QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty may Thănglong (Trang 27 - 31)

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty may Thăng long

Ngày 8/51958 công ty may mặc xuất khẩu ra đời trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ, tiền thân của xí nghiệp may Thăng Long hiện nay . Đây là bước ngoặt có tính chất lịch sử mở đầu cho ngành may xuất khẩu Việt Nam.

Ngay từ ngày đầu thành lập, xí ngiệp đã may một số áo sơ mi gửi mẫu chào hàng ở nước ngoài và đã được người tiều dùng ở Liên Xô chấp nhận. Sau một năm hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã hoàn thành kế hoạch sản lượng là 391,120 sản phẩm tỷ lệ đạt 112,8% so với chỉ tiêu . Gía trị tổng sản lượng tăng 840.882 đồng. Đây là mốc đánh dấu thắng lợi đầu tiên coysnghiax vô cùng to lớn với xí nghiệp .

Từ ngày thành lập tới nay tính đã gần 40 năm , xí nghiệp vẫn luôn giữ vững truyền thống là một xí nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Trong những năm 60 các sản phẩm của xí nghiệp có mặt ở hầu hết các nước Đông Âu cũ cộng hoà dân chủ Đức , Hungari, Mông cổ , Liên Xô, Tiệp Khắc.

Từ sau biến động Đông Âu , xí nghiệp đã chủ động vươn lên đầu tư trang bị máy móc thiết bị hiện đại , nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân , tổ chức lại sản xuất tạo ra sản phẩm xuất khẩu sang thị trường khu vực 2, tạo uy tín lớn. Nhiều xí nghiệp đã tìm đến ký với xí nghiệp các hợp động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như Nhật, Pháp, Hồng Kông ,Li Bi , Hàn Quốc.

Khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang kinh tế thị trường , xí nghiệp đã nhanh chóng chuyển hướng kinh doanh vật tư , nguyên liệu trước đây do Nhà nước cung cấp chuyển sang sản xuất bằng nguyên liệu do khách hàng đưa đến ,

đồng thời xí nghiệp tổ chức triển lãm...Từ đó mở rộng thị trường sang cac nước tư bản như Mỹ , Anh.

Năm 1986 xí nghiệp được Bộ Công Nghiệp Nhẹ xét nâng lên hạng 1. ng đến mua đứt bán đoạn thu được nhiều lợi nhuận cho xí nghiệp do nhu cầu và tốc độ phát triển của xí nghiệp ngày 4/3/1992 Bộ Công Nghiệp Nhẹ có quyết định đổi tên xí nghiệp thành Công ty May Thăng Long. Ngoài nhiệm vụ sản xuất chính là hàng xuất khẩu , hàng nội địa, gia công hàng thêu mũ cho các nhu cầu của tập thể , cá cá nhân , tổ chức kinh doanh vật tư nghành may. Hàng năm công ty sản xuất 8 đến 9 triệu sản phẩm, trong đó sản phẩm xuất khẩu chiếm 95% và sản phẩm gia công chiếm 80 đến 90%.

Năm 1995 , công ty đã sản xuất trên 9 triệu sản phẩm với các mặt hàng chủ yếu như áo bò otto , sơ mi cao cấp , quần bò , jean , áo sơ mi bò mài , áo jacket , áo khoác....

Công ty May Thăng Long chủ yếu sản xuất hàng gia công , đó là loại hang mà nguyên vật liệu khách hàng gửi chi phí gia công (cả phần chi phí mua vỏ hộp). Loại hang này chiếm 80% tổng sản phẩm của công ty .

Ngoài rà công ty còn sản xuất hàng có tên gọi hàng “mua đứt bán đoạn”là loại hàng doanh nghiệp tự mua nguyên vật liệu chế biến sản phẩm bán ra thi trường phần mặc chiếm 20% trong tổng sản phẩm của công ty.

Với mô hình sản xuất như vậy doanh nghiệp đã bố trí lực lượng lao động . Tổng số lao động: 2003 người

Công nhân trực tiếp: 1847 người Công nhân giá tiếp: 156 người

Sau đây là một số chỉ tiêu kinh tế năm 1997 . Nguồn vốn kinh doanh: 16.316.433.311đồng Tài sản lưu động :

Tổng doanh thu: 64.500.000.000 đồng Lợi nhuận: 800.000.000 đồng Tổng nộp NS: 1.500.000.000 đồng

Gía trị tổng sản lượng: 28.966.000.000 đồng (theo giá CĐ 94) 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:

2. Hệ thống tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty may Thăng long

Là một doanh nghiệp sản xuất và gia công hang may mặc theo quy trình khép kín từ cắt, may, và đóng gói, đóng hòm, bằng các máy móc chuyên dùng với số lượng sản phẩm tương đối lớn, được chế biến từ nguyên liệu chính là vải, có ảnh hưởng lớn đến tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của công ty.

Tính chất sản xuất của các loại hàng trong công ty là sản xuất phức tạp kiểu liên tục , loại hình sản xuất hàng loạt lớn, chu kỳ sản xuất ngắn.

Công ty được bố trí như sau:

Đứng đầu là tổng giám đốc(một người )là thủ trưởng cao nhất công ty có nhiệm vụ quản lý toàn diện chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất , kỷ thuật kinh doanh và đời sông của doanh nghiệp.

Sau đó là giám đốc điều hành , mỗi giám đốc điều hành một mảng nhất định. -GĐĐH Kỹ thuật : một người

-GĐĐH sản xuất : một ngưới -GĐĐH nội chính: một người

Các phòng chức năng là những tổ chức bao gồm cán bộ , nhân viên kình tế kỹ thuật , hành chính v.v...được phân công chuyên môn hoá theo các chức năng quản trị, có nhiệm vụ giúp giám đốc chuẩn bị các quyết định, theo dõi, hướng dẫn các phân xưởng, các bộ phận sản xuất kinh doanh cũng như những cán bộ, nhân viên cấp dưới thực hiện đúng đắn kịp thời những quyết định quản lý. Trách nhiệm chung của

các phòng chức năng là phải vừa hoàn thành tôt nhiệm vụ, vừa phải phối hợp chặt chẽ với các phòng khác nhằm bảo đảm cho tất cả các lĩnh vực công tác của doanh nghiệp được tiện hành ăn khớp đồng bộ , nhịp nhàng .

Phòng kỹ thuật (30 người) có nhiệm vụ chuẩn bị công tác kỹ thuật như gia công chuẩn bị mẫu, thiết kế.

Phòng KCS (10 người) có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm (có tính chất kiểm tra lại), kiểm tra nguyên vật liệu đối với hàng gia công và hàng mua về.

Văn phòng(35 người) đảm nhân các khâu bảo vệ, quân sự tự vệ, y tế vào tổng đài lễ tân , lao động tiền lương.

Phòng kế hoạch (16 người ) chịu trách nhiệm tổng hợp :kế hoạch tiến độ sản xuất , định mức , quản lý lao động , lương sản phẩm , kỹ thuật , công nghệ , kiểm tra phục vụ sản xuất .

Phòng kho (39 người ) đảm nhận các khâu : đo đếm toàn bộ nguyên vật liệu , quản lý hàng may xong chờ xuất kho, hàng tồn , bốc vác.

Phòng kế toán tài vụ (9 người) , gồm các khâu : tài chính , hạch toán kế toán, thống kê , kiểm kê tài sản , kiểm tra kiểm soát, quản lý những tài liệu kế toán.

Phòng thị trường (23 người) với nhiệm vụ tiếp cận thị trường thu thấp số liệu , tiêu thụ sản phẩm ,ký hợp đồng với khách hàng làm thủ tục xuất nhập khẩu .

Cửa hàng thời trang(7 người )tại 250- Minh Khai-Hà nội.

Trung tâm Thương mại và giới thiệu sản phẩm ( 9 người) tại 39 Ngô Quyền- Hà Nội.

Chủ yếu làm công tác giới thiệu sản phẩm của công ty , tiếp thị và tìm khách hàng cho công ty (có cả với nước ngoài)

Ngoài rà còn có ba bộ phận phụ trợ :

- Xí nghiệp phụ trợ (58 người ) đảm nhận các công việc: + Thêu, là , ép , tẩy đối với những sản phẩm cần gia cố

+ Trung đại tu máy móc thiết bị .

- Xí nghiệp dịch vụ đời sống (48 người ) phụ trách công tác vệ sinh ,trông giữ xe, nhà ăn, nước uống.

Ngang phòng có xí nghiệp may thành viên và 2 chi nhánh 5 xí nghiệp sản xuất về tất các hàng may từ gia công cho đến các sán phẩm được chuyên môn hoá.

- Xí nghiệp 1 gồm 252 lao động chuyên sản xuất hàng cấp cao: sơ mi, jacket. Lưu giữ là :

Xí nghiệp 2 có 257 lao động chuyên sản xuất hàng jacket dày và mỏng . Xí nghiệp 3 có 254 người lao động sản xuất tổng hợp

Xí nghiệp 4 có 256 lao động chuyên sản xuất hàng jean

Xí nghiệp 5 là xí nghiệp liên doanh , có 226 lao động : sản xuất hàng dệt kim Chi nhánh Hải Phòng : chia làm 2 bộ phận

+ xưởng may có 154 lao động

+ kinh doanh hoạt động kho ngoại quan, có 160 lao động phụ trách việc chothuê đất ng ngoại nhập

- xí nghiệp may nam hải tại nam định có 247 lao động

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty may Thănglong (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w