Ngay từ khi mới đi vào hoạt động, Ban lãnh đạo NHĐT&PT Nghệ An đã xác định công tác huy động vốn được đưa lên hàng đầu. Do vậy, chi nhánh đã tăng cường hoạt động tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng của các phường xung quanh nơi chi nhánh đặt trụ sở. Tập trung chỉ đạo bằng các biện pháp tích cực để thu hút các nguồn vốn lớn, rẻ ở các đơn vị tổ chức kinh tế trong và ngoài địa bàn, góp phần tăng trưởng nguồn vốn để NHĐT&PT Việt Nam điều hoà cho các chi nhánh khác đầu tư thực hiện chỉ tiêu chung toàn ngành và các chương trình đầu tư của chính phủ. Bên cạnh việc tập trung thu hút nguồn vốn lớn trong các doanh nghiệp, chi nhánh còn chú trọng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư bằng cách tổ chức khuyến mại, tặng quà cho những khách hàng có số tiền gửi tiết kiệm lớn.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng nỗ lực cố gắng đa dạng hoá các hình thức huy động phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm thu hút tối đa lượng vốn trong xã hội. Từ đó đáp ứng nhu cầu vay của các doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế.
Nguồn vốn huy động từ tiền gửi có thể được phân chia theo nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể như sau:
Phân tích nguồn vốn theo thời gian huy động.
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian.
Đơn vị: tỷ đồng.
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Tổng nguồn VHĐ 1808 100% 2042 100% 2605 100% Tiền gửi KKH 387 21.4% 417 20.4% 391 15% Tiền gửi CKH < 12 tháng 262 14.5% 433 21.2% 487 18.7%
Tiền gửi CKH > 12 tháng
1159 64.1% 1192 58.4% 1727 66.3%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHĐT&PT Nghệ An năm 2005 - 2007.
Qua bảng trên ta thấy, tiền gửi không kỳ hạn tăng trưởng đều qua các năm. Nếu như năm 2005, tiền gửi không kỳ hạn đạt 387 tỷ đồng, chiếm 21.4% tổng nguồn vốn huy động; năm 2006, tiền gửi loại này là 417 tỷ đồng, chiếm 20.4% tổng vốn huy động thì đến năm 2007 đã đạt 391 tỷ đồng. Mặc dù tăng nhưng loại tiền gửi này ngày càng chiếm tỷ trọng ít đi trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2007 chỉ còn chiếm 15% tổng nguồn vốn huy động. Đây là nguồn vốn không ổn định, thường xuyên biến động nên tỷ trọng của nó chiếm ít sẽ tạo ổn định trong nguồn vốn của ngân hàng. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động, nhưng tăng nhanh qua các năm; năm 2007 đạt 487 tỷ đồng, tăng 54 tỷ đồng so với năm 2006. Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng cũng tăng nhanh, đặc biệt là năm 2007 đã đạt tới 1727 tỷ đồng, tăng 535 tỷ đồng so với năm 2006; tỷ trọng chiếm hơn 66% tổng nguồn vốn huy động. Như vậy, cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh đã có những thay đổi đáng kể theo hướng ổn định hơn; nguồn vốn trung và dài hạn tăng nhanh. Do đó, ngân hàng đã cân đối được kỳ hạn của nguồn vốn huy động. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế hoạch hoá của ngân hàng vì đây là nguồn vốn ít biến động, ổn định trong thời gian dài; do đó ngân hàng sẽ có đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng và tránh rủi ro trong kinh doanh của chi nhánh.
Phân tích theo tính chất nguồn huy động.
Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo chủ thể kinh tế.
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
I. Tổng VHĐ 1807946 2042357 2604880
Tỷ trọng TG dân cư 20.5% 31.3% 53.15% 2. Tiền gửi TCKT, XH 774168 1117169 1176624 Tỷ trọng TG TCKT, XH 43% 54.7% 45.17% 3. Tiền gửi TCTD 659900 285930 43762 Tỷ trọng TG TCTD 36.5% 14% 1.68%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHĐT&PT Nghệ An năm 2005 - 2007.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn theo chủ thể kinh tế có nhiều biến động qua các năm. Tiền gửi của dân cư tăng mạnh cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Năm 2005, tiền gửi dân cư đạt 370629 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20.5%; đến năm 2006 đã tăng lên 31.3% với số tuyệt đối là 639258 triệu đồng; đặc biệt là năm 2007 thì tiền gửi loại này tăng trưởng mạnh: 1384494 triệu đồng, chiếm 53.15% tổng nguồn vốn huy động. Đây là một kết quả khả quan vì nguồn tiền gửi từ dân cư rất đa dạng về kỳ hạn, giúp ngân hàng cân đối được kỳ hạn với bên sử dụng vốn. Nguồn tiền gửi từ dân cư tăng nhanh như vậy là do trong những năm qua, nền kinh tế nước ta tăng trưởng ổn định, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện; nhiều gia đình, nhiều người có điều kiện tích luỹ nguồn tiết kiệm bằng tiền lớn. Mặt khác, ngân hàng đã có sự đổi mới mạnh mẽ cả về quy mô, chất lượng và phong cách phục vụ tạo được lòng tin cho người dân. Bên cạnh đó, các dịch vụ ngân hàng tiện ích và hiện đại được phát triển nhanh, đặc biệt là dịch vụ thẻ, dịch vụ tài khoản cá nhân nên đã thu hút được lượng tiền gửi lớn từ dân cư.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế, xã hội tăng đều qua các năm. Đây là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng, là bộ phận tiền tệ tạm thời chưa sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các TCKT. Hơn nữa, địa bàn Nghệ An cũng là nơi tập trung nhiều các tổng công ty Nhà nước, các công ty nước ngoài và liên doanh với nước ngoài, là nơi tập trung khá đông các doanh nghiệp. Mạng lưới doanh nghiệp ở Nghệ An là thị trường tiền gửi và cho vay đầy tiềm năng đối với các ngân hàng nói chung và chi nhánh NHĐT&PT
Nghệ An nói riêng. Nếu năm 2005, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 774168 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 43% thì năm 2006 đã đạt đến 1117169 triệu đồng, chiếm 54.7% tổng nguồn vốn huy động. Đây là nguồn vốn tăng nhiều nhất trong năm 2006, tăng 343001 triệu đồng so với năm 2005. Nguồn vốn này là kết quả việc tăng cường huy động nguồn vốn của các tổ chức, các đơn vị có nguồn vốn lớn như Quỹ hỗ trợ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tài chính tàu thuỷ, Khối bưu chính viễn thông và các dự án đầu tư vốn nước ngoài. Nguồn vốn này tăng nhanh ở cuối năm và tương đối rẻ cho ngân hàng , tuy nhiên tính ổn định của nó không cao. Tuy nhiên, TCKT là đối tượng khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng một cách thường xuyên và chiếm tỷ trọng lớn trong các khách hàng giao dịch tại ngân hàng, do đó đây là điều kiện lý tưởng để ngân hàng gia tăng được doanh thu về phí dịch vụ. Năm 2007, tiền gửi các TCKT cũng tăng 1176624 triệu đồng nhưng tỷ trọng lại giảm so với năm trước chứng tỏ ngân hàng đã điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định hơn.
Ngoài việc thu hút được khối lượng lớn đối tượng khách hàng là dân cư và TCKT thì chi nhánh còn thu hút nguồn tiền gửi của các TCTD. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp, số dư ổn định sẽ là cơ sở để ngân hàng giảm thiểu được rủi ro thanh khoản, đáp ứng được kịp thời nhu cầu vốn khả dụng cho khách hàng, tạo thu nhập cho ngân hàng trong hoạt động tín dụng và hoạt động thanh toán. Nguồn vốn các TCTD thường là lãi suất cao và nhu cầu vốn trùng thời gian với nhau nên chi nhánh hạn chế đưa qua thị trường liên ngân hàng. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2005, tiền gửi của các TCTD đạt 659900 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 36.5% nhưng đến năm 2006 đã giảm xuống còn 285930 triệu đồng, chỉ còn chiếm 14% tổng nguồn vốn huy động. Điều này là do chi nhánh thực hiện triệt để chủ trương giảm mạnh tiền gửi TCTD của Tổng giám đốc.
Mặt bằng lãi suất đầu vào cũng cao hơn năm trước nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công tác HĐV từ các TCKT và dân cư. Đồng thời, tăng cường
giao lưu mở rộng khách hàng mới và kiên quyết không để mất khách hàng cũ, tránh tình trạng nguồn vốn hoạt động của mình bị chảy sang ngân hàng khác.