Trong những năm qua, Chính phủ ta đã có những chủ trương, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa để phát triển sản xuất ổn định và bền vững.
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/2002/QĐ/TTG ngày 24/06/2002 khuyến khích tiêu thụ nông sản qua hợp đồng. Các doanh nghiệp thuộc vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long đã tích cực triển khai và đem lại nhiều kết quả tốt. Các công ty như Công ty nông nghiệp Sông Hậu, Công ty Nông Nghiệp Cờ Đỏ, Công ty Bông Việt Nam, Công ty Lương Thực Tiền Giang, Công ty xuất nhập khẩu nông sản - thực phẩm An Giang, các doanh nghiệp cao su ở Đồng Nai và Bình Dương … đã ký các hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người nông dân.
Hiện nay, Công ty Nông Nghiệp Sông Hậu và Cờ Đỏ bao tiêu toàn bộ của hợp tác viên. Công ty bông Việt Nam đầu tưứng trước giống, vật tư và thu mua sản phẩm theo giá hợp đồng; Công ty CP rau quả Tiền Giang đầu tư sản xuất mua lại 330ha khóm, đu đủ, nha đam; Sở thủy sản Tiền Giang phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh thí điểm đầu tư 20 hộ nuôi cá tra xuất khẩu ở Cái Bè và Cai Lậy được vay tín chấp 1 tỷ đồng/hộ và Sở lo đầu ra cho các hộ.
Ngoài ra, Cty Lương Thực Tiền Giang đầu tư phân bón, lúa giống và tiêu thụ sản phẩm với 2.124 hộ xã viên và họ đã sản xuất 2.875ha lúa Gasmine. Sau nhiều năm thực hiện hợp đồng, Công ty đã tạo dựng được thị trường, gắn kết sản xuất, tiêu thụ lúa cao sản khá ổn định tại 5 tổ hợp tác xã và 2 tổ hợp tác. Công ty chăn
nuôi Tiền Giang phối hợp với trung tâm khuyến nông ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngô cho chăn nuôi với 20ha ở các xã Bình Nhì, Bình Tây (huyện Gò Công Tây), sản lượng thu mua của công ty 100 tấn ngô hạt/năm, có giá trị 230 trđồng.
Tại Lai Châu, thông qua việc ký kết hợp đồng, phối hợp với các công ty sản xuất phân bón, sản xuất thiết bị nông nghiệp, các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm… Hội nông dân tỉnh đã chủ động triển khai thực hiện chương trình liên kết “4 nhà” một cách hiệu quả. Hội đã ký hợp đồng với Công ty Supe Phốt Phát và Hóa chất Lâm Thao triển khai chương trình mua hơn 3.000 tấn phân bón NPK với phương thức trả chậm, giúp 7.000 hộ có điều kiện đầu tư thâm canh, chăm sóc cây trồng. Nhờ vậy, hàng nghìn hecta chè, lúa, hoa màu vụ chiêm xuân năm 2005 được đầu tư kịp thời, nâng sản lượng chè búp tươi lên 20 – 30%, năng suất lúa và hoa màu tăng từ 10 - 30%. Hội cũng phối hợp với Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam hướng dẫn bà con đưa máy kéo nhỏ đa năng vào sản xuất nông nghiệp. Nhờ mở rộng các hoạt động phối hợp với nhiều doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các hộ nông dân trong vùng đã tiêu thụđược hơn 16.000 tấn chè búp tươi, gần 200 tấn thảo quả và hàng trăm tấn nông sản khác.
Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp TPHCM triển khai các hoạt động xúc tiến việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với 22 hợp đồng được ký giữa doanh nghiệp và nông dân đạt kết quả tốt, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm làm ra với giá cả hợp lý và giải quyết được đầu ra thuận lợi.
Bên cạnh khuyến khích người dân tham gia mua bán theo hợp đồng, việc thành lập các địa điểm giao dịch, mua bán tập trung cũng rất được coi trọng. Tại TPHCM, chợ Tam Bình được đưa vào hoạt động, là một trong 3 chợ đầu mối được xây dựng mới theo quyết định của UBND TP nhằm dời 10 chợ đầu mối nông sản thực phẩm đã bị xuống cấp. Chợ có nhiệm vụ đón nhận hàng hóa nông sản từ các tỉnh Miền Đông, miền Trung và các tỉnh phía Bắc về thành phố. Số hàng này sẽ được sơ chế, đóng gói, vô bao bì và đưa vào các chợ bán lẻ, siêu thị,… và từ đây, hàng hóa lại tiếp tục lưu thông đến các tỉnh hoặc xuất khẩu sang các nước.
Thứ trưởng Bộ Thương Mại Phan Thế Ruệđã từng nhận định rằng: chợ Tam Bình là chợđầu mối lớn nhất của cả nước, hiện nay, Thành phố cần nghiên cứu, đổi mới cách hoạt động để chợ không chỉ là đầu mối phân phối lại hệ thống hàng hóa mà còn là sàn giao dịch hàng nông sản thực phẩm thực sự của nước ta.