7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
5.1.2. Giải pháp thu hồi nợ quá hạn
Nợ quá hạn làm giảm trực tiếp đến lợi nhuận của Ngân hàng vì Ngân hàng phải trích từ lợi nhuận để lập dự phòng rủi ro phải thu nợ khó đòi đúng bằng dư nợ quá hạn đó. Vì vậy khi nợ quá hạn tăng thì lợi nhuận lại giảm tương ứng và ngược lại. Từ đó, thu hồi nợ quá hạn là biện pháp được quan tâm hàng đầu trong bối cảnh nợ quá hạn của Ngân hàng ngày càng tăng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Sau đây là một số biện pháp để thu hồi
Trước tiên, cử một người có kinh nghiệm trong Ngân hàng đi cùng cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng đó xuống địa bàn làm việc trực tiếp với khách hàng để xem xét và đánh giá khách hàng về khả năng và thiện chí trả nợ. sau đó là ký cam kết trả nợ vào một thời gian cụ thể trong tương lai.
- Nếu xét thấy khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi được và khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả năng và cần thêm vốn. Khi đó Ngân hàng có thể cho vay thêm và khoản vay này không vượt quá chu kỳ sản xuất để tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.
- Nếu xét thấy những hộ có khả năng trả nợ mà không có thiện chí trả nợ thì Ngân hàng nên dùng biện pháp mạnh hơn như: khởi kiện một số khách hàng không thực hiện đúng hợp đồng ra tòa để thanh lý tài sản và thu hồi vốn cho vay nhằm răng đe đối với các khách hàng không muốn trả nợ ngân hàng. Mạnh hơn nữa là nhờ lực lượng công an ở địa phương đó vào cuộc, mời những hộ đó lên làm việc yêu cầu phải trả nợ cho ngân hàng. Để thực hiện tốt biện pháp này thì Ngân hàng nên áp dụng trích một khoản tiền hoa hồng cho họ để họ tích cực, tận tình giúp đở cán bộ tín dụng hoàn thành nhiệm vụ.
- Còn nếu xét thấy những hộ không có khả năng trả nợ thực sự thì ngân hàng có thể tư vấn cho những hộ đó cách có thể vừa trả nợ được cho ngân hàng vừa có thể có được vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh. Ví dụ như: Hộ đó có thể bán một phần tài sản của mình mà họ không quản lý được để tập chung sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Vì khách hàng tự bán tài sản sẽ có giá cao hơn ngân hàng bán (ngân hàng luôn định giá tài sản thấp hơn giá trị thực tế của nó nhằm dễ thanh lý khi có rủi ro). Hoặc, có thể khách hàng bán hết tài sản của mình để trả nợ Ngân hàng và số tiền còn dư có thể tìm nơi khác có giá thấp hơn để mua lại và tiếp tục sản xuất kinh doanh.