TÌNH TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY THÀNH TỰU CŨNG NHƯ KHẮC PHỤC HẠN CHẾ CỦA CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI (Trang 31 - 37)

- Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi Mới với quá trình mở cửa nền kinh tế và tự do hoá dần nền

2.1.TÌNH TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY

7. Bố cục của đề tài

2.1.TÌNH TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY

Trong những năm 1986 – 1990, Việt Nam đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng chưa từng có trong lịch sử do sai lầm trong các chính sách kinh tế vĩ mô duy ý chí. Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất không phù hợp gây nên lực cản đối với sự phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển chậm và không ổn định, tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân bình quân thời kỳ 1986 – 1990 là 3.9%/năm, GDP tăng 4,4%/năm, nhưng lạm phát vẫn còn rất cao, tuy đã được đẩy lùi, từ 774,7% năm 1986 xuống còn 67,5% năm 1990. Thu nhập bình quân đầu người rất thấp, tỷ lệ tiết kiệm nội địa hầu như không đáng kể (2,9% GDP, GDP Việt Nam 1986 là hơn 4 tỷ USD). Thâm hụt ngân sách lớn, chiếm trên 8% GDP. Hàng hoá thiết yếu khan hiếm, thị trường nhỏ hẹp, đời sống nhân dân toàn quóc nói chung là rất khó khăn. Cơ sở vật chất kỹ thuật của phần lớn các ngành nghề kinh tế, xã hội bị xuống cấp nghiêm trọng cả về lượng lẫn về chất, năng suất lao động sụt giảm nghiêm trọng.

Nhưng trong giai đoạn 1986 – 1990, nhờ thực hiện tốt Chương trình lương thực, thực phẩm nên sản xuất lương thực đã có bước phát triển đáng kể từ 18 triệu tấn quy thóc mỗi năm (1984 – 1987) đã tăng lên đạt 21,5 triệu tấn (1989 – 1990). Sản lượng lương thực bình quân đầu người 1986 – 1990 đạt 310kg/người, riêng năm 1989 đạt 332,4 kg/người, năm 1990 đạt 324,4 kg/người. Nhưng vấn đề lớn ảnh hưởng tơi mức thu nhập bình quân đầu người chung của cả nước giai đoạn này là tốc độ gia tăng dân số còn khá cao, trung bình trên 2%/năm (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số việt nam 1976-2002

Đơn vị tính: %

Giai đoạn Tỷ lệ gia tăng GDP

Tỷ lệ tăng dân số Tỷ lệ tăng GDP/người 1976 - 1980 0,4 2,47 - 2,07 1981 - 1985 6,4 2,52 3,88 1986 - 1990 3,9 2,1 1,8 1991 - 2000 7,56 1,7 5,86 2001 6,89 1,4 5,49 2002 7,04 1,3 5,74

- Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 10 năm 1991-2000. Tổng cục Thống kê, Hà Nội, 2-2001

- Tổng quan kinh tế - xã hội 2001-2001. Tổng cục Thống kê)

Trong giai đoạn 1991-2000, tổng sản phẩm trong nước tăng liên tục qua các năm, nền kinh tế dần khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái, đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao, liên tục và toàn diện, GDP bình quân hàng năm trong thời kỳ 1991 – 1995 tăng 8,2%/năm và cả giai đoạn 1991 – 2000 là 7,56%/năm. Đến năm 2000 tổng sản phẩm trong nước đã gấp 2,07 lần năm 1990, đạt và vượt mức mục tiêu tổng quát đề ra cho Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991-2000 là tổng sản phẩm trong nước gấp 2 lần. Đồng thời, tỷ lệ tăng dân số đã giảm rất nhanh và đạt mức tăng 1,7% mỗi năm. Do đó, tỷ lệ tăng GDP bình quân đầu người cao nhất trong 3 thập kỷ qua là 5,86% bình quân mỗi năm.

Sự đổi mới trong cơ chế quản lý và vận hành nền kinh tế cùng chủ trương xây dựng công bằng xã hội gắn với phát triển kinh tế của Việt Nam những năm sau mở cửa đã làm đổi thay sâu sắc diện mạo kinh tế - xã hội. Nhìn tổng thế, tỷ lệ người nghèo theo chiều hướng giảm dần. Chỉ trong 5 năm, giai đoạn từ 1992 – 1993 đến 1997 – 1998, tỷ lệ người nghèo ở Việt Nam đã giảm gần một nửa, đây thực sự là một tốc độ giảm nghèo đáng kinh ngạc. Tỷ lệ người nghèo giảm mạnh ở khu vực thành thị (- 63,1%). Khu vực nông thôn, tỷ lệ người nghèo giảm đáng kể nhưng vẫn ở mức cao so với tỷ lệ dân số. Về khu vực địa lý thì vùng Đông Nam Bộ có mức độ giảm nghèo nhanh nhất (-76,8%) và chiếm tỷ lệ nghèo thấp nhất cả nước (7,6%), nguyên nhân do đây là vùng kinh tế trọng điểm, tập trung các trung tâm kinh tế và công nghiệp lớn của cả nước, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Vùng Miền núi phía Bắc thời kỳ này tuy đã có bước tiến đáng kể trong việc giảm số hộ nghèo tới một phần tư (-25,4%) nhưng vẫn là vùng có tỷ lệ người nghèo cao nhất cả nước (58,6%). (Bảng 2.2).

Bảng 2.2. Những thay đổi trong tình trạng đói nghèo, chia theo đặc điểm kinh tế xã hội

(Liệt kê theo đầu người) Tỷ lệ người nghèo (0%)

1992-93 1997-98 % thay đổi

Khắp Việt nam 58.1 37.4 -35.1

Thành thị 24.9 9.2 -63.1 Nông thôn 66.4 45.5 -31.5 Theo khu vực Vùng núi phía Bắc 78.6 58.6 -25.4 Đồng bằng sông Hồng 62.8 28.7 -54.3 Bắc Trung bộ 74.5 48.1 -35.4 Duyên hải Trung bộ 49.6 35.2 -29.0 Tây nguyên Trung

bộ 70.0 52.4 -25.1 Đông Nam bộ 32.7 7.6 -76.8 Đồng bằng sông Cửu Long 47.1 36.9 -21.7 Theo dân tộc

Người Việt (Kinh) 55.1 31.7 -42.5

Hoa kiều 11.8 8.4 -28.8 Các dân tộc khác 86.4 75.2 -13.0 Theo ngành nghề Văn phòng 23.6 9.9 -58.1 Buôn bán 27.7 13.0 -53.1 Nông nghiệp 69.0 48.2 -30.1 Sản xuất 45.9 28.0 -39.0 Ngành khác/thất nghiệp 44.4 25.5 -42.6 Nguồn: Justino and Litchfield, 2002

Theo thành phần dân tộc thì các dân tộc thiểu số vẫn chiếm tỷ lệ nghèo đói cao nhất cả nước khi so sánh với cộng đồng người Kinh và người Hoa. Tốc độ giảm nghèo của các cộng đồng dân tộc thiểu số cũng chậm nhất. Điều này được lý giải là do sự chênh lệch về trình độ sản xuất, tri thức và hạn chế về không gian cư trú của các cộng đồng dân tộc thiểu số với người Kinh và người Hoa. Họ sống xa các trung tâm văn hoá – kinh tế - chính trị nên rất khó có điều kiện học hỏi tiếp thu các tri thức kinh nghiệm đồng thời cơ sở hạ tầng và giao thông liên lạc thời điểm này vẫn là rất khó khăn.

Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình do Tổng cục thống kê thực hiện cho thấy tỷ lệ nghèo chung của Việt Nam theo chuẩn quốc tế (gồm cả nghèo về lương thực, thực phẩm và nghèo về phi lương thực, thực phẩm) đã giảm mạnh trong hơn một thập kỷ qua, từ 58% năm 1993 xuống 37,4% vào năm 1998; 28,9%

năm 2002 và 24.1% năm 2004.Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB),trong vòng 15 năm từ 1992 đến 2007, tỉ lệ nghèo đói của Việt Nam đã giảm từ 60% xuống còn dưới 20%. Tỉ lệ thu nhập thực sự đã tăng lên 7.3%/năm trong vòng 10 năm từ 1997 đến 2007. Nhưng bên cạnh đó, báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra một sự thật là tình trạng nghèo đói ở Việt Nam xảy ra chủ yếu ở khu vực nông thôn và tiến độ xoá đói giảm nghèo cho các dân tộc thiểu số diễn ra còn chậm. Các dân tộc thiểu số chỉ chiếm 13% số dân nhưng họ chiếm đến 39% số người nghèo.

Biểu đồ 2.3. Mức độ nghèo của Việt Nam giai đoạn 1993 – 2004

Đơn vị: %

Qua biểu đồ 2.3, ta thấy từ năm 1993 đến 2004, tỷ lệ nghèo chung tại khu vực nông thôn tuy giảm dần theo từng năm nhưng vẫn thường cao hơn tỷ lệ nghèo tại khu vực thành thị, cao nhất là gấp gần 5 lần và thấp nhất là cao gấp 2 lần, cao hơn so với tỷ lệ nghèo chung của cả nước. Còn xét theo tỷ lệ nghèo lương thực thì ta lại thấy mốt diện mạo đói nghèo hoàn toàn khác, đó là tỷ lệ nghèo lương thực nói chung toàn quốc là thấp, do các chương trình về lương thực thực phẩm và chính sách bảo đảm an ninh lương thực của chính phủ được thực hiện tốt. Sản xuất nông nghiệp có những bước phát triển nhanh, tổng khối lượng lương thực gia tăng dần và có sự tích luỹ theo từng năm cùng với tốc độ gia tăng dân số tự nhiên đã được hạn chế khiến lượng lương thực bình quân đầu người tăng đều, kéo theo tỷ lệ nghèo về lương thực giảm nhanh chóng.

Bảng 2.4 cho ta thấy, theo tỷ lệ nghèo của các khu vực địa lý giai đoạn 1993 – 2004, thì khu vực miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên và khu vực ven biển Bắc Trung Bộ vẫn là những khu vực có tỷ lệ nghèo đói cao nhất. Đó là do những khu vực này bị hạn chế bởi yếu tố địa lý và khí hậu khắc nghiệt, xa các trung tâm kinh tế - văn hoá, cản trở quá trình phát triển kinh tế và cơ hội tiếp cận thị trường của người dân địa phương. Các khu vực có tỷ lệ nghèo thấp nhất cũng là những khu vực có các vùng kinh tế trọng điểm, các nguồn lực chủ yếu được đầu tư vào phát triển công nghiệp và các ngành công nghiệp là mũi nhọn của kinh tế, đó là vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Châu thổ Sông Hồng.

Bảng 2.4. Tỷ lệ nghèo tại Việt Nam theo khu vực giai đoạn 1993 – 2004

Đơn vị: % (dân số)

Tổng cục Thống kê (TCTK) đã tính toán dựa vào số liệu thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình và chỉ số giá tiêu dùng của từng khu vực thành thị/nông thôn qua các năm loại trừ yếu tố biến động giá để đưa ra một báo cáo về tình hình nghèo đói ở Việt Nam. Số liệu căn cứ kết quả chính thức Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2002 và kết quả sơ bộ Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2004, Tổng cục Thống kê tính toán tỷ lệ (%) hộ nghèo cho năm 2002 và 2004 theo chuẩn nghèo được Thủ tướng Chính phủ ban hành áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010. Chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 quy định: Hộ nghèo là những hộ ở khu vực nông thôn có thu nhập bình quân 200.000 đồng/người/tháng trở xuống, đối với những hộ ở khu vực thành thị có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng trở xuống. Theo quy định này, ước tính năm 2005 cả nước ta có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo, chiếm 22% số hộ trong toàn quốc; Các vùng có tỷ lệ hộ

nghèo cao là vùng Tây Bắc (44%) và Tây Nguyên (40%); vùng có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (9%).

Bảng 2.5. Tỷ lệ hộ nghèo 2002 và 2004 theo chuẩn nghèo áp dụng cho 2006 – 2010

Đơn vị: %

Năm 2002 Năm 2004

Cả nước 23,0 18,1

Chia theo khu vực

Thành thị 10,6 8,6 Nông thôn 26,9 21,2 Chia theo vùng Đồng bằng sông Hồng 18,2 12,9 Đông Bắc 28,5 23,2 Tây Bắc 54,5 46,1 Bắc Trung Bộ 37,1 29,4

Duyên hải Nam Trung Bộ 23,3 21,3

Tây Nguyên 43,7 29,2

Đông Nam Bộ 8,9 6,1

Đồng bằng sông Cửu Long 17,5 15,3

(Nguồn: Tổng cục Thống kê tháng 7 năm 2005 “Thông cáo báo chí về tỷ lệ hộ nghèo 2002 và 2004 theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010”)

Theo Tổng cục Thống kê ước tính, đến đầu năm 2006, Việt Nam không còn tình trạng nghèo cùng cực nữa và toàn quốc còn khoảng 4,6 triệu hộ nghèo (chiếm 26-27% tổng số hộ trong cả nước), trong đó ở thành thị có 500.000 hộ (chiếm 12% số hộ ở thành thị) và ở nông thôn có 4,1 triệu hộ (chiếm 31% số hộ). Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010, Chính phủ đã đề ra các chỉ tiêu chủ yếu hướng đến trong giai đoạn 2006 – 2010 về tình hình đói nghèo là:

• Thu nhập của nhóm nghèo tăng 1,45 lần so với 2005

• Các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu

• 6 triệu lượt hộ nghèo được vay tín dụng ưu đãi

• 4,2 triệu lượt hộ nghèo tập huấn về khuyến nông lâm ngư

• 15 triệu người được khám chữa bệnh miễn phí khi đau ốm

• 19 triệu lượt học sinh nghèo được miễn, giảm học phí, tiền xây dựng trường

• 500 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm

Trong 5 năm 2001 – 2005, GDP tăng bình quân 7,5%/năm, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 10 triệu đồng (khoảng 640 USD), vượt mức bình quân của các nước đang phát triển có thu nhập thấp (500 USD), và cho tới hết năm 2008, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã vượt ngưỡng 1000 USD/người/năm, đạt mức của nước có thu nhập trung bình và tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn khoảng 13% (tương đương 2,4 triệu hộ), giảm gần 2% so với năm 2007, tạo việc làm được cho 1,7 triệu lao động, tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm còn dưới 5,1%. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng trên 50 huyện có tỷ lệ nghèo trên 50%, gần 30 huyện trên 60%, 10 huyện trên 70% và 1 huyện trên 80% tỷ lệ nghèo.

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY THÀNH TỰU CŨNG NHƯ KHẮC PHỤC HẠN CHẾ CỦA CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI (Trang 31 - 37)