Các đề xuất đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam. (Trang 81 - 83)

Như đã đề cập, xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần phải có những bước đi cụ thể nhằm đạt đến những thành tích nhất định. Sau đây là một số giải pháp cụ thể của doanh nghiệp.

(1) Như đã trình bày ở phần lý thuyết 1.3.1 về những bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải xác định văn hóa doanh nghiệp hiện nay của

mình như thế nào, văn hóa doanh nghiệp nào mình cần hƣớng đến sau đó mới

tiến hành xây dựng văn hóa doanh nghiệp đặc trưng của mình v.v.. Để đưa được giá trị mong muốn của việc xây dựng tầm nhìn, phong cách lãnh đạo, văn hóa tổ chức, văn hóa kinh doanh, xây dựng thương hiệu… cần thiết phải tạo lập được

ngầm định nền tảng, lúc này văn hóa mới thực sự hình thành.

Để giúp doanh nghiệp có thể tiến hành đánh giá văn hoá doanh nghiệp, tác giả dựa trên nội dung nghiên cứu của những vấn đề văn hoá doanh nghiệp của luận văn, tham khảo một số câu hỏi khảo sát đang được áp dụng tại công ty Unilever toàn cầu xây dựng nên Bảng câu hỏi điều tra nhân viên về văn hóa doanh nghiệp gồm 80 câu hỏi khảo sát trên 4 vấn đề lớn của doanh nghiệp là i. Tôn chỉ, phương hướng hoạt động của doanh

nghiệp; ii. Văn hoá tổ chức; iii. Văn hoá lãnh đạo; iv. Văn hoá kinh doanh. Phương pháp khảo sát, tổng hợp kết quả và kết luận rút ra từ kết quả khảo sát cũng được trình bày cụ thể ở Phụ lục 1.

(2) Trong thời đại thông tin ngày nay, xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp cần có những danh hiệu, chứng chỉ được công nhận đối với bên ngoài tổ chức, doanh nghiệp:

Chứng chỉ chất lượng quốc gia & quốc tế: Hiện nay có ISO9000, HACCP, SA8000.

Chứng chỉ trách nhiệm xã hội được thừa nhận chung trên toàn cầu: Một số chứng chỉ phổ biến như SA 8000 (tiêu chuẩn lao động trong các nhà máy sản xuất), WRAP (trách nhiệm toàn cầu trong ngành sản xuất may mặc), FSC (bảo vệ rừng bền vững), và ISO 14001 (hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp).

Tham gia các chương trình bình chọn thương hiệu mạnh trong nước và quốc tế. Ví dụ chương trình “Thương hiệu mạnh Việt Nam” được tổ chức hàng năm do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức với sự bảo trợ và phối hợp của Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Thương mại), theo các nhà lãnh đạo tham gia chương trình này cho biết giải thưởng góp phần to lớn trong việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp; chương trình “THE GUIDE AWARD” dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Bước kế tiếp tham gia các chương trình bình chọn được tổ chức bới các tạp chí uy tín trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Việc đạt giải thưởng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu trên trường quốc tế. Danh hiệu về công ty uy tín của năm, công ty có đóng góp to lớn cho cộng đồng (3) Cần thiết phải tạo những website riêng cho doanh nghiệp gồm intranet trong nội

bộ công ty và internet cho khách hàng, đối tác, những người bên ngoài có quan tâm đến doanh nghiệp. Trên những website cần đưa đầy đủ thông tin, thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền đạt đến nội bộ nhân viên và đối với bên ngoài. Đây là giải pháp hữu hiệu trong việc truyền tải thông tin một cách chính thức, rộng rãi hiện nay.

(4) Định kỳ có những khảo sát về văn hóa doanh nghiệp trong nhân viên. Bảng khảo

sát văn hóa doanh nghiệp ở Phụ Lục 1 có thể được sử dụng. Dựa trên kết quả

khảo sát có những điều chỉnh thích hợp.

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam. (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)