Tình hình thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với FDI (Trang 30 - 31)

I. Thực trạng về hoạt động FDI tại Việt Nam trong thời gian qua

2. Tình hình thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt

có tổng số vốn đầu tư đăng ký và đã được cấp phép đầu tư vào Việt Nam trên 2 tỷ USD là: Xinhgapo, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Pháp, British Virgin Islands. Tổng số vốn đầu tư của bảy đối tác này đã chiếm tới 71,43% tổng lượng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam (trong đó Xinhgapo chiếm 18,18%, Đài Loan chiếm 14,54%, Nhật Bản chiếm 11,04%, Hàn Quốc chiếm 9,97%, Hông Kông chiếm 7,43%, Pháp chiếm 5,22%, British Virgin Islands chiếm 5,05%). Nếu theo tổng mức đầu tư trên 1tỷ USD thì có thêm năm nước: Hà Lan, Thái Lan, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Malaixia (trong đó Hà Lan chiếm 4,35%, Thái Lan chiếm 3,47%, Vương quốc Anh chiếm 2,91%, Hoa Kỳ chiếm 2,81%, và Malaixia chiếm 2,73%). Như vậy nếu chỉ tính riêng 12 nước có vốn đầu tư trên 1 tỷ USD trên đây đã chiếm tới 87,7% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Số liệu trên cho thấy đã có nhiều nhà đầu tư xuất phát từ các nước tương đối phát triển có dự án đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay thì sự có mặt của các nhà đầu tư thuộc các tập đoàn kinh tế lớn chưa nhiều. Đây chính là một trong những chỉ báo quan trọng khi chúng ta thực thi các chính sách có liên quan đến việc cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam.

2. Tình hình thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Nam

Đến hết năm 2003, có 1.200 dự án sau một thời gian triển khai sản xuất kinh doanh có hiệu quả đã đề nghị Chính phủ Việt Nam cấp phép tăng vốn, mở rộng sản xuất. Tổng số vốn đã được phê duyệt tăng thêm là 8,825 triệu USD (bằng 19,82% tổng số vốn đăng ký và bằng 24,07% số dự án được cấp giấy phép)

Tổng số vốn của các dự án hết thời hạn thực hiện hợp đồng 628 triệu USD (bằng 1,46% tổng số vốn đăng ký); số vốn thuộc các dự án đã giải thể là 9.974 triệu USD (bằng 23,2% tổng số vốn đăng ký).

31

Đến hết năm 2003 tổng số vốn đã thực hiện bằng 53,58% của tổng số vốn đăng ký. Trong điều kiện của một nền kinh tế kém phát triển, kết cấu hạ tầng lạc hậu, ccác nguồn lực cũng như chính sách đối với đầu tư nước ngoài còn nhiều biến động, thị trường phát triển chưa đầy đủ……. thì tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện được ở mức như vậy là không thấp. Về tình hình hoạt động, các dự án trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí theo hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm và dịch vụ viễn thông theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là những dự án hoạt động đạt kết quả tốt nhất. Sở dĩ như vậy là nhờ các dự án loại này, các nhà đầu tư không phải mất nhiều thời gian giải quyết các thủ tục đất đai, xây dựng,… còn về năng lực thì hầu hết các dự án loại này đều do các nhà đầu tư là các công ty xuyên quốc gia có thế mạnh về tài chính và công nghệ. Về loại hình doanh nghiệp, các dự án Hợp đồng hợp tác kinh doanh có tiến độ thực hiện nhanh hơn cả, tiếp đến là các doanh nghiệp liên doanh, còn các doanh nghiệp thuộc các hình thức BOT và các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tiến độ thực hiện chậm nhất .

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với FDI (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)