Mở rộng chính sách tín dụng của chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nộix (Trang 63 - 65)

D Tổng cộng VNĐ + ngoại tệ quy đổi 18,548 1,302 855

3.2.3Mở rộng chính sách tín dụng của chi nhánh

CHƯƠNG3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘ

3.2.3Mở rộng chính sách tín dụng của chi nhánh

Chi nhánh phải xác định được thị phần khách hàng cho vay tiêu dùng mục tiêu của chi nhánh. Để xác định được thị phần cần có sự thống kê, so sánh dư nợ, số lượng khách hàng của chi nhánh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Trên cơ sở biết được đối tượng khách hàng phục vụ và vị thế của ngân hàng mình mới có thể đề ra các chính sách phù hợp.

Chi nhánh cần phát huy lợi thế ở mối quan hệ sẵn có với các tổng

công ty và một số doanh nghiệp lớn, khai thác khối lượng khách hàng lớn là cán bộ công nhân viên của các đơn vị đó. Bên cạnh việc mở rộng cho vay tín chấp đối với các cán bộ công nhân viên nhà nước chi nhánh cũng nên chú ý tới các đối tượng thuộc các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, liên doanh làm ăn có lãi trong hai năm liên tục. Đây là khu vực kinh tế năng động, nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn có lãi và người lao động trong các doanh nghiệp đó có thu nhập tương đối cao và ổn định.

Đa dạng hoá và tăng cường tính cạnh tranh của các sản phẩm cho vay tiêu dùng. Chi nhánh nên mở rộng các hình thức vay cả về mục đích, về phương thức trả nợ và phương thức cho vay.

Với hình thức vay tín chấp lương của cán bộ công nhân viên, chi nhánh có thể mở rộng hạn mức tín dụng (từ 40 triệu lên 50 triệu) hoặc căn cứ vào thời hạn vay và thu nhập thường xuyên của khách hàng để xác định hạn mức. Hạn mức tối đa có thể là 50% thu nhập thường xuyên của thời hạn vay. Chẳng hạn, thu nhập bình quân của một nhân viên là 4 triệu đồng/ tháng ( 48 triệu/ năm ) nếu vay trong thời hạn 1 năm được vay tối đa là 24 triệu đồng, vay 2 năm là 48 triệu đồng. Chi nhánh có thể kết hợp cả hai hình thức xác định hạn mức trên, nếu khách hàng vay ngắn hạn thì áp dụng hạn mức là

50 triệu, vay trung dài hạn áp dụng hạn mức theo thu nhập thường xuyên và thời hạn vay. Có được cách xác định hạn mức linh hoạt như vậy sẽ thỏa mãn tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Trên thị trường hiện nay nhu cầu vay xuất khẩu lao động và vay đi du học là rất lớn, số lượng khách hàng có nhu cầu này tìm đến với ngân hàng không phải không có, thế nhưng chi nhánh chưa đáp ứng được nhu cầu này. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cũng đã có văn bản số 2375 NHNo - TD hướng dẫn cho vay người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài. Để thực hiện được hình thức vay này ngân hàng phải có quan hệ với doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu lao động, chính quyền cũng như ban quản lý xuất khẩu lao động địa phương, ngân hàng nước ngoài tổ chức việc chuyển tiền từ nước ngoài về nước. Doanh nghiệp phải mở tài khoản và thực hiện ký quỹ hoạt động xuất khẩu lao động tại chi nhánh. Ngân hàng sẽ phối hợp với bên tuyển dụng để phổ biến, hướng dẫn người lao động làm hồ sơ, thủ tục vay vốn, đôn đốc trả nợ. Quy trình cho vay xuất khẩu tương đối phức tạp và rủi ro cao, đòi hỏi khả năng thẩm định kỹ càng. Nhưng nếu thực hiện được sẽ tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, và mở rộng hoạt động của chi nhánh.

Cho vay theo thẻ tín dụng, cho vay thấu chi tuần hoàn nên được nhanh chóng đưa vào áp dụng. Quy trình cho vay thẻ tín dụng được thực hiện giống như các hình thức khác, khách hàng cũng được yêu cầu có tài sản đảm bảo. Công việc này thuộc bộ phận của phòng tín dụng thế nhưng lại được thực hiện ở phòng kế toán. Đây là một điều bất hợp lý, để hình thức này có thể nhanh chóng đi vào thực hiện nên lập một tổ chuyên môn theo dõi, phân tích và trước mắt có thể áp dụng ở các cán bộ nhân viên của chi nhánh. Tổ chuyên môn sẽ bám sát tình hình thực hiện và ghi nhận các vướng mắc phát sinh để từ đó hoàn thiện và đưa sản phẩm ra áp dụng rộng rãi.

Với hình thức vay mua nhà, thời hạn vay có thể kéo dài từ 7 năm lên 10 năm, vì số tiền mua nhà lớn đòi hỏi có thời gian khá dài mới trả hết nợ. Với những hợp đồng tín dụng dài hạn như vậy nên sử dụng lãi suất thả nổi, lãi suất được điều chỉnh 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần. Trong những trường hợp cụ thể, cán bộ tín dụng và khách hàng có thể thoả thuận áp dụng cả lãi suất cố định và lãi suất thả nổi trên một khoản vay. Chẳng hạn một khoản vay 10 năm áp dụng lãi suất cố định trong hai năm đầu, và lãi suất thả nổi trong các năm còn lại.

Các khoản cho vay tiêu dùng của chi nhánh là cho vay trực tiếp, do đó chi nhánh cũng nên sớm nghiên cứu ứng dụng hình thức cho vay gián tiếp. Để thực hiện được hình thức này, chi nhánh phải xây dựng được mối quan hệ với các doanh nghiệp bán lẻ. Các công ty bán lẻ mà ngân hàng có thể liên kết, ký hợp đồng như là doanh nghiệp bán lẻ ôtô Toyota, Honda, Deawoo, xe máy Honda, Yamaha các siêu thị bán hàng điện gia dụng, các doanh nghiệp bán đồ nội thất... Sau khi xác định được nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách hàng, đồng thời có các thông tin về khả năng chi trả của họ, các công ty bán hàng sẽ hướng dẫn khách làm thủ tục, hồ sơ để vay vốn ngân hàng. Ngân hàng được cung cấp các thông tin cần thiết sẽ tiến hành thẩm định và xét duyệt cho vay. Việc cho vay như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian cho cả khách hàng và ngân hàng, mang lại lợi ích cho cả ba bên: khách hàng mua được hàng hoá trong khi chưa đủ phương tiện thanh toán, công ty bán được hàng, ngân hàng mở rộng được tín dụng. Để hạn chế rủi ro, ngân hàng phải lựa chọn các công ty có uy tín, nghiệp vụ bán hàng chuyên nghiệp, khả năng tài chính tốt, và xây dựng hợp đồng liên kết chặt chẽ, phân định rõ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên trong việc thu hồi nợ, và thanh lý hợp đồng cũng như khi khách hàng không trả được nợ.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nộix (Trang 63 - 65)