1.Tình hình chung về lao động tại công ty Du Lịch An Giang :
1.1.Phân loại lao động :
Là doanh nghiệp Nhà Nước hoạt động trên cả hai lĩnh vực Du Lịch và Thương Mại với 8 chi nhánh, nhà hàng, khách sạn và xí nghiệp trực thuộc nên số lượng lao động của Công Ty tương đối cao. Số lượng cán bộ công nhân viên của Công Ty đến tháng 10/2003 là 416 người trong đó nhân viên quản lý là 49 người.
- Dựa vào chức năng và nhiệm vụ, lao động được chia làm hai bộ phận : + Bộ phận trực tiếp sản xuất kinh doanh : 306 người.
+ Bộ phận gián tiếp : 110 người.
- Dựa vào Hợp đồng lao động, lao động trong Công Ty được chia thành ba loại sau :
+ Số lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn ( Hợp
đồng dài hạn ) là 145 người, thường là nhân viên làm việc lâu năm tại Công Ty, có bằng cấp và làm việc đúng chuyên môn.
+ Số lao động ký hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một đến ba năm ( Hợp đồng ngắn hạn ) là 253 người, thường là nhân viên làm những công việc xác định được thời hạn.
+ Số lao động ký hợp đồng lao động thời vụ dưới ba tháng là 18 người , thường làm công việc có thời gian ngắn, làm theo mùa. Số lao động này thường xuyên biến động.
1.2.Đánh giá sự biến động số lượng lao động 5 năm từ năm 1999 đến 2003
Bảng số lượng lao động của Công ty 5 năm.
Năm 1999 2000 2001 2002 2003
Tổng số nhân viên 366 313 347 403 416
Mảng Thương Mại 134 101 109 125 129
Mảng Du Lịch 232 212 238 278 287
SƠĐỒ BIỂU DIỄN SỰ BIẾN ĐỘNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY 5 NĂM. 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 1999 2000 2001 2002 2003 NAM SO LUON G
TONG SO NHAN VIEN MANG THUONG MAI MANG DU LICH NHAN VIEN QUAN LY
Nguồn : Phòng KHNV LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐVT: triệu đồng Năm Lợi nhuận Công ty Lợi nhuận Thương mại Lợi nhuận Du lịch 1999 -5652 -3539 - 2113 2000 454 2923 -2469 2001 2799 4570 -1771 2002 2487 3835 -1348 2003 2726 4550 -1824
Qua đồ thị ta thấy năm 1999 toàn Công ty có 366 nhân viên trong đó mảng Thương Mại là 134 người, mảng Du Lịch là 232 người và nhân viên quản lý là 45 người chiếm 12,3% . Đến năm 2000 số nhân viên giảm xuống 53
bị lỗ hơn 5 tỷ VNĐ nên Công ty phải tinh giảm bớt nhân viên ở những bộ
phận không cần thiết trong đó bộ phận Thương Mại giảm nhiều hơn do bị lỗ
nhiều hơn và do nhân viên ở bộ phận này luôn bị biến động theo kết quả kinh doanh. Đến năm 2001 số lượng nhân viên đã tăng trở lại với mức tăng là 11%, trong đó số nhân viên của mảng Du Lịch tăng nhiều hơn, đồng thời số lượng nhân viên quản lý năm này cũng tăng nhiều khoảng 31% là do Công ty mới
đầu tư thêm Khu du lịch Bến Đá Núi Sam và Nhà nghỉ Hòn Chông. Đến năm 2002 lượng nhân viên tăng cao hơn năm 2001 khoảng 16% và cũng tăng chủ
yếu ở mảng Du Lịch là do Công Ty xây dựng mới khách sạn Đông Xuyên nên cần nhân viên rất nhiều. Đến năm 2003 số lượng nhân viên chỉ tăng nhẹ
khoảng 3,2% trong đó nhân viên quản lý tăng chiếm phân nửa là do hoạt động của Công ty tuy hiệu quả nhưng lượng nhân viên cũng tương đối đáp ứng
được yêu cầu chỉ có nhân viên quản lý là cần thiết hơn. Như vậy ta thấy cả 3 năm 2001, 2002 và 2003 số lượng nhân viên đều tăng lên nhưng chủ yếu ở
mảng Du Lịch mặc dù hoạt động của mảng này không hiệu quả là do lợi nhuận của mảng Thương Mại không những có thể bù lỗ cho Du Lịch mà còn có lời. Còn mảng Du Lịch hoạt động 4 năm liền đều bị lỗ là do chi phí hoạt
động và đầu tư ban đầu cao hơn nhiều so với doanh thu, do vậy Công ty cần có những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa. Tóm lại, với số lượng nhân viên ngày càng tăng là dấu hiệu tốt cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng hiệu quả.
Ngoài ra ta thấy ở Công ty sự biến động lao động theo 2 hướng.
• Biến động số lượng lao động theo năm chủ yếu ở mảng Thương Mại vì phụ thuộc vào doanh thu và lợi nhuận do Ủy Ban Tỉnh giao. Khi nhận được kế hoạch của Ủy Ban Tỉnh, Công Ty sẽ đưa ra kế hoạch dự trù lao động, khi cần tuyển thêm lao động mới sẽ do phòng Tổ Chức - Hành Chính đảm nhận.
• Biến động số lượng lao động theo các tháng trong năm (theo mùa) ,
ở các tháng cao điểm như LỄ BÀ CHÚA XỨ, mùa thu hoạch lúa thì ngoài lượng lao động do Công ty giao, các đơn vị có thể chủ động dự trù, tăng ca hoặc tuyển thêm nhân viên theo nhu cầu.
1.3.Đánh giá số lượng lao động của Công ty theo giới tính :
ĐVT:người Số lượng lao động Bộ phận Nam Nữ Tổng cộng Văn phòng Công ty 21 19 40 Mảng Du Lịch 123 153 276 Mảng Thương Mại 69 19 88 Khác 9 3 12 Tổng cộng 222 194 416 Nguồn : Phòng TC_HC SƠĐỒ BIỂU DIỄN SỰ BIẾN ĐỘNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI TÍNH. 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 VPCT MDL MTM KHAC T?ng c?ng BO PHAN SO LUON G Nam NU TONG CONG Qua hình trên ta thấy :
• Ở mảng Thương Mại và nhóm khác ( chủ yếu là nhân viên đi học) thì số lao động nam cao hơn lao động nữ rất nhiều, trong đó lao động nam chiếm 78% còn lao động nữ chiếm 22% trong tổng lao động của 2 bộ phận là 100 người.
• Ở mảng Du Lịch thì ngược lại, lao động nữ cao hơn lao động nam, lao động nữ chiếm 55% còn lao động nam chiếm 45%.
• Còn ở bộ phận quản lý Văn phòng Công ty thì số lượng lao động nam và nữ tương đương gần bằng nhau. Trong tổng lao động là 40 người thì lao động nam là 21 người và lao động nữ là 19 người.
Sở dĩ có sự khác nhau này là do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty. Ở mảng Du Lịch thì hoạt động kinh doanh chủ yếu là tổ chức hướng dẫn du lịch, nhà hàng, khách sạn nên số lượng lao động nữ sẽ chiếm nhiều hơn. Còn ở mảng Thương Mại thì hoạt động chủ yếu là thu mua, chế biến xuất khẩu gạo và nông sản nên lực lượng lao động nam sẽ là chủ lực.
Số lượng lao động của Công ty năm 2003 ĐVT : người
Nam Nữ Tổng cộng
222 194 416
BIEU DO LAO DONG THEO GIOI TINH NAM 2003
Nam Nu 53%
47%
Tóm lại, khi xét chung về tổng số lao động của Công ty thì số lao động nam và nữ cũng tương đương với nhau. Trong đó lao động nữ chiếm 47% và lao động nam chiếm 53%.
1.4.Đánh giá số lượng lao động của Công ty theo trình độ :
BẢNG SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY THEO TRÌNH ĐỘ NĂM 2003. Đại học Trung cấp Sơ cấp LĐPT TC Văn phòng Công Ty 20 5 2 13 40 Mảng Du Lịch 32 26 31 187 276 Mảng Thương Mại 6 16 3 63 88 Khác 0 0 2 10 12 Tổng cộng 58 47 38 273 416 Nguồn:Phòng TC-HC
ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN SỐ LAO ĐỘNG THEO TRÌNH ĐỘ NĂM 2003.
BIEU DO SO LAO DONG CUA CONG TY THEO TRINH DO NAM 2003 LĐPT 66% Dai hoc14% Trung cap 11% So cap 9%
Qua đồ thị trên ta thấy sự khác nhau ở các bộ phận :
• Ở Văn phòng Công ty trình độ đại học chiếm tương đối cao 50% vì
đây là bộ phận quản lý điều hành chung mọi hoạt động của Công ty. Tuy nhiên lực lượng lao động phổ thông cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ 33%.
• Ở hai mảng Thương Mại và Du Lịch xét về tỉ lệ thì trình độđại học và sơ cấp của Du Lịch cao hơn Thương Mại, còn trình độ trung cấp và lao động phổ thông của Thương Mại lại cao hơn Du Lịch là do ở mảng du lịch hoạt
động chủ yếu là dịch vụ nên trình độ chuyên môn là rất cần thiết để có thể
cạnh tranh trên thị trường.
• Còn ở bộ phận khác có 12 lao động thì trong đó 2 lao động trình độ sơ
cấp đang chờ nghỉ hưu, còn 10 lao động phổ thông thì đang đi học, cho thấy sự quan tâm của Công ty về việc nâng cao trình độ cho người lao động.
Qua đồ thị trên xét tổng thể về Công ty trong đó trình độ Đại học chiếm 14%, Trung cấp chiếm 11%, Sơ cấp chiếm 9% và lao động Phổ thông chiếm 66%. Ta thấy trình độ Đại học vẫn còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu về
nhân sự có trình độ ở Công ty. Đồng thời lao động phổ thông vẫn còn cao, Công ty cần có nhiều chính sách đào tạo nhằm nâng cao tay nghề và năng lực làm việc của nhân viên. Vì vậy năm 2003 Công ty đã mở các lớp đào tạo như
sau :
¾ Đối với mảng Du Lịch đặc biệt ở khối nhà hàng khách sạn nhân viên chiếm chủ yếu là lao động phổ thông như : đầu bếp, nhân viên làm bàn , nhân viên làm buồng, nhân viên lễ tân... Những công việc này đòi hỏi phải có Bằng chứng nhận tay nghề. Vì vậy Công ty đã tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn, tại
này không ảnh hưởng đến công việc cũng như tiền lương của nhân viên vì học ngoài ca làm việc, nhân viên vẫn hưởng lương đầy đủ và Công ty cũng không bị biến động về lao động, không gây ảnh hưởng đến cơ cấu công việc của Công ty. Đồng thời khi Công ty xây dựng thêm đơn vị trực thuộc, chi nhánh mới thì sẽ tuyển lao động theo 3 cách sau : tuyển nhân viên mới đưa đi đào tạo
ở các trường nghiệp vụ, điều chuyển nhân viên đã qua đào tạo có kinh nghiệm làm việc ở các đơn vị cũ, hoặc lấy nhân viên cũ dạy nhân viên mới.
¾ Đối với mảng Thương Mại các năm gần đây do hoạt động có hiệu quả, Công ty đầu tư thêm nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại cần có một
đội ngũ nhân viên có trình độ để có thể sử dụng các máy móc thiết bị này một cách tốt nhất. Vì vậy năm 2003 đối với các nhân viên ở bộ phận vận hành máy, thủ kho, nhân viên kiểm phẩm thì Công ty cho đi học các lớp dài hạn ở
Trường Lương thực Vĩnh Long. Các nhân viên này được cấp tiền ăn nhưng chỉ
hưởng 100% lương Nghịđịnh không có lương theo sản phẩm.
Đồng thời ở Công ty mọi chi phí đào tạo từ các lớp ngắn hạn đến các lớp dài hạn đều được Công ty chi trả như tiền học phí…lấy từ chi phí quản lý của Công ty nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động học tập, nâng cao tay nghề trình độ của họ.
Bên cạnh việc quan tâm đến trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, thì tư tưởng chính trị cũng được Công ty chú trọng phát triển do Công ty là doanh nghiệp Nhà Nước ngoài nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh còn có nhiệm vụ nâng cao phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Số lượng Đảng viên của công ty là 61 người chiếm 15% trên tổng số cán bộ
công nhân viên. Còn lại là lực lượng Đoàn viên của công ty chiếm đa số, lực lượng này luôn phấn đấu và được Công ty khuyến khích phát triển đứng vào hàng ngũĐảng viên. Về trình độ chính trị thì Công ty không có trình độ chính trị cao cấp, còn trình độ chính trị trung cấp là 14 người tương đương 3% và trình độ chính trị sơ cấp là 15 người chiếm 4%. Đây là lực lượng nòng cốt quản lý Công ty, khi Công ty có nhu cầu về cán bộ quản lý sẽ tiến hành quy hoạch cán bộ nguồn và chọn những nhân viên có năng lực làm việc có đạo đức tốt và phải là Đảng viên, sẽ cho đi học các lớp về chính trị với trình độ sơ cấp và trung cấp, đây sẽ là lực lượng dự bị thay thế cho đội ngũ quản lý của Công ty.
Hằng năm các phong trào đoàn thể cũng được Công ty tổ chức. Đối với
Đoàn viên thì Công đoàn tổ chức cắm trại giao lưu, về nguồn… Đối với Đảng viên thì tổ chức tham quan học tập ngắn ngày. Chi phí cho các hoạt động này
được lấy từ quỹ khen thưởng phúc lợi của Công ty và phân bổ chi phí về cho các đơn vị trực thuộc.
2.Phân tích tình hình lao động của Công Ty năm 2003 :
2.1. Phân tích sự biến động về số lượng và năng suất lao động của công nhân sản xuất :
Công nhân sản xuất là lực lượng trực tiếp làm ra sản phẩm, trực tiếp phục vụ sản xuất, cho nên sự biến động của lực lượng lao động này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Số lao động của Công Ty năm 2003
ĐVT : người Thực hiện Kế hoạch
Tổng số nhân viên của Công ty.
o Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất.
• Mảng Du Lịch • Mảng Thương Mại 416 306 218 88 456 320 225 95 Số công nhân (giảm) tương đối. = Số công nhân thực tế − số công nhân kế hoạch
Số công nhân (giảm) tương đối = 306 – 320 = -14 (công nhân)
Ta thấy số công nhân thực tế năm 2003 Công ty sử dụng giảm so với số
công nhân kế hoạch là 14 người. Nếu dừng lại ởđây đánh giá mức độđảm bảo sức lao động của Công ty là không tốt thì sẽ không chính xác. Vì vậy ta so sánh số công nhân thực tế với số công nhân kế hoạch đã điều chỉnh theo tỉ lệ
hoàn thành kế hoạch doanh thu.
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Chênh lệch
1.Doanh thu năm ( triệu đồng) 260000 387000 +127000
2.Số công nhân bình quân năm 320 306 - 14
3.Năng suất lao động bình quân năm của một CN (triệu đồng)
Số CN tăng (giảm) tương đối = 306 – 320 * (387090/260000)*100% = -170 Như vậy tình hình quản lý và sử dụng lao động có nhiều biểu hiện tốt.
Đồng thời để thấy rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu tăng 127.000, ta đi tìm mức độảnh hưởng của nhân tố số lượng công nhân và năng suất lao động đến doanh thu.
Ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn :
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng công nhân : ( 306 – 320 ) * 812.5 = - 11375
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động : 306 * ( 1264.7 – 812.5 ) = + 138375
Qua sự phân tích trên ta thấy lượng lao động thực tế năm so kế hoạch giảm 14 công nhân thì với năng suất lao động kế hoạch năm là 812.5 triệu
đồng sẽ làm cho doanh thu giảm 11.375 triệu đồng. Tuy nhiên năng suất lao
động của công nhân thực tế năm lại tăng rất nhiều so với kế hoạch 452.2 triệu
đồng dẫn đến không những bù lỗ cho phần giảm doanh thu do sự giảm lao
động gây nên mà còn làm tăng doanh thu 127.000 triệu đồng. Qua sự phân tích trên ta thấy tốc độ tăng của năng suất lao động ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ
tăng của doanh thu, đồng thời việc quản lý và sử dụng lao động ở Công ty là tương đối tốt cần phát huy hơn nữa.
Trong Công ty ngoài lực lượng nhân viên sản xuất thì lực lượng các nhân viên như : nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý, nhân viên khác cũng
ảnh hưởng tương đối lớn đến Công ty. Vì vậy bên cạnh phân tích sự biến động của công nhân sản xuất ta đi vào phân tích sự biến động của các lực lượng này
2.2.Phân tích sự biến động của các loại lao động khác :
a. Phân tích sự biến động của nhân viên kỹ thuật :
Số nhân viên kỹ thuật Tỷ lệ nhân viên kỹ thuật
so với CN sản xuất = Số CN sản xuất * 100% Kế hoạch : 35 320 * 100 % = 10.9% Thực hiện :