Đẩy mạnh công tác tư vấn khách hàng đối với hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT Nghệ An (Trang 38 - 41)

- Rủi ro trong quá trình mở thư tín dụng:

taị NHCTNA

3.1.5. Đẩy mạnh công tác tư vấn khách hàng đối với hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.

theo phương thức tín dụng chứng từ.

Một trong những nguyên nhân gây ra những hạn chế, tồn tại trong việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ là từ sự hiểu biết của các doanh nghiệp về phương thức này. Vì vậy, trong thời gian tới Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tư vấn

khách hàng và việc tư vấn này phải được thể hiện bằng văn bản vì làm như vậy sẽ đảm bảo tính pháp lý trong giao dịch giữa các thanh toán viên của Ngân hàng với khách hàng, tăng cường độ tin cậy của khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác tư vấn.

 Đối với đơn vị nhập khẩu:

Người nhập khẩu gây ra rủi ro cho ngân hàng mở khi họ làm mất khả năng thanh toán hoặc cố tình vi phạm cam kết của mình. Để có thể đem lại lợi ích chính đáng cho nhà xuất khẩu và bảo vệ quyền lợi của ngân hàng, các cán bộ cần tư vấn cho những vấn đề sau:

+ Tư vấn cho đơn vị nhập khẩu nên mở loại L/C nào:

Đối với những khách hàng là đơn vị nhập khẩu mày móc thiết bị giá trị lớn mà phía đối tác nước ngoài yêu cầu có tiền đặt cọc, thanh toán viên có thể khuyên họ sử dụng L/C dự phòng vì đây là hình thức mà người nhập khẩu được đảm bảo sẽ nhận được sản phẩm cung ứng từ nhà xuất khẩu, đồng thời người nhập khẩu còn được bồi hoàn toàn bộ số tiền đặt cọc cũng như chi phí liên quan nếu người xuất khẩu không thực hiện nghĩa vụ giao hàng theo yêu cầu.

Đối với đơn vị nhạp khẩu hàng hoá với khối lượng lớn, giao hàng nhiều lần, nên tư vấn cho họ sử dụng L/C tuần hoàn. Đây là phương thức giúp cho khách hàng tránh được tình trạng ứ đọng vốn và giảm được chi phí cũng như các thủ tục có liên quan.

Đối với khách hàng nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài về gia công, sau đó xuất hàng sang nước cung cấp nguyên liệu, thanh toán viên có thể tư vấn cho họ sử dụng loại L/C đối ứng, hình thức đảm bảo nhất cho các đơn vị gia công. Loại L/C này đảm bảo đồng thời thanh toán cho người xuất khẩu giá trị nguyên liệu nhập cũng như sản phẩm hàng hoá được sản xuất từ chính nguyên liệu đó. Trong trường hợp này việc sử dụng L/C đối ứng đem lại ưu việt hơn hẳn sử dụng L/C không huỷ ngang bởi lẽ sau khi nhập và thanh toán giá trị nguyên liệu, các sản phẩm sản xuất ra không được phía đối tác

đồng ý nhập lại và người gia công sẽ gặp phải rủi ro lớn do hàng hoá mang tính đặc thù khó có thể bán được.

Công việc tư vấn cho đơn vị trong việc đưa ra các điều khoản vào L/C. không nên đưa ra quá nhiều điều khoản vào vì dễ dẫn đến sai sót. Trong việc chấp nhận các yêu cầu của bên bán khi mở L/C, khi sửa đổi L/C sao cho không làm tổn hại đến lợi ích của mình.

 Đối với các đơn vị xuất khẩu:

Các đơn vị xuất khẩu thường gây rủi ro cho ngân hàng thông báo, ngân hàng chiết khấu khi họ lập bộ chứng từ không hoàn hảo và bị từ chối thanh toán. Để tránh rủi ro đó, ngân hàng có thể tư vấn cho những vấn đề như sau:

Tư vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu yêu cầu bên mua mở cho mình một L/C đảm bảo nhất. Hiện nay, loại L/C không huỷ ngang, có xác nhận và miễn truy đòi là có lợi nhất cho người bán. Tuy nhiên không nhất thiết trường hợp nào cũng phải mở L/C có xác nhận vì phí xác nhận cao và bên nhập khẩu phải kí quĩ tại ngân hàng mở, nếu có khó khăn đối với nhà nhập khẩu, họ có thể không thực hiện hợp đồng thương mại.

Cán bộ ngân hàng cần phải giúp cho đơn vị xuất khẩu tìm hiểu kĩ các điều khoản và điều kiện trong L/C, tránh những sai sót về chứng từ để có thể làm cho ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán. Các thanh toán viên nên tư vấn cho đơn vị cách thức đòi tiền bằng thư hay bằng điện. L/C cho phép đòi tiền bằng điện là cách thức có lợi hơn cả vì tiền được thu nhanh hơn, tạo điều kiện tăng nhanh vòng quay của vốn.

Tư vấn cho đơn vị trong việc chọn ngân hàng mở L/C và ngân hàng thanh toán. Những ngân hàng càng lớn, càng có uy tín, quan hệ tốt và thường xuyên thanh toán sòng phẳng thì việc thanh toán sẽ dễ dàng va thuân lợi hơn. Tư vấn cho đơn vị các đièu kiện bất lợi của L/C như thời hạn giao hàng muộn nhất, thời hạn hiệu lưc của L/C...Khi thông báo cho doanh

nghiệp kiểm tra chứng từ tín dụng để đơn vị có thể chấp nhận những điều khoản L/C có lợi nhất cho mình.

Các cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế cũng nên tư vấn cho khách hàng cách giải quyết khi bộ chưng từ có sai sót, xem xét kỹ những lí do từ chối mà ngân hàng mở đưa ra có hợp lí không. Tư vấn cho doanh nghiệp trong trường hợp giải quyết hàng hoá khi bị từ chối, hàng hoá đã bị chuyển ra nước ngoài, vì vậy doanh nghiệp phải có các biện pháp khẩn cấp để hạn chế tối đa thiệt hại. Trong trường hợp đó, ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp liên hệ với ngân hàng đại lý nước ngoài nhờ họ giữ hộ hàng hoá hoặc tìm cách tiêu thụ hộ. Ngoài ra, ngân hàng còn nên tư vấn cho doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp giữa họ với bên mua nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT Nghệ An (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w