CHƯƠNG IV: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING TMĐT CỦA CÔNG TY TMD
4.3.1.1 Giải pháp hoàn thiện phân tích tình thế chiến lược TMĐT qua việc vận dụng công cụ phân tích SWOT
dụng công cụ phân tích SWOT
Từ đánh giá thành tựu, hạn chế mà của Công ty trong công tác hoạch định chiến lược Marketing TMĐT tại Công ty, tác giả đã mạnh dạn đề xuất ứng dụng công cụ phân tích SWOT, là công cụ phân tích chiến lược phổ biển nhất trong việc phân tích, đánh giá tình thế chiến lược Marketing TMĐT từ đó xác lập các định hướng chiến lược Marketing TMĐT tại Công ty.
Hình 4.1: Mô hình ma trận SWOT tại Công ty Cơ hội:
- TMĐT – CNTT phát triển - Số ngưới sử dụng internet tăng
- Có nguồn nhân lực đào tạo TMĐT
- TMĐT được sử dụng rộng rãi trong DN
- Hệ thống luật dần hoàn thiện
Thách thức: - Hạ tầng CNTT chưa đồng bộ - Khách hàng có nhiều so sánh hơn qua mạng - An toàn TMĐT chưa cao - Một số công cụ emar dần mất tính hiệu quả - Văn bản hướng dấn luật còn chậm
- Nhận thức của người dân về TMĐT còn thấp.
Điểm mạnh:
-Chất lượng sản phẩm dịch vụ
- Đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm
-Vị trí kinh doanh thuận lợi
-Uy tín lâu năm -Tiềm lực về tài chính
- Sử dụng kinh nghiệm quản lý, thương hiệu mạnh và nền tảng KD truyền thống để vươn lên dẫn đầu thị trường
- Tập trung hoàn thiện, nâng cao tính năng của website, tạo lợi thế cạnh tranh thông qua việc cung cấp cho khách hàng thông tin phong phú, đầy đủ. - Phát triển website thành một kênh chào hàng mới
- Tiến hành hoạch định ngân sách, phân bổ chi phí hợp lý cho hoạt động marketing TMĐT
- Phát triển song song kinh doanh trực tuyến và kinh doanh truyền thống
- Đẩy mạnh dịch vụ tư vấn các sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng
- Xây dựng website thân thiện với người dùng Điểm yếu: - Nhân lực về TMĐT còn yếu - Hạ tầng CNTT cho TMĐT - Nhận thức cấp quản lý về vai trò matketing TMĐT
- Đào tạo nhân lực cho emarketing
- Đa dạng hóa hình thức xúc tiến Marketing TMĐT
- Đầu tư hơn nữa cho hạ tầng CNTT, phần mềm
- Xây dựng văn hóa TMĐT trong công ty
- Tuyển dụng nhân lực cho marketing TMĐT
- Tập trung vào các công cụ xúc tiến, e-marketing đem lại hiệu quả nhất - Nâng cao nhận thức của
4.3.1.2 Giải pháp hoàn thiện, xây dựng hệ thống mục tiêu chiến lược Marketing TMĐT:
Mục tiêu định tính
Dựa vào tình hình phát triển ngành hàng Nội thất văn phòng trên thị trường và chiến lược phát triển chung của Công ty đối với ngành hàng này, mục tiêu Marketing TMĐT trong 5 năm tới được chía thành 2 giai đoạn:
- Từ 2011 – 2013: Không ngừng đa dạng hóa sản phẩm – dịch vụ, đẩy mạnh Marketing TMĐT nhằm nâng cao mức độ nhận biết của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của Công ty, đặc biệt là với tập khách hàng là các tổ chức, DN nhờ đó từng bước làm tăng trưởng doanh thu.
- Từ 2013 – 2015: Hoàn thiện tính năng website, tăng cường khả năng tương tác với khách hàng. Trong giai đoạn này, những trở ngại về thói quen mua hàng theo hình thức truyền thống của khách hàng và vấn đề về thanh toán điện tử dần được khắc phục, thói quen mua hàng trực tuyến dần hình thành. Bên cạnh đó, do đặc thù của ngành hàng Nội thất, có một số sản phẩm khách hàng có thể tìm hiểu và đặt mua hàng trực tiếp qua mạng mà không cần phải đến cửa hàng. Do đó, Công ty sẽ bắt đầu đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng Internet và website của mình trở thành một kênh chào hàng mới, kênh tiếp xúc với khách hàng, đồng thời cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác về sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
Mục tiêu định lượng:
- Tăng số lượng truy cập website:
Mục tiêu là thu hút khách hàng truy cập thường xuyên vào website, yêu cầu cung cấp thêm thông tin sản phẩm. Hiện tại, lượng truy cập vào website chưa được thống kê chính thức, tuy nhiên nhìn chung là còn khá khiêm tốn. Chỉ tiêu là, sau khi triển khai chiến lược TMĐT, số lượng khách hàng truy nhập website tăng gấp 10 lần, tức là khoảng 200 - 300 lượt/ngày.
- Tăng số lượng người đăng ký nhận thông tin về sản phẩm, các chương trình khuyến mại mà công ty triển khai.
- Tăng thứ hạng tìm kiếm sản phẩm của công ty trên google.com.vn - Tăng trưởng doanh thu năm sau cao hơn năm trước từ 10 – 15%.
4.3.1.3 Kết nối Chiến lược kinh doanh điện tử – Marketing TMĐT
Chiến lược kinh doanh điện tử: “ Kinh doanh trực tuyến hướng tới nhóm khách
hàng là tổ chức, doanh nghiệp”. Việc tập trung vào khách hàng là DN một mặt phù hợp với đặc thù khách hàng của ngành hàng này là các tổ chức, DN mua về để tiêu dùng, mặt khác nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tỉ trọng doanh thu bán buôn trên tổng doanh thu của toàn Công ty.
Chiến lược Marketing TMĐT: Được xác định dựa trên định hướng chiến lược
kinh doanh điện tử, đó là “ Kinh doanh trực tuyến hướng tới nhóm khách hàng là tổ chức”, nghĩa là thiết kế các chiến lược Marketing Mix dựa trên ứng dụng các phương tiện điện tử nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng là tổ chức.