Việc thi hành chính sách và quan điểm của doanh

Một phần của tài liệu THÁI ĐỘ DOANH NGHIỆP VỀ TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (Trang 51 - 53)

Việc thi hành chính sách của các doanh nghiệp

Nghị định số 81/CP hướng dẫn thi hành một số điều về lao động là người khuyết tật được ban hành tháng 11 năm 1995. Nhưng đến nay cũng chưa thật sự đã đi vào cuộc sống. Đa số doanh nghiệp không biết hoặc không quan tâm đến các chính sách dành cho người lao động khuyết tật. Thực tế tại các doanh nghiệp đã chứng minh:

- Đa số doanh nghiệp chưa nhận đủ số người lao động khuyết tật theo tỷ lệ nhà nước qui định từ 2% - 3%.

- 100% doanh nghiệp chưa đóng khoản tiền do không nhận đủ số lao động khuyết tật theo qui định vào quỹ việc làm dành cho người khuyết tật.

Quan điểm của doanh nghiệp đối với việc thi hành chính sách của các cơ quan chức năng

Nhà nước không thể đổ lỗi cho các doanh nghiệp vì không nhận đủ số lao động khuyết tật theo qui định với lý do:

- Chưa từng nghe nói đến các qui định.

- Các khoản tiền nộp phạt cũng chưa có người đến thu, chưa biết số tiền đóng góp là bao nhiêu dành cho loại hình doanh nghiệp nào.

Một số doanh nghiệp khẳng định hành lang pháp lý dành cho người khuyết tật tương đối đầy đủ, hợp lý nhưng việc thực hiện và công tác đôn đốc thi hành của các cơ quan chức năng thì không có hiệu quả. Chính sách đặt ra hợp lý nhưng người thi hành không quan tâm sâu sắc làm cho qui định mất đi tính hiệu lực.

Tuy nhiên, có khoảng 2/3 quan điểm trong tổng số 30 doanh nghiệp phỏng vấn mong muốn được tự giác trong việc tuyển dụng hơn là bị áp đặt. Nhà nước nên cho doanh nghiệp thấy được sự quan tâm tới người khuyết tật thông qua các hành động cụ thể như:

- Vận động, công tác tuyên truyền chính sách pháp luật.

- Qui định cụ thể tuyển dụng vào doanh nghiệp nhà nước và các lĩnh vực công.

- Ưu đãi hợp lý, xác thực.

Nếu Nhà nước làm được như vậy thì không bắt buộc doanh nghiệp cũng tự nguyện tuyển dụng người khuyết tật, có thể tuyển dụng nhiều hơn qui định nếu nhận thấy người khuyết tật có năng lực đáp ứng tốt nhu cầu công việc.

5.3.3. Sự khác biệt về nhận thức chính sách pháp luật giữa doanh nghiệp có nhận và doanh nghiệp không có nhận người khuyết tật vào làm việc.

Từ kết quả nghiên cứu thấy được sự khác biệt về nhận thức của doanh nghiệp về chính sách pháp luật. Sự khác biệt giữa doanh nghiệp có nhận và không nhận người khuyết tật làm việc được trình bày chi tiết trong bảng sau:

Bảng 5.4. Sự khác biệt về nhận thức Quan điểm Doanh nghiệp có nhận người

Hiểu biết về chính sách

100% doanh nghiệp có biết đến các qui định của Nhà nước ban hành.

Khoảng 80% doanh nghiệp không biết đến các chính sách do Nhà nước ban hành. Quan điểm về sự hợp lý của chính sách

Qui định tỷ lệ nhận người khuyết tật vào làm việc 2% - 3% là thấp, cần phải được nâng cao hơn.

Qui định phù hợp, một số cho là cao.

Mong muốn từ ưu đãi

của Nhà nước

- Được hỗ trợ về nơi ở dành cho người khuyết tật.

- Được vay ưu đãi theo qui định. - Hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm.

Đa số không mong muốn vì chính sách không có tính hiệu lực, ưu đãi thấp.

Việc thi hành chính

sách

Các cơ quan, các ngành chức năng thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình.

Nhà nước nên là người đi đầu trong việc thi hành đúng chính sách đã qui định.

Những vấn đề nổi bật về nhận thức của doanh nghiệp đối với chính sách pháp luật của Nhà nước

Đa số các doanh nghiệp không biết đến: các chính sách của Nhà nước dành cho người khuyết tật, các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp cơ sở sản xuất kinh doanh có nhận người khuyết tật vào làm việc, cũng như các qui định về nộp phạt nếu không nhận đủ tỷ lệ lao động khuyết tật vào làm việc.

63% doanh nghiệp nhận thấy chính sách qui định rất hợp lý nhưng việc thi hành thì không đạt hiệu quả, 90% không muốn ưu đãi nào khác ngoài ưu đãi trong chính sách qui định.

Đa số doanh nghiệp không thực thi chính sách đúng qui định, thực tế chứng minh đa số doanh nghiệp chưa nhận người khuyết tật vào làm việc từ 2% - 3%, 100% chưa từng đóng khoản tiền nộp phạt do chưa nhận đủ người khuyết tật theo tỷ lệ.

Quan điểm chung của các doanh nghiệp là mong muốn Nhà nước phải là người tiên phong đi đầu, làm gương cho các doanh nghiệp, chẳng những trong việc thực hiện các chính sách theo đúng qui định mà còn là người làm gương trong việc tuyển dụng người lao động khuyết tật vào các doanh nghiệp nhà nước và lĩnh vực công. Nếu Nhà nước thực hiện được các vấn đề nêu trên thì không cần áp đặt các doanh nghiệp cũng sẽ tự nguyện tuyển dụng người lao động khuyết tật.

Kết quả cũng khá quan trọng là sự khác biệt về nhận thức chính sách pháp luật giữa doanh nghiệp có nhận và doanh nghiệp không nhận người khuyết tật vào làm việc (xem bảng 5.4).

Một phần của tài liệu THÁI ĐỘ DOANH NGHIỆP VỀ TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w