Quyết định vay nợ và mức vay nợ:

Một phần của tài liệu Tài chính doanh nghiệp (Trang 88 - 92)

ĐÁNH GIÁN ĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM

3.2.3.4 Quyết định vay nợ và mức vay nợ:

a. Phân tích điểm hòa vốn EBIT:

Giả sử Tôn Hoa Sen có mức thuế TNDN là 15%, hiện có 35.143.869,38 USD vốn cổ phần thường, tương ứng 57.038.500 cổ phiếu, hiện có phương án cho mở rộng đầu tư như sau:

1. Phát hành cổ phần thường giá 10.000VND/cổ phần số lượng 36 triệu cổ phần để có được 20 triệu USD cho dự án Vật Liệu Xây Dựng Hoa sen sắp xây dựng ở khu Công Nghiệp Phú Mỹ 1, Bà Rịa Vũng Tàu.

2. Phát hành 20 triệu USD chứng khóan chuyển đổi với lãi suất 10% năm, lãi suất lãi vay Rd = 20.000.000 * 10% = 2000.000.

EBIT(1-15%) (EBIT-2.000.000)(1-15%)

EPS= (57.038.500+36.000.000) = 57.038.500

Giải phương trình ta được EBIT hòa vốn là 5.168.805 USD. So sánh với mức EBIT hiện tại ở tháng 9/2008 là 13.721.272,6 USD, thì Công ty có thể phát hành nợ tốt.

b. Xét khả năng chi trả tiền mặt:

Phân tích chương 2 cho thấy, tỷ số thanh tóan hiện thời (1.09) và tỷ số thanh tóan nhanh (0.41) là ở mức chấp chận được. Vì vậy, việc phát hành nợ của công ty là khả thi.

c. Khảo sát tính khả biến của chi phí sử dụng vốn bình quân WACC:

Hàm WACC với biến là lượng vốn vay D

E x Re D x Rd x (1-T) WACC= E + D + E + D

Trong trường hợp đơn giản nhất, nếu trong công thức trên chỉ D là biến thì dễ thấy rằng WACC sẽ giảm dần từ Re(khi D=0) đến Rd* (1-T) (khi D tiến tới ) nếu Re> Rd * (1- T). Nghĩa là WACC cực tiểu khi vay là vô hạn!

Hình 3.1: Hàm WACC chỉ có D biến thiên sẽ như sau

WACC Re Rd * (1-T) D

Tuy nhiên, trong thực tế, vay càng nhiều thì “áp lực” càng lớn cả từ 2 phía, phía cho vay và phía chủ sở hữu. Không ai cho vay vô hạn định với lãi xuất không đổi và “dễ chịu”! Với mức vay 100 triệu thì có thể lãi xuất là 12%, nhưng không thể vay 200 triệu cũng

với lãi xuất 12%. Ngoài lãi xuất thường tăng còn bao nhiêu ràng buộc pháp lý sẽ trói doanh nghiệp đến tắc thở! Hơn thế nữa, nếu DN vay được 100 triệu với lãi xuất 12%/năm và chi phí vốn chủ sở hữu (Re) khoảng 15% thì khi vay thêm 100 triệu nữa, chủ sở hữu có lẽ có xu hướng là “đòi thêm” cổ tức, hơn là không “đòi thêm” mà thậm chí thông cảm và bớt đi. Như vậy, trong thực tế, khi phát triển vốn vay thì ta phải tính đến 2 sức ép ấy khi tính WACC.

Re = Reo + α(D) và Rd = Rdo + β(D), trong đó Reo vàRdo là chi phí vốn chủ sở hữu và chi phí vốn vay khi chưa bị các sức ép tăng vốn vay. Còn α(D) và β(D) là biểu thị cho những sức ép được quy về chi phí vốn từ 2 phía, phía chủ sở hữu và phía chủ nợ. Lúc này ta có:

E x (Reo + α(D) ) D x (Rdo + β(D)) x (1-T) WACC= E + D + E + D

Dáng điệu của WACC lúc này rất phụ thuộc các hàm α(D) và β(D). Còn bản thân các hàm α(D) và β(D) thì thiên hình vạn trạng, tùy thuộc thiện chí của người cho vay, của chủ sỡ hữu, của tình trạng sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và nhiều yếu tố khác. Có thể xảy ra trong thực tế một số trường hợp sau:.

- Trường hợp α(D) =0, tức chủ sở hữu không quan tâm và cho phép ban lãnh đạo doanh nghiệp thả sức vay nếu còn vay được và còn thấy vay là có lợi.

- Trường hợp dễ gặp nhất là α(D) = a.Dp và β(D) = b.Dq , từ giá trị D nào đó (ví dụ D ≥ E/2) và a, b là những hằng số khá nhỏ, p và q cũng là những hằng số nằm trong khỏang 0 và 1, chẳng hạn p = q = 1/3 ; Khi D chưa quá E/2 thì α(D) = β(D). Có nghĩa là khi vốn vay bắt đầu quá E/2 thì doanh nghiệp sẽ chịu những sức ép từ 2 phía. Dễ thấy là a, b, p, q càng lớn thì sức ép càng lớn và ngược lại, sức ép càng lớn thì sẽ thể hiện ra các giá trị a, b, p, q càng lớn. Chẳng hạn, nếu q gần với 1 thì có thể chỉ ra rằng WACC sẽ không có giá trị cực tiểu với P ≥ E/2, tức không thể vay thêm đồng nào cả mà chỉ là D = E/2 và khi đó WACC là cực tiểu rồi. Không có quy tắc cứng ở đây mà chỉ là lượng hóa tương đối phản ứng của chủ nợ cũng như chủ sở hữu!

Áp dụng vào trường hợp Công ty CP Tập Đòan Hoa Sen, vốn chủ sở hữu E là 35.143.869,38 USD, trong trường hợp Reo = 15% và Rdo = 12%

@ Trường hợp a=0, b=0 tức không có sức ép của chủ sở hữu và chủ nợ lên việc tăng vốn vay, ta có:

WACC = wd * Rd + (1-wd)*Re

Giả dụ WACC sẽ biến thiên từ 12% đến 15%,

- Nếu WACC=13%, wd = 66.67% - Nếu WACC=14%, wd =33.33%

Vậy với Công ty CP Tập đòan Hoa Sen đang họat động hiệu quả và đang mở rộng tăng trưởng, thì với chí phí vốn chấp nhận được là 13%, doanh nghiệp có thể phát hành thêm chứng khóan nợđể tăng gấp đôi nợ (tỷ lệ nợ/vốn cổ phần hiện tại là 52%), tối thiểu hóa WACC và có thêm nguồn vốn mở rộng đầu tư.

@ Trường hợp a = 0; b = 0.01; p = q = 1/3. Cho E là số làm tròn 35 (triệu USD). Khi đó ta có hàm:

[35 x 0.15] + [D * (0.12 +0.01 *D1/3

))* (1-0.15)] WACC= WACC=

D + 35

(1) Bằng phương pháp nội suy có thểđặt ra WACC trong khỏang 13% đến 15% tùy vào hướng phát triển kinh doanh của công ty, từđó tính ra được khỏan vay nợ có thể.

Trường hợp công ty chấp nhận mức WACC là 14%, ta có:

D4/3 - 4.47D + 41.18 = 0 (*)

Từ phương trình (*), các giá trị D tương ứng là 31 (triệu USD) và 44 (triệu USD) cho mức WACC tối thiểu là 14%. Khi vốn vay lên đến 180 (triệu USD) thì WACC bắt đầu

vượt Reo = 15%, vậy khỏang cách vay từ 31 triệu đến 44 triệu đến 180 triệu USD là để cho doanh nghiệp suy nghĩ, lựa chọn.

Trong thực tếđể lượng hóa những “sức ép” từ các phía qua a, b, p, q, ta có thể lập các bảng, ứng với những kịch bản khác nhau (a, b, p, q) và tính tóan trên sựđồng thuận nào đó của các phía: phía bên vay (thường là lãnh đạo doanh nghiệp), phía chủ nợ và phía người cho phép vay (chủ sở hữu).

3.3 Giải pháp vĩ mô từ phía Chính phủ:

Một phần của tài liệu Tài chính doanh nghiệp (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)