Chương 4 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Ch

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ri tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín (Trang 30 - 32)

C. Chức năng khác

Chương 4 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Ch

tín dụng của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi

Nhánh An Giang

4.1. Tình hình chung về Kinh Tế- Xã Hội và hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng tại tỉnh An Giang: tổ chức tín dụng tại tỉnh An Giang:

4.1.1. Vài nét sơ lược về tình hình KT- XH của tỉnh An Giang:

Năm 2007, tuy có nhiều khó khăn thách thức từ hạn hán, dịch bệnh trên lúa, gia súc, gia cầm, thiếu điện thường xuyên, vật giá tăng cao… ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân, nhưng với những nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và nhân dân, kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng cao, các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra hầu hết đều được thực hiện đạt và vượt so với kế hoạch, các lĩnh vực văn hoá xã hội và cải cách hành chính tiếp tục chuyển biến tích cực. Tuy có nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng GDP trong năm 2007 đạt khá cao với 13,2% tăng 1,45 lần so tốc độ tăng GDP của năm 2006 và cao hơn 0,43% so với Nghị Quyết của HĐND tỉnh đề ra.

Nhiều công trình đang được các lãnh đạo tỉnh quan tâm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhằm thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh nhà. Bên cạnh đó, trong năm 2007 tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có chuyển biến tốt, đã có 05 dự án đăng ký chính thức với tổng vốn trên 94,2 triệu USD (các năm qua, trên địa bàn tỉnh chỉ có 04 dự án đầu tư nước ngoài đang hoạt động, với tổng vốn thực hiện 9,2 triệu USD).

Thương mại- Dịch vụ và Xuất Nhập Khẩu:

Trong năm, nhiều hoạt động thương mại, du lịch, lễ hội quan trọng như Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, Hội chợ Thương mại du lịch cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Hội chợ Giao thương cửa khẩu Khánh Bình, Lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam, Hội chợ Bông lúa vàng Việt Nam – An Giang Expo 2007, Liên hoan Văn hoá mùa nước nổi Búng Bình Thiên, kỷ niệm 119 năm ngày sinh Bác Tôn, Hội chợ đua bò Bảy Núi... được tập trung quảng bá và tổ chức khá thành công với nội dung phong phú, sinh động thu hút nhiều doanh nghiệp, khách tham quan du lịch.

Song song đó, việc hoàn thành đưa vào sử dụng nhiều công trình quan trọng như Siêu thị Long Xuyên, Trung tâm mua sắm Nguyễn Huệ, các chợ, trung tâm thương mại ở địa phương, đường lên núi Cấm, Hồ Thủy Liêm, cầu Cồn Tiên… đã góp phần làm cho khu vực dịch vụ ở tỉnh thêm sôi nổi. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước cả năm đạt 23.872 tỷ đồng, tương đương kế hoạch năm và tăng trên 22% so cùng kỳ.

Tình hình xuất khẩu có bước phát triển khá nhờ thị trường và giá cả thuận lợi, mặc dù có những thời điểm ảnh hưởng bất lợi như thị trường Nga từ chối nhập hàng thủy sản của Việt Nam, giá vận tải tăng cao, thiếu nguyên liệu... Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt trên 540 triệu USD, bằng 120% kế hoạch và tăng trên 22% so cùng kỳ. Mặt hàng thủy sản và gạo chiếm cơ cấu 89% trong tổng kim ngạch, trong đó thủy sản chiếm

62% với 335 triệu USD (tăng 33% so cùng kỳ và vượt kế hoạch 52%); gạo chiếm 27%

với 144 triệu USD (tăng 2,3% so cùng kỳ và bằng 90% kế hoạch năm). Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh là do giá xuất bình quân năm nay tăng cao so cùng kỳ (gạo bình quân 294

USD/tấn, tăng 40 USD/tấn; thuỷ sản 2.691 USD/tấn, tăng 52 USD/tấn), vì vậy tuy

lượng gạo xuất chỉ bằng 89% so cùng kỳ nhưng kim ngạch tăng đến 2,3%, mặt khác lượng thủy sản xuất bình quân cũng tăng khá cao (bình quân tăng trên 1,7 ngàn SVTH: Vương Ngọc Sậm_Lớp DH5KD Trang 22

tấn/tháng so cùng kỳ). Thị trường xuất khẩu cũng được tiếp tục mở rộng (tăng 11 nước

so cùng kỳ năm 2006), tỷ trọng kim ngạch tăng nhiều nhất là ở các nước Châu Âu (hiện chiếm đến 51%).

Nhập khẩu cả năm ước đạt 53 triệu USD, đạt 82% so kế hoạch và bằng 95% so cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu may mặc, nguyên liệu thức ăn gia súc, hoá chất, thuốc trừ sâu, gỗ...

4.1.2. Vài nét về tình hình hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng trong tỉnh An Giang trong năm 2007 trong tỉnh An Giang trong năm 2007

Trong năm, hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển, mở rộng phạm vi và địa bàn hoạt động, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế được tiếp cận, lựa chọn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng được nhiều hơn, hiệu quả hơn, đặc biệt là triển khai dịch vụ trả lương cho cán bộ, công chức qua tài khoản theo chỉ đạo chung của Chính phủ.

Ước tính cả năm 2007, toàn ngành ngân hàng huy động vốn tại chỗ được 6.670 tỷ

đồng (tăng 74% so năm 2006), số dư vốn huy động tại chỗ chiếm 52%/tổng dư nợ (đây là

tỷ lệ đạt cao nhất trong những năm gần đây); tổng doanh số cho vay gần 29 tỷ đồng (tăng 59%); doanh số thu nợ trên 26 ngàn tỷ đồng (tăng 57%); tổng dư nợ gần 12.400 tỷ đồng

(tăng 37%), trong đó nợ ngắn hạn chiếm 73%, nợ trung, dài hạn chiếm 27%. Trong đó, dư nợ các NHTMQD chiếm 59%, NHTMCP chiếm 33%, hệ thống QTDND chiếm 8% (tỷ lệ này của năm 2006 lần lượt là 75%, 17%, 8%), qua đó cho thấy năm 2007 thị phần của các NHTMCP có chiều hướng gia tăng trong khi đó các NHTMQD theo chiều ngược lại.

Với sự xuất hiện ngày càng nhiều tổ chức tín dụng, tỉnh An Giang là tỉnh có nhiều TCTD chỉ đứng sau các thành phố trực thuộc TW, bao gồm 8 NHTMQD, 01 NHCS, 14 NHTMCP, 24 QTD, dự kiến đến cuối quý II của năm 2008 sẽ có thêm 2 TCTD nữa khai trương là Eximbank và NH Quân Đội, chính điều này đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường tài chính trong tỉnh

Đặc biệt trong quí I năm 2008, với sự kiện phát hành tín phiếu bắt buộc và việc điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân Hàng Nhà Nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của các ngân hàng cả ngân hàng quốc dân và ngân hàng cổ phần. Trong tỉnh đã diễn ra việc “chạy đua” về lãi suất huy động vốn giữa các ngân hàng, đã tạo ra việc lưu chuyển dòng tiền từ ngân hàng này qua ngân hàng khác do việc tăng lãi suất tiền gửi vượt qua mức 12%/năm đã ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng. Chính việc thay đổi của dòng tiền cũng đã ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của các ngân hàng nói chung, Sacombank An Giang nói riêng. Kéo theo chiều tăng của lãi suất tiền gửi là lãi suất cho vay cũng tăng khá cao, buộc các ngân hàng phải thận trọng hơn trong việc cho vay đối với các khách hàng mới và kết quả vào ngày 21/02/2008 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín nói chung và Sacombank An Giang nói riêng đã tạm ngưng cho vay đối với khách hàng cũ và mới, đồng thời tăng lãi suất cho vay cùng với lãi suất huy động vốn. Chính việc tăng cao lãi suất như thế đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cũng như tính thanh khoản của các ngân hàng. Trước tình hình trên, chiều ngày 26/02/2008 thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước ra thông báo cho ngân hàng yêu cầu lãi suất huy động không vượt quá 12%/năm nhằm bình ổn lại thị trường tài chính trong cả nước. Trước sự biến động về lãi suất, theo dự báo của nhiều chuyên gia tài chính thì tình hình biến động về lãi suất trên thị trường tài chính- tiền tệ sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp chính điều đó sẽ làm cho hoạt động của các ngân hàng thương mại tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

4.2. Hoạt động tín dụng tại Sacombank An Giang4.2.1. Hoạt động tín dụng cá nhân 4.2.1. Hoạt động tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ri tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w