Tình hình tổ chức hành chính của Công ty

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động marketing bán hàng ở công ty vật tư nông nghiệp Hà Nội (Trang 39 - 41)

PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.5 Tình hình tổ chức hành chính của Công ty

Sự thành đạt của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng tự thích ứng với thực tế thị trường, với sự phát triển của kỹ thuật, kinh tế xã hội. Sự thích ứng này là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của lãnh đạo. Vì vậy, lãnh đạo có vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nó có ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của lao động và tình hình chung của Công ty. Nếu một doanh nghiệp không tiến hành tốt khâu quản lý thì sẽ gây ra nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, gây lãng phí các nguồn lực. Trong điều kiện hiện nay yêu cầu mỗi một đơn vị sản xuất kinh doanh phải xây dựng cho mình một hệ thống quản lý phù hợp với tình hình sản suất kinh doanh của mình. Tìm hiểu tình hình trên ở Công ty VTNN Hà Nội ta thấy. Trong những năm qua đặc biệt là sau 1991 Công ty đã không ngừng nâng cao năng lực quản lý, Công ty có cơ cấu quản lý gọn phù hợp với thực tiễn kinh doanh. Có cấu tổ chức bộ máy của Công ty có các phòng ban chức năng sau:

Sơđồ 4: B máy t chc ca Công ty

Phòng kinh tế Phòng tổ chức,

hành chính Phòng nghiệp vụ kinh

* Ban giám đốc:

Ban giám đốc có nhiệm vụ phu trách chung gồm có giám đốc là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của Công ty. Hai phó giám đốc là ngời giúp việc cho giám đốc về quản lý, điều hành mảng chuyên môn mà ban giám đốc giao phó.

* Phòng tổ chức hành chính:

Phòng tổ chức hành chính gồm có 4 người có nhiệm vụ giúp cho ban giám đốc trong việc tuyển dụng, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động. Đảm bảo vật chất và tinh thân cho mọi hoạt động của Công ty, tổ chức quản lý nhân sự, các văn bản lưu trữ các hồ sơ.

* Phòng kế toán tài vụ:

Phòng kế toán tài vụ gồm có 4 người có nhiệm vụ tổ chức hướng dẫn, hoạch toán kế toán cho các đơn vị thành viên và hoạch toán cho toàn Công ty theo pháp lệnh thống kê-kế toán. Lập kế hoạch tài chính năm, quý, tháng. Đề xuất các biện pháp quản lý về tài chính. Đáp ứng kịp thời về vốn kinh doanh của toàn của Công ty.

* Phòng kinh doanh: BAN GIÁM ĐỐC Trạm Thanh Trì t trrttrrTTttrrtt r r T Trrạmạm T Từ ừ L Liiêêmm Đội tàu T Trrạạmm B BVVTTVVnn h hổnổn Trạm Gia Lâm

Phòng kinh doanh gồm 6 người làm nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh hàng quý, thàng, năm, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn phát triển Công ty. Tổ chức marketing nguồn hàng và tiêu thụ hàng hoá của Công ty. Lập kế hoạch khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh theo chức năng ngành nghề của Công ty.

* Các trạm, trại vật tư:

Công ty có 6 trạm vật tư được tổ chức ở 5 huyện ngoại thành và một đội tầu làm nhiệm vụ vận chuyển. Là nơi tiếp nhận và cung ứng vật tư hàng hoá, đồng thời đây là nơi thực hiện dịch vụ bán hàng. Các trạm vật tư có nhiệm vụ kết hợp với các đại lý, các cửa hàng bán lẻ xây dựng một hệ thống giá, cơ cấu chủng loại hàng hoá. Mặt khác các trạm vật tư là nơi thu thập được các thông tin phản hồi từ khách hàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động marketing bán hàng ở công ty vật tư nông nghiệp Hà Nội (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)