III- Nguồn vốn huy động
Đông Triều
3.3.1 Kiến nghị với chính phủ
Trong tình trạng hiện nay, nền kinh tế - xã hội trong nước đang bộc lộ những khó khăn thách thức. Do những nguyên nhân khách quan, chủ quan tác động tới nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng. Nhận thức được vấn đề trên, em có một số kiến nghị sau:
• Hệ thống pháp luật Ngân Hàng cũng chưa hoàn thiện mặc dù đó được ban hành. Tuy nhiên tính ổn định của luật Ngân Hàng và văn bản dưới Luật chưa cao.
• Nhà nước cần có biện pháp chỉ đạo các ngành, các cấp, có những chính sách đồng bộ thuộc phạm vi quản lý của nhà nước, của các ngành liên quan đến hoạt động Ngân Hàng, sớm hoàn thiện hành lang pháp lý như: kiềm chế lạm phát, điều chỉnh giá cả vật tư hàng hóa ổn định, kiểm soát chặt chẽ các nguồn vốn, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Kiểm soát dịch bệnh, thiên tai, quản lý thị trường bất động sản, chính sách quản lý tiền tệ, tín dụng, thị trường chứng khoán.
• Các văn bản liên quan tới hoạt động Ngân Hàng như nghị định 163 năm 2006 NĐ/CP về giao dịch đảm bảo, nghị định số 08 năm 2000 NĐ/CP về đăng ký giao dịch đảm bảo.
• Quan tâm hơn nữa trong việc giám sát, chỉ đạo Ngân Hàng thực hiện chính sách tiền tệ tín dụng.
• Đề nghị nhà nước có chính sách khuyến nông. Hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn, đầu tư khoa học kỹ thuât, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về giá đối với sản xuất nông nghiệp bị thiệt
hại do dịch bệnh, thiên tai, đối với mặt hàng nông sản có ý nghĩa chiến lược sản xuất trong nước.
• Thực hiện biện pháp kiểm soát lạm phát và chính sách tiền tệ hỗ trợ khu vực dân cư nghèo, thúc đảy xuất khẩu, điều tiết nhập khẩu đồng thời tăng cường quản lý thị trường, chống đầu cơ nâng giá trục lợi.
• Chính phủ xây dựng các tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm phát triển sản xuất trong nước bảo vệ người tiêu dùng phù hợp với nguyên tắc của WTO.