Câu đố có kết luận tƣờng minh và câu đố có luận cứ hàm ẩn

Một phần của tài liệu Câu đố dân gian của người Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học (Trang 50 - 52)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Câu đố có kết luận tƣờng minh và câu đố có luận cứ hàm ẩn

2.3.2.1. Câu đố có kết luận tường minh

Luận văn quan niệm:

Kết luận tường minh (kí hiệu là r+) là loại kết luận được gọi ra ngay

trong luận cứ. Có nghĩa là, kết luận (hay lời giải đố) nằm ngay trong luận cứ

Ví dụ (54):

- Trùng trục như con chó thui(r+)

Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu.

(Con chó thui) [66,234]

- Dầu hư vẫn tiếng thơm(r+)

hoài Cả trăm con mắt, đố ai thấy đường.

(Trái thơm)[66,117]

“Con chó thui” và “trái thơm” là lời giải. Lời giải này được gọi ra từ

những tín hiệu ngôn ngữ có mặt trong lời đố. Ở trường hợp thứ hai, quả dứa tiếng miền Trung, miền Nam gọi là “trái thơm”. Cách chơi chữ cùng âm:

thơm (tiếng thơm, trái thơm)

b) Câu đố có kết luận hàm ẩn

Luận văn quan niệm:

Kết luận hàm ẩn (kí hiệu là r-) là loại kết luận không hiển thị trực tiếp ở các tín hiệu ngôn ngữ trong luận cứ như kết luận tường minh mà phải dùng thao tác suy ý mới tìm ra được.

Tính chất hàm ẩn của kết luận có nét khác nhau. Chúng tôi tạm gọi là

kết luận hàm ẩn1kết luận hàm ẩn2.

+ Kết luận hàm ẩn1 (r1-) là kết luận không nằm ngay trong luận cứ.

Người nghe phải dựa vào các tín hiệu ngôn ngữ có trong luận cứ, xâu chuỗi chúng lại với nhau, thực hiện thao tác loại suy mới tìm ra lời giải. Các luận cứ có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, luận cứ này làm tiền đề cho luận cứ kia, cứ thế nối tiếp nhau đưa người nghe đi tìm đáp án.

Ví dụ (55):

Cây bằng cột nhà, lá bằng cánh phản.

(Cây chuối) [66,100]

Kết luận (lời giải) “cây chuối” không được gọi ra trực tiếp từ luận cứ (lời đố) mà là kết quả của việc xâu chuỗi hai luận cứ nêu kích cỡ, hình dáng của thân cây chuối (cây bằng cột nhà) và lá chuối (lá bằng cánh phản).

Kết luận hàm ẩn2 (r2-) thuộc về hiện tượng chơi chữ kiểu nói lái ở trong câu đố. Ví dụ (56):

Chiếc tàu nó chìm đáy sông

Cái mui nó mục, cái cong còn.

(Con còng) [66,256]

(“ Cong ... còn ” nói lái thành “ con còng ”) Hay như câu đố về ngón tay:

(57) Bằng trang điếu thuốc

Ngủ ngày nó ngáy ton ton.

(Ngón tay)[66,575]

( “ ngáy ton ” nói lái thành “ ngón tay ”)

Một phần của tài liệu Câu đố dân gian của người Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học (Trang 50 - 52)