II. Các giải pháp để cải tiến kênh
3. Các vấn đề về nhân sự
Hiện nay Công ty chưa có phòng Marketing riêng biệt, phòng kinh doanh kiêm luôn hoạt động marketing. Nhưng phòng kinh doanh chỉ có 13 người quản lý, phụ trách toàn bộ công việc kinh doanh của công ty. Khối lượng công việc mà phòng kinh doanh đảm nhiệm quá lớn. Chính vì vậy, theo em Công ty cần đầu tư thêm nhân lực cho hoạt động của kênh.
Các nhân viên phòng kinh doanh chưa có ai được đào tạo chuyên môn về Marketing. Mà để có thể thiết lập kênh liên kết dọc, một trong những điều kiện mà Công ty cần thực hiện là có đội ngũ cán bộ quản trị Marketing và quản lý tiêu thụ có đủ trình độ và năng lực, có kiến thức về tổ chức quản lý các hệ thống kênh liên kết dọc. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty phải có biện pháp đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên phòng kinh doanh để đảm nhiệm tốt các hoạt động Marketing, mà đặc biệt là công tác quản lý kênh phân phối. Công ty có thể thuê chuyên gia đến cơ quan đào tạo hoặc cử cán bộ, nhân viên của mình đi học tại các trường đại học…. Tuỳ theo điều kiện của Công ty. Sau khi đã có trong tay những cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn Công ty cần thành lập bộ phận chuyên trách về quản trị hệ thống kênh phân phối. Công ty cũng cần tạo ra những cơ chế nhằm phát huy tính sáng tạo, năng động của các nhân viên hoạt động trong lĩnh vực này.
6. Một số kiến nghị với Nhà nước
Để tạo ra sân chơi lành mạnh cho các doanh nghiệp, Nhà nước cần giải quyết một số vấn đề sau:
- Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo sự công bằng trong kinh doanh. Đặc biệt Nhà nước cần có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn và xử lý những hoạt động làm hàng giả và nhập lậu hàng hoá gây nên sự cạnh tranh không lành mạnh…. Bởi vì, khi thị trường xuất hiện nhiều hàng giả, nhập khẩu sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến ngành sản xuất may mặc trong nước.
Hàng giả sẽ làm mất lòng tin của người tiêu dùng, làm cho họ không thê phân biệt và có thể tiêu dùng nhầm phải những thứ hàng kém chất lượng đó. Hàng nhập lập sẽ phá giá thị trường làm rối loại thông tin thị trường, gây ra những khó khăn rất lớn cho những nhà sản xuất trong việc phát triển và quản lý sản phẩm. Em xin có những kiến nghị đối với Nhà nước trong công tác này như sau:
+ Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm về sản xuất và kinh doanh hàng giả.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý thị trường để có thể kiểm soát được hàng hoá nhập khẩu, đảm bảo mức giá trên thị trường.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng.
- Nhằm tăng cường đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân, góp phần vào công cuộc CNH - HĐH đất nước, đối với các dự án đầu tư mang tính hạ tầng công nghiệp như đầu tư nhà máy sản xuất hoặc đầu tư cho việc sản xuất nguyên vật liệu, kiến nghị Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp về lãi xuất vay tín dụng cũng như các điều kiện vay vốn khác như: Thời hạn vay, thời gian gia hạn. Các biện pháp hỗ trợ tín dụng này sẽ tiếp
thêm sức mạnh để phát triển đối với các doanh nghiệp nói chung và với Hải Hà nói riêng, bên cạnh đó đây cũng là một yếu tố làm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp, tổ chức của nước ngoài.
- Từng thời kỳ đưa ra những định hướng cho sự phát triển lâu dài của các ngành kinh tế quốc dân. Đồng thời Nhà nước nễn xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin và dự báo thị trường. Đó sẽ là cơ sở để Công ty hoạch định chiến lược thị trường của mình.
Tóm lại: Chương III đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Công tycổ phần dệt 10-10. Mặc dù các giải pháp chưa được phân tích chi tiết nhưng cũng đã cho chúng ta thấy một cách tổng thể những công việc cần làm và ý nghĩa cũng như lợi ích mà Công ty có thể thu được khi triển khai những giải pháp này. Tuy nhiên các nội dung công việc được liệt kê ra có vẻ là quá nhiều và việc triển khai đồng bộ tất cả là không thể và cũng không nên, nhưng có nhiều việc sẽ đạt hiệu quả cao hơn và dễ triển khai hơn nếu trước đó Công ty đã thực hiện một số công việc khác.
Như vậy tốt nhất đối với Công ty là lập chương trình hành động để xác định thứ tự các bước triển khai cũng như mục tiêu cần đạt được của mỗi giai đoạn triển khai. Theo cách đó Công ty có thể xác định rõ hơn các điều kiện để triển khai thành công các giải pháp hoàn thiện kênh phân phối đồng thời tập trung được sức mạnh để triển khai thành công.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, Công ty cổ phần dệt 10 -10 đã không ngừng vươn lên và đứng vững trong cơ chế thị trường, khẳng định mình là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành dệt may ở Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngành may mặc, cạnh tranh trên thị trường cũng ngày càng gay gắt. Điều này đòi hỏi Công ty cũng phải không ngừng cải tiến nâng cao trình độ về mọi mặt, từ việc đổi mới trang thiết bị máy móc và công nghệ cho đến trình độ tổ chức quản lý của bộ máy lãnh đạo cũng như tay nghề của người lao động. Trong quản lý sản xuất kinh doanh, Công ty cần đặc biệt chú ý đến việc hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm . Một trong những nội dung chính của quản trị Marketing. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, TS. Vũ Huy Thông về sự giúp đỡ nhiệt tình và những ý kiến đóng góp quí báu của thầy trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh, chị trong Phòng kinh doanh ở công ty cổ phần dệt 10- 10, gia đình, bạn bè và tất cả những người đã động viên, giúp đỡ em trong quá trình thu thập, xử lý tài liệu và hoàn thành đề án này.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
PHẦN I: THỊ TRƯỜNG DỆT MAY Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KÊNH PHÂN PHỐI...3
I. Khái quát về thị trường dệt ở Việt Nam...3
1. Nhu cầu về hàng dệt may...3
2. Xu hướng phát triển của ngành dệt trong tương lai...4
3. Những vấn đề thiết kế và quản lý kênh...5
PHẦN II : THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10/10...6
I. Quá trình phát triển của công ty cổ phần dệt 10/10...6
1. Lịch sử hình thành và phát triển...6
2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần dệt 10/10...8
3. Môi trường kinh doanh...12
4. Thị trường kinh doanh...17
5. Kết quả sản xuất kinh doanh trong thời gian qua của công ty 21 II. Thực trạng tổ chức kênh Marketing...23
1. Cấu trúc kênh phân phối của công ty cổ phần dệt...25
2. Đặc điểm và công tác tìm kiếm thành viên kênh...27
3. Thực trạng quản lý các dòng chảy trong kênh 4. Công tác đánh giá các thành viên kênh...32
5. Những mâu thuẫn tồn tại trong hệ thống kênh phân phối của công ty...33
6. Những kết quả đạt được về tổ chức kênh phân phối của công ty...34
7. Những tồn tại và nguyên nhân tổ chức kênh phân phối của công ty ...34
PHẦN III: GIẢI PHÁP CHO HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA
CÔNG TY...35
I. Những căn cứ để cải tiến kênh...35
1. Mục tiêu của công ty...35
2. Môi trường kinh doanh và khả năng của công ty...42
II. Các giải pháp để cải tiến kênh...42
1. Phát triển các dạng kênh có thể...42
2. Những vấn đề cần giải quyết để thực hiện kênh có hiệu quả...45
3. Các vấn đề về nhân sự...53
4. Một số kiến nghị với nhà nước...54