Bảng 10: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế (2005-2007)
Đơn vị tính: Triệu đồng
KHOẢN MỤC 2005 NĂM2006 2007 2006/2005CHÊNH LỆCH2007/2006
Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền % Số tiền %
Ngành nông nghiệp 451 24 222 13 114 7 (229) (50,78) (108) (48,65)
+ Trồng trọt 90 20 44 20 22 20 (46) (51,11) (22) (50)
+ Chăn nuôi 361 80 178 80 92 80 (183) (50,69) (86) (48,31)
Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 203 11 288 17 338 21 85 41,87 50 17,36
Ngành thương nghiệp, dịch vụ 811 43 335 20 382 24 (476) (58,69) 47 14,03
Ngành thương mại, dịch vụ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Ngành công nghiệp chế biến 0 0 278 16 137 9 278 - (141) (50,72)
Ngành khác 410 22 580 34 630 39 170 41,46 50 8,63
Tổng 1.875 100 1.703 100 1.601 100 (172) (9,17) (102) (5,99)
Biểu đồ 10: Biểu đồ tỷ trọng nợ xấu theo ngành kinh tế (2005-2007)
(NN: Ngành nông nghiệp; CN, TTCN: Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; TN, DV: Ngành thương nghiệp, dịch vụ; TM, DV: Ngành thương mại, dịch vụ; CNCB: Ngành công nghiệp chế biến; NK: Ngành khác)
Trong năm 2005, NHNN ban hành các Quyết định 127/2005/QĐ_NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Quyết định 493/2005/QĐ_ NHNN Quyết định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng. Đây là các quyết định đưa hoạt động tín dụng tiếp cận dần đến các chuẩn mực quốc tế, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay thu nợ, dự phòng, chi phí và lợi nhuận của NHTM. Với việc áp dụng việc phân loại nợ theo qui định mới làm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của chi nhánh tăng cao.
Nhìn vào bảng 10 ta thấy chỉ có nợ xấu ngành nông nghiệp là có xu hướng giảm dần qua 3 năm và ngành thương mại, dịch vụ qua 3 năm không có nợ xấu, nguyên nhân là do sự phát triển của tình hình kinh tế địa phương, kinh tế càng phát triển hiệu quả đầu tư tăng nên khách hàng thu được nhiều lợi nhuận nên việc thu nợ của ngành này không gặp trở ngại.
Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu tại chi nhánh là ngành thương nghiệp, dịch vụ dao động từ 19%-43% trong tổng nợ xấu nợ xấu, giảm trong năm 2006, tăng trong năm 2007 và ngành khác chiếm từ 21%-39%, có xu hướng tăng qua 3 năm. Vì vậy Ngân hàng cần chú ý hơn nữa công tác thu hồi nợ.
Kế đến là ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng từ 10%-21% trong tổng nợ xấu của Ngân hàng. Đối với ngành công nghiệp chế biến thì năm 2005 không phát sinh nợ xấu, tuy nhiên đến năm 2006 và 2007 nợ xấu chiếm từ 8%-16% nhưng có xu hướng giảm.
Nhìn chung tổng nợ xấu tại chi nhánh qua 3 năm có giảm nhưng vẫn tồn động và còn tương đối cao nguyên nhân nợ xấu là do:
Những năm gần đây tình hình diễn biến dịch cúm gia cầm, bệnh lỡ mòm long móng ở gia súc xảy ra thường xuyên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, quá trình đầu tư cải tạo vườn tạp chưa mang lại hiệu quả, một số hộ kinh doanh đầu tư vốn cố định, chưa phát huy hiệu quả do sản phẩm làm ra bị cạnh tranh, phải gia hạn - điều chỉnh nhiều lần.
Vay ké, vay chung, vay nhưng chuyển vốn cho người khác sử dụng. Người sử dụng vốn không có khả năng trả nợ còn người vay thì đùn đẩy trách
nhiệm cho người sử dụng vốn. Đây thực chất là việc sử dụng tiền vay sai mục đích, sai đối tượng tuy nhiên cũng rất phổ biến đối với cho vay hộ nông dân, mà cán bộ Ngân hàng do vô tình hay cố ý đã cho vay.
Do nhà xa, bận rộn kinh doanh, người vay nhờ người khác đi trả nợ gốc, lãi nhưng bị chiếm dụng vốn - không đòi lại được nên cũng không chịu trả nợ Ngân hàng...
Bên cạnh đó một số khách hàng có khả năng trả nợ nhưng cố tình chay ỳ không muốn trả, họ cố ý chiếm đoạt vốn Ngân hàng.
Đây là nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía khách hàng vay vốn và sự hạn chế của cán bộ tín dụng trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay trong suốt quá trình cho vay nguyên nhân do lãi suất cho vay của Ngân hàng thấp hơn rất nhiều lãi suất vay nóng, cho nên khách hàng vay vốn về để cho vay lại nhằm mục đích thu lãi hoặc dùng vào các khoản chi tiêu, mua sắm trong nhà. Đây là lĩnh vực đầu tư không sinh lời của người đi vay, và họ trả nợ bằng tiền tích lũy qua các năm nên nợ quá hạn thường ở mức cao.Cả hai trường hợp đều dẫn đến khả năng Ngân hàng thu hồi nợ không được.
Ngoài ra, có các khoản nợ không thu được từ đầu tư xây dựng và phục vụ đời sống, nhóm khách hàng này thường tập trung vào các cán bộ, công nhân viên. Do họ ít có nguồn vốn trong sinh hoạt, nên khi có nhu cầu vốn phục vụ cho sinh hoạt họ đến Ngân hàng vay vốn, nhưng sau khi vay vốn nhóm đối tượng này ít có khả năng tạo ra tiền, vốn sau khi vay không sinh ra lợi nhuận, khi đến hạn trả nợ nhóm vay vốn cho mục đích này khó có khả năng hoàn trả đúng thời hạn.
Về phía Ngân hàng do đó là khách hàng truyền thống nên không cương quyết xử lý.