Quan điểm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của tổng cục hải quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong tiến Trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay (Trang 71 - 78)

Chơng III Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hả

3.1 Quan điểm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan Việt Nam

ợt ký kết các thoả thuận hợp tác và hỗ trợ nghiệp vụ với Hải quan các nớc Pháp, Anh, Trung quốc, Hàn quốc, Mỹ, Nhật, ấn Độ, Đài loan, Liên bang Nga và các nớc trong ASEAN. Đồng thời, tích cực tham gia voà hoạt động của Tổ chức Hải quan Thế giới ( WCO), hợp tác hải quan trong APEC, ASEAN, tổ chức thành công nhiều hội nghị hải quan khu vực tại Việt Nam.

Thông qua các mối quan hệ hợp tác hải quan song phơng và đa phơng, Hải quan Việt Nam đã nhanh chóng hoà nhập vào cộng đồng Hải quan quốc tế, tranh thủ sự trợ giúp về kỹ thuật, đào tạo cán bộ và tiếp cận với phơng pháp quản lý hải quan hiện đại, góp phần đa Hải quan Việt Nam tiến tới ngang tầm Hải quan các nuớc tiên tiến.

Chơng III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trong bối cảnh hiện nay.

3.1 Quan điểm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan Việt Nam Nam

3.1.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức phù hợp với sự thay đổi chức năng, nhiệm vụ

ý kiến chung ở Tổng cục Hải quan Việt Nam cho rằng để có thể trở thành một cơ quan hải quan tầm cỡ quốc tế, cần phải xem xét lại cơ cấu tổ chức từ cấp trung ơng đến cấp Hải quan địa phơng. nguyên tắc cho việc xây dựng mô hình hoạt động là kết hợp một cách hài hoà vai trò của Hải quan nh một cơ quan công quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nớc về hải quan với vai trò của một cơ quan cung cấp dịch vụ cho cộng đồng doanh nghiệp và xã

động tài chính, dịch vụ khách hàng, quản lý nguồn nhân lực Trong thực tế,…

mô hình của hải quan dù là một cơ quan công quyền nhng Hải quan vẫn phải tham khảo áp dụng các nguyên tắc quản lý của khu vực t nhân giống nh các cơ quan hải quan mang đẳng cấp quốc tế khác.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức Tổng cục Hải quan nhằm vừa tăng chức năng quản lý Nhà nớc về Hải quan, vừa tăng chức năng phục vụ, cung cấp một dịch vụ công tốt nhất trong lĩnh vực hải quan. Xem xét chức năng, nhiệm vụ của các Cục, các Vụ đối chiếu với ph… ơng pháp quản lý mới làm giảm các chức năng nhiệm vụ chồng chéo.

Những đề xuất về cơ cấu tổ chức hải quan đều phải dựa trên cơ sở toàn cầu hoá đang tăng lên cùng với hàng loạt nhân tố mới phát sinh có thể đe doạ đến an ninh quốc gia, bao gồm cả khủng bố, chiến tranh, dịch bệnh cũng nh sự lập lờ thiếu quyết đoán trong các điều kiện kinh tế hiện hành. Hải quan nhận thức đợc mô hình đang thay đổi của thơng mại thế giới và tác động của các nguồn vốn đầu t có thể có đối với nền kinh tế Việt Nam. Sự tác động ngày càng tăng lên của các quá trình và môi trờng kinh doanh quốc tế đang trở nên rộng khắp trên toàn quốc và đơng nhiên Hải quan cần phẩi đáp ứng những tiến triển này bằng cách tạo thuận lợi cho tăng trởng thơng mại nói chung đồng thời thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam nói riêng trong khi vẫn phải thực hiện tốt chức năng quản lý của một cơ quan công quyền.

Chiến lợc của Tổng cục Hải quan Việt Nam là để trở thành “một cơ quan hải quan hiệu quả, minh bạch, hiện đại cung cấp các dịch vụ có chất lợng cho cộng đồng thông qua đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, sử dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại và thực hiện các thủ tục hải quan đơn giản hoá nh các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia”.

Tầm chiến lợc của Hải quan Việt Nam là trở thành một cơ quan Hải quan hiện đại, chuyên nghiệp, cung cấp những dịch vụ hải quan chất lợng cao

cho cộng đồng xã hội, là một cơ quan đi đầu trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho thơng mại, đầu t, góp phần voà sự tăng trởng kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nớc thông qua sự nỗ lực của đội ngũ nhân viên hải quan tận tụy và chuyên nghiệp

Hải quan Việt Nam phấn đấu đạt ttrình độ của Hải quan các nớc đứng đầu trong khu vực ASEAN, thể hiện: lực lợng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu; hệ thống thông quan trong các khâu nghiệp vụ hải quan về cơ bản là tự động hoá trên cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động thơng mại hợp pháp, tạo môi trờng hấp dẫn đầu t nớc ngoài, thúc đẩy sự tăng trởng của nền kinh tế, đảm bảo cho nguồn thu ngân sách Nhà nớc, bảo vệ an ninh xã hội, thực thi pháp luật về hải quan một cách minh bạch, công khai, đạt hiệu quả cao.

Trong tiến trình toàn cầu hoá hiện nay, Hải quan đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là trong dây chuyền thơng mại quốc tế vì cơ quan Hải quan một mạt phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho thơng mại hợp pháp, đảm bảo an ninh hàng hoá và góp phần tăng khả năng canh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trờng quốc tế, mặt khác phải đảm bảo nguồn thu ngân sách, chống buôn lậu và gian lận thơng mại có hiệu quả cũng nh nguy cơ có ảnh h- ởng đến an ninh quốc gia và cn toàn xã hội. Trong đó có một số khía cạnh sau:

 Thu thuế: Theo xu hớng của thế giới hiện nay thì cơ quan Hải quan đang chuyển dịch từ vai trò chính là cơ quan thu thuế chuyển sang vai trò là cơ quan tạo thuận lợi cho thơng mại. Điển hình ở Việt Nam, nguồn thu của Ngân sách quốc gia hiện nay vẫn phụ thuộc phần lớn vào nguồn thu thuế của Hải quan, do đó đảm bảo nguồn thu thuế hải quan đóng một vai trò quan trọng trong chính sách tài chính của quốc gia. Tuy nhiên, trong xu hớng tự do hoá thơng mại khu vực và quốc tế cùng

với việc hội nhập kinh tế quốc tế với việc áp dụng Hiệp định trị giá và các hiệp định quốc tế khác, xu hớng thuế nhập khẩu sẽ ngày càng giảm và kúc đó nguồn thu thuế giá trị gia tăng ( VAT ) đối với hàng hoá nhập khẩu sẽ chiếm một phần đáng kể trong tổng thu của cơ quan Hải quan. Do vậy, một trong những mục tiêu hàng đầu của cơ quan Hải quan là đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế hàng hoá liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu và tạo nguồn thu khác cho ngân sách quốc gia thông qua việc tạo thuận lợi cho thơng mại hợp pháp và thúc đẩy hoạt động sản xuất phát triển

 Tạo thuận lợi cho thơng mại, phơng tiện vận tải và hành khách qua biên giới: giảm sự can thiệp không cần thiết vào các hoạt động thơng mại hợp pháp, qua đó giảm chi phí cho các doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy sự tăng trởng của nền kinh tế. Thủ tục hải quan hiện nay theo thống kê của Tổ chức Hải quan Thế giới có liên quan đến 29 – 30 các bên khác nhau và khoảng 40 loại chứng từ, hơn 200 dữ liệu về thông tin, trong đó hơn 30 trong số này là các dữ liệu đợc lặp đi lặp lại. Điều này là nguyên nhân dẫn đến chi phí hành chính tăng lên rất cao và chiếm khoảng 7- 10% giá trị thơng mại. Do đó, đơn giản và hài hoà thủ tục hải quan theo các chuẩn mực quốc tế sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thơng mại, nhiều khi lớn hơn cả lợi ích từ tự do hoá thơng mại

 Tạo môi trờng thơng mại và đầu t lành mạnh, bình đẳng nhằm thúc đảy hoạt đọng sản xuất trong nớc và thu hút đầu t nớc ngoài. việc thực hiện thủ tục hải quan đơn giản, thuận tiện, đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế đối với hàng hoá nhập khẩu có nghĩa cơ quan Hải quan đã bảo vệ đợc các nhà sản xuất trong nớc, tạo môi trờng đầu t thuận lợi để thu hút các nhà đầu t nớc ngoài. Với việc thúc đẩy sản xuất trong nớc và thu hút đầu t n- ớc ngoài về lâu dài sẽ tạo ra nguồn thu cho Ngân sách Nhà nớc.

 Bảo đảm thu thập số liệu thống kê thơng mại chính xác và kịp thời phục vụ cho việc xây dựng và hoạch dịnh chính sách đối với nền kinh tế kịp thời và hiệu quả.

3.1.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức phù hợp với thể chế

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan Việt Nam là một Tổng cục cấp quốc gia, đảm bảo tinh gọn biên chế phù hợp vơi kế hoạch cải cách hành chính của Nhà nớc, phù hợp với Luật Hải quan.

Hoàn thiện cơ cấu và giảm gọn biên chế không chỉ là một giải pháp dành cho Tổng cục Hải quan, mà còn là điều bắt buộc, phù hợp với chính sách đã công bố của Chính phủ và cần thực hiện để đáp ứng sức ép tài chính gia tăng. Xu hớng này cúng phản ánh chính sách đã công bố của Tổng cục Hải quan trong “ Kế hoạch cải cách, Phát triển và Hiện đại hoá ngành Hải quan” đợc Bộ Tài chính thông qua.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức phải phù hợp với Nghị định số 86/2002/NĐ- CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 của CHính phủ Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan và Quyết định số 15/2003/QĐ-BTC ngày 10/2/2003 của Bộ trởng Bộ Tài chính về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng cục Hải quan.

3.1.3 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức đáp ứng đòi hỏi của hội nhập kinh tế quốc tế

Trách nhiệm của Hải quan ngày càng nhiều và phức tạp để đáp ứng đợc yêu cầu của môi trờng thay đổi. Thách thức đối với Hải quan là đáp ứng với những yêu cầu về hội nhập, tạo thuận lợi cho thơng mại đồng thời phải đảm

bảo quản lý có hiệu quả. Do vậy ngành Hải quan phải tiến hành đổi mới cả ph- ơng thức hoạt động cũng nh mô hình quản lý tổng thể.

Trớc diễn biến ngày càng phức tạp của tình hình trong nớc cũng nh quốc tế, Tổng cục nên xin ý kiến chủ đạo của Bộ Tài chính cũng nh các chuyên gia để hoàn thiện công tác đổi mới toàn diện nhằm thay đổi đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của quốc tế.

3.1.4 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong nội bộ ngành Hải quan

- Cơ cấu tổ chức bộ máy hiện tại tuy có thể phù hợp với phơng pháp quản lý hiện nay nhng sẽ không phù hợp với phơng pháp quản lý mới sẽ là đặc trng cho một tổ chức Hải quan hiện đại. Bộ máy,hành chính cồng kềnh, có quá nhiều các Cục Hải quan tỉnh, thành phố với quy mô không đồng đều dẫn tới tăng chi phí hành chính và tăng độ quan liêu trong cơ cấu chỉ đạo thực thi tại cơ sở.

- Việc áp dụng công nghệ thông tin trong xử lý các giao dịch thủ tục Hải quan sẽ dẫn tới sự điều chỉnh về vai trò nhiệm vụ của các cấp Chi cục và hệ quả của nó là yêu cầu quy hoạch lại hệ thống Chi cục cũng nh tổ chức của nó. Việc áp dụng một số lĩnh vực nghiệp vụ mới nh quản lý rủi ro, thu nhập và phân tích thông tin, kế toán quản lý, xu hớng tập trung hoá một số chức năng nghiệp vụ nh quản lý rủi ro, hệ thống ứng dụng ( trị giá, phân loại, xuất xứ )…

cũng sẽ đặt ra yêu cầu phải rà soát và sắp xếp lại chức năng nhiệm vụ của

các đơn vị hiện hành trên cơ quan Tổng cục

- Cơ cấu tổ chức của ngành Hải quan hiện tại cha phù hợp với một tổ chức Hải quan hiện đại. Có quá nhiều các Cục Hải quan cấp tỉnh, thành phố với quy mô hết sức khác nhau. Điều này dẫn tới hình thành bộ máy hành chính lớn ở cấp giữa, làm cho cơ cấu chỉ đạo trực tiếp giữa cấp Trung ơng và cấp thừa hành ( Chi cục ) trở nên xa cách hơn, yêu cầu đầu t bị dàn trải.

- Số lợng nhiều các Chi cục cũng là một vấn đề cần phải xem xét khi tiến hành hiện đại hoá do tính chất hoạt động của các Chi cục sẽ điều chỉnh do áp ụng hệ thống xử lý khai báo trên cơ sở giao dịch điện tử.

- Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức:

Tổng cục Hải quan đang thực hiện chức năng Quản lý Nhân sự truyền thống và cha chuyển sang chức năng Quản lý Nguồn nhân lực hiện đại hơn.

Vấn đề tiêu chuẩn hoá các chức danh công việc cũng cha đợc rõ ràng. Cha có một danh sách mô tả công việc nào làm rõ đợc các tiêu chuẩn cơ bản cần có cho mỗi vị trí công việc.

Trình độ đội ngũ cũng đang là những bất cập trong bối cảnh Hải quan Việt Nam dự kiến tiến hành công cuộc cải cách và hiện đại hoa. Một loạt các chuẩn mực và thông lệ quốc tế cần phải đợc áp dụng. Quy trình xử lý công việc có thể sẽ có những thay đổi cơ bản đòi hỏi kỹ năng của đội ngũ cán bộ hải quan phải đợc tăng cờng.

- Phát triển nguồn nhân lực:

Hiện nây cha có một chiến lợc phát triển nguồn nhân lực nào một cách toàn diện. Toàn bộ việc phát triển Nguồn nhân lực cần phải sử dụng một hớng tiếp cận có hệ thống dựa trên việc phân tích về nhu cầu, đặt ra mục tiêu, hoạch định, thực thi và đánh giá - tức là một Kế hoạch tổng thể.

Các hoạt động đào tạo vẫn còn nhiều bất cập ở cả chính sách đào tạo, cơ sở đào tạo, nội dung, phơng pháp đào tạo và đội ngũ giảng viên. Đào tạo tập trung ở miền Nam tại trờng Cao đẳng Hải quan, nhng không có cơ sở đào tạo thờng xuyên tại miền Bắc và bất cứ khoá học nào thực hiện tại miền Bắc đều sử dụng cơ sở đi thuê trong suốt thời gian thực hiện khóa học

- Cơ sở vật chất:

Hệ thống các trụ sở làm việc của Hải quan, đặc biệt là tại các Chi cục vẵn còn quá nhiều văn phòng cũ và đợc bảo trì kém- nhiều nơi có bố trí không

phù hợp và không đủ không gian làm việc và cần đợc giải quyết thông qua ch- ơng trình đầu t và bảo trì toàn diện

Các trang bị kiểm soát ở tình trạng vừa thừa vừa thiếu và sử dụng cha phù hợp do thiếu hệ thống bảo dỡng kỹ thuật cũng nh một quy trình nghiệp vụ đồng bộ. Do đó ảnh hởng đến năng lực kiểm soát.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của tổng cục hải quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong tiến Trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w