : chứa các loại rác còn lại. Hình thức lƣu trữ :
- Hộ gia đình : sử dụng thùng có dung tích 10lít
- Công sở, trường học : sử dụng thùng chứa 20 lít tại các phòng, và có các thùng chứa dung tich 240 lít để tập trung rác.
- Chợ, trung tâm thương mại, siêu thị , nhà hàng , khách sạn, bệnh viện : sử dụng các thùng có dung tích 20 lít,60lít, 240 lít và 660 lít.
- Khu công cộng , đường phố : trang bị thêm các thùng rác dung tích khoảng 60lít trên các trục đường phố , khoảng cách giữa 2 thùng 100m-200m, và đặt thêm các thùng ở những khu vực như công viên, khu vui chơi , giải trí.
4.2.1.2 Đề xuất hệ thống PLRTN
Trước tiên , ta phải phân loại rác ngay tại nguồn thành 2 nhóm :
- Nhóm 1 : Rác hữu cơ dễ phân hủy mà chủ yếu là rác thực phẩm ( trừ các loại vỏ của các loài sinh vật biển như : vỏ xò, vỏ nghêu… vì chúng rất khó phân hủy)
- Nhóm 2 : Bao gồm tất cả các loại còn lại.
Sau đó, ta lại tiếp tục phân loại nhóm 2 thành nhiều thành phần khác nhau , cụ thể như sau :
+ Nhóm 2.1 : Các loại giấy, carton… + Nhóm 2.2 : Các loại bao bì, nhựa … + Nhóm 2.3 : kim loại, thủy tinh, cao su … + Nhóm 2.4 : Các thành phần còn lại
Như vậy , sau khi phân loại xong ta có thể thu hồi được một lượng lớn các loại vật liệu có thể tái chế , tái sử dụng được.
Sơ đồ hệ thống PLRTN được minh họa như hình sau : Rác sinh họat
Bảng 18 : Sơ đồ hệ thống PLRTN đƣợc đề xuất tại TP.Pleiku 4.2.1.3 Các giải pháp thực hiện phân loại rác tại nguồn .
- Đề nghị áp dụng 2 hệ thống thu gom tách biệt : một hệ thống chuyên thu gom rác hữu cơ dễ phân hủy và một hệ thống thu gom các loại còn lại. Tần suất thu gom áp dụng chung :
+ 1 lần / ngày đối với rác hữu cơ dễ phân hủy + 3-4 lần / tuần đối với các loại rác còn lại.
- Nhà nước hỗ trợ thêm kinh phí để nâng cấp toàn bộ hệ thống trang thiết bị và phương tiện cần thiết cho việc thu gom rác trên địa bàn thành phố.
- Tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần tư nhân tham gia vào các hoạt động thu gom rác.
- Vạch tuyến thu gom, vận chuyển :
+ Thu gom trên các tuyến đường chính, giao thông thuận lợi, xe cơ giới có thể vào được.
+ Đối với những tuyến đường phụ , các hẻm mà xe cơ giới không vào được thì cần trang bị thêm các loại xe đẩy tay để thu gom hết rác.
Khu dân cư Chợ Đường phố
Bãi chôn lấp Cơ sở tái chế
Rác hữu cơ dễ phân hủy sinh học Công sở ,
trường học
Rác tái chế Rác không thể tái chế
- Thuyết phục người dân đăng ký thu gom, tránh việc xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.
4.2.2 Cải thiện hệ thống quản lý CTR
Ngoài việc thu gom ở những tuyến đường chính thì cần tăng cường thêm việc thu gom trong các hẻm nhỏ, và khi thu gom ta sẽ phân loại để có thể thu hồi những thứ có thể tái chế được. Và sau đây là sơ đồ cải thiện hệ thống quản lý CTR áp dụng cho Thành phố.
Rác có thể Rác hữu cơ tái chế
Rác không thể tái chế
Bảng 19: Sơ đồ cải thiện hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Rác sinh hoạt
Tuyến đường chính Hẻm
Xe ép rác Điểm hẹn Xe đẩy tay
Trạm phân loại phế liệu Bãi chôn lấp
4.2.3 Tái chế , tái sử dụng CTR
Hiện nay , mỗi ngày có khoảng 95 tấn rác được thải ra ở trong thành phố, và mỗi năm số tiền mà nhà nước phải bù vào để có thể xử lý lượng rác này rất lớn. Và chúng ta cũng có nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu CTRSH, trong đó việc phân loại rấc có thể tái chế tái sử dụng được coi là một biện pháp hữu hiệu nhất.
Bảng 20 : Sơ đồ hệ thống thu gom CTR có thể tái chế trên địa bàn thành phố Pleiku Người nhặt rác, nhặt đồng nát Trạm phân loại phế liệu Rác sinh hoạt
Các thành phần tư nhân Công ty Công Trình Đô Thị
Người thu mua phế liệu Rác có thể tái chế Rác hữu cơ
Cơ sở thu mua phế liệu
Bãi chôn lấp Cơ sở tái chế phế liệu
CTR tái chế CTR không thể tái chế
4.2.4 Xây dựng chƣơng trình quan trắc chất lƣợng môi trƣờng khu vực bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh của TP.Pleiku.
Chương trình quan trắc môi trường được xây dựng nhằm quan trắc chất lượng môi trường không khí, nước mặt , nước ngầm và nước rỉ rác nhằm đánh giá giện trạng ô nhiễm môi trường bãi chôn lấp để đề ra các giải pháp quản lý và xử lý kịp thời khống chế ô nhiễm.
Chương trình quan trắc môi trường : lấy mẫu thử nghiệm, phân tích kết quả và lập báo cáo định kỳ về hiện trạng môi trường bãi chôn lấp.
Các môi trường cần quan trắc là : môi trường không khí, môi trường nước, môi trường nước mặt, môi trường nước rỉ rác tại bãi rác.
4.2.5 Giải pháp về chính sách. 4.2.5.1 Cơ cấu quản lý
Quản lý CTR của TP.Pleiku được đặt dưới sự quản lý và chỉ đạo của UBND TP.Pleiku . Ngoài ra còn có các cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước chuyên ngành và các địa phương có liên quan như : Sở Tài Nguyên và Môi trường , Sở Y tế, Sở Xây Dựng , Sở Công nghiệp , UBND phường, xã. Cơ quan nhà nước trực tiếp chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý rác Công ty công trình Đô thị.
4.2.5.2 Chính sách pháp luật.
Các công cụ chính sách có liên quan đến quản lý CTR bao gồm Luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật, chính sách môi trường .
Trong việc thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường , các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cần :
+ Thực hiên tốt công tác ĐTM cho tất cả các dự án đúng theo Luật Bảo vệ môi trường 2005.
+ Thực hiện kiểm tra, tranh tra môi trường theo định kỳ hoặc đột xuất tại các cơ sở, đơn vị có khả năng gây ô nhiễm môi trường, giám sát quá trình thực hiện các biện pháp thu gom , vận chuyển , xử lý CTR, đồng thời phát hiện các nguồn thải mới tại các cơ sở cũng như các hộ dân.
Để thực hiện tốt việc quản lý CTR cần đưa ra những khuyến khích các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường.
4.2.6 Chính sách về xã hội
Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm của từng người, vì vậy cần phải huy động , khuyến khích quần chúng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTR nói riêng. Với mục tiêu đề ra , bản thân công ty Công trình Đô Thị không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Vì vậy, cần thiết phải có sự tham gia của các ngành , các cấp, các thành phần kinh tế , nhân dân cùng tham gia thực hiện . Để đạt được hiệu quả cao , cần tập trung một số vấn đề sau :
+ UBND thành phố cần có chủ trương chính thức cho phép xã hội hóa hoạt động quản lý rác thải.
+ Có quy định về cơ cấu quản lý và hoạt động cụ thể cho các mô hình quản lý CTR tư nhân.
Trước mắt , để mở rộng mạng lưới thu gom, vận chuyển rác nội thành cũng như ngoại thành, nên tổ chức thí điểm mô hình thu gom rác theo hình thức Công ty Công trình Đô Thị + UBND phường, xã + tư nhân , sau đó đánh giá , rút kinh nghiệm và triển khai nhân rộng cho các phường xã khác trong thành phố.
Đới với vấn đề phân loại rác, cần thiết phải xây dựng dự án : “ triển khai thí điểm phân loại rác tại nguồn “ cho một số đối tượng cụ thể như : trường học, tổ dân phố… từ đó rút kinh nghiệm và nhân rộng cho các đối tượng khác , tạo thành thói quen trong nhân dân.
4.2.6.1 Phƣơng pháp đào tạo.
Để đạt được mục tiêu đề ra , cần phải tiến hành công tác phát triển nguồn nhân lực tương xứng với quy mô, trình độ chuyên môn quản lý CTR trong tương lai, các cơ quan chức năng như : Sở Tài Nguyên và Môi Trường , Sở Y Tế , Sở Xây Dựng …., các xí nghiệp. Cần quan tâm và có chính sách đào tạo , bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực quản lý CTR. Khi đào tạo và bồi dưỡng cần tập trung :
+ Tư vấn và truyền thông , nâng cao nhận thức cộng đồng. + Các vấn đề liên quan đến tài chính, kinh tế môi trường.
+ Kỹ năng theo dõi, kiểm tra và đánh giá công tác quản lý CTR. + Kiến thức cơ bản về CTR cho các cán bộ, công nhân chuyên trách. + Nắm vững được công nghệ, xử lý CTR.
+ Việc đào tạo thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn, các đợt hội thảo hoặc đào tạo chính quy tại các trường đại học trong khu vực.
4.2.6.2 Đầu tƣ nâng cấp trang thiết bị và phƣơng tiện.
Một trong những vấn đề chủ yếu đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra là công tác đầu tư trang thiết bị , phương tiện :
+ Nâng cấp những trang thiết bị một cách có tổ chức và có kế hoạch. + Tiếp tục cải tiến công tác quản lý các phương tiện đang hoạt động.
+ Lập chương trình bảo trì thiết bị, phương tiện để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản sẵn có.
Bên cạnh việc đầu tư trang thiết bị thì cần chú ý một số yếu tố sau : + Xem xét lựa chọn các thiết bị có hệ thống đa năng.
+ Ưu tiên mua các loại xe sản xuất trong nước.
+ Cần cân nhắc kinh phí mua sắm, tân trang, sửa chữa .
4.2.7 Giải pháp kinh tế
Ngày nay, giải pháp kinh tế áp dụng trong lĩnh vực môi trường được thực hiện rộng rãi tại các quốc gia phát triển. Việc lựa chọn các công cụ kinh tế phải phù hợp với mục tiêu chính sách quản lý chất thải cũng như chính sách pháp luật của từng quốc gia và đảm bảo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
Ở Việt Nam , việc sử dụng công cụ kinh tế bao gồm : các chính sách khuyến khích dự án đầu tư vào lĩnh vực xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường , một số lệ phí trong lĩnh vực môi trường như lệ phí vệ sinh, cấp phép môi trường , xử phạt … với mục đích :
+ Làm thay đổi hành vi của đối tượng bị thu phí đối với môi trường. + Có nguồn tài chính để phục vụ công tác quản lý , xử lý chất thải. Tại TP.Pleiku , một số giải pháp kinh tế được đề xuất như sau :
+ UBND thành phố cần có chủ trương và biện pháp khuyến khích , giảm thuế và cho vay ưu đãi với các cơ sở sản xuất , các loại hình tư nhân tham gia vào các lĩnh vực như : xử lý rác thải, tái chế và thu hồi phế liệu.
+ Cải tiến cách thu lệ phí vệ sinh để tránh tình trạng thất thoát như hiện nay . Giải pháp tốt nhất là có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và tổ dân phố.
+ Cần có các giải pháp hỗ trợ khác về quản lý, kỹ thuật và tuyên truyền giáo dục nhằm tăng mức thu và giảm các chi phí giải quyết rác.
+ Khuyến khích các cơ sở tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
4.2.7.1 Các khoản trợ cấp
Các khoản trợ cấp bao gồm các khoản tiền trợ cấp, các khoản vay với lãi suất thấp, khuyến khích về thuế , để khuyến khích những người gây ô nhiễm thay đổi hành vi, hoặc giảm bớt chi phí trong việc giảm ô nhiễm mà những người gây ô nhiễm phải chịu . Chẳng hạn như việc chính phủ trợ cấp cho công nghiệp để giúp tài trợ cho việc mua các thiết bị làm giảm ô nhiễm, khuyến khích các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp phát triển theo hướng sản xuất sạch hơn.
4.2.8 Các giải pháp hỗ trợ khác
4.2.8.1 Giải pháp về truyền thông giáo dục
Việc tuyên truyền được thực hiện với nhiều hình thức với những nội dung đơn giản, dễ hiểu cho mọi tầng lớp nhân dân, cần lôi kéo sự tham gia của các ngành , các cấp trong các lĩnh vực như : y tế, giáo dục, thông tin , học đường… Một thực trạng hiện nay là vẫn còn rất nhiều hộ dân vứt rác bừa bãi . Do vậy , phải làm cho nhân dân hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ tác động của rác thải đến môi trường và sức khỏe con người. từ đó người dân sẽ thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý CTR, có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường , tham gia trực tiếp vào việc phân loại rác tại nguồn.
Các hoạt động tuyên truyền rất đa dạng, phong phú như : hội thảo, tập huấn, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chiến dịch… nhưng đều có những nội dung chủ yếu :
+ Khuyến khích việc bảo vệ môi trường
+ Nâng cao nhân thức , trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân . + Giảm thiểu ô nhiễm.
Đối tượng truyền thông chủ yếu là : trẻ em, phụ nữ, thanh thiếu niên , các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, các ban ngành ,đoàn thể …
4.2.8.2 Chƣơng trình giám sát môi trƣờng
Để đảm bảo các hoạt động diễn ra mà không ảnh hưởng xấu đến môi trường thì chương trình giám sát chất lượng môi trường, giám sát công tác xử lý CTR sẽ được thực hiện trong suốt thời gian hoạt động của các cơ sở và của công ty thu gom rác thải. kết quả giám sát sẽ được lưu giữ tại đơn vị và có thông báo về Sở Tài Nguyên và Môi trường để theo dõi việc thực hiện.
4.2.8.3 Áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn
Hiện nay nhà nước đang có các chính sách hỗ trợ cũng như khuyến khích