Phỏng vấn không cấu trúc

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ (Trang 34 - 36)

Một số dạng phỏng vấn không cấu trúc thường được sử dụng là: phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm mục tiêu, tường thuật và truyền miệng.

Phổ biến nhất hiện nay là phương pháp kết hợp khảo sát định lượng (phỏng vấn cấu trúc thường bằng các câu hỏi đóng, questionnaire) với khảo sát định tính bằng phương pháp đánh giá nhanh có sự tham dự PRA (participatory rapid appraisal). Phương pháp này áp dụng phỏng vấn bán cấu trúc bằng câu hỏi mở, thảo luận nhóm mục tiêu, phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn cá nhân với sự tham dự của các đối tượng nghiên cứu và phỏng vấn sâu.

Phỏng vấn sâu là phỏng vấn trực tiếp trên cơ sở hiểu biết tin tưởng lẫn nhau (thường là phỏng vấn lặp lại). Người được phỏng vấn trình bày những nhận thức, hiểu biết, kinh nghiệm và hòan cảnh sống của họ bằng ngôn ngữ của chính họ. Phỏng vấn sâu thường sử dụng trong các nghiên cứu tình huống, nghiên cứu điển hình.

Phỏng vấn nhóm mục tiêu (thảo luận nhóm mục tiêu): tương tự như phỏng vấn sâu nhưng người phỏng vấn trao đổi với 1 nhóm, còn người được phỏng vấn làm việc với cá nhân. Chủ đề phỏng vấn được phát triển rộng bởi người phỏng vấn hoặc nhóm. Những vấn đề chính sẽđược phát hiện quan thảo luận nhóm và các thành viên, chia xẻ

nhận thức, quan điểm của họ về cùng nhhững vấn đề quan tâm. Người phỏng vấn cần ghi chép lại một cách trung thực ý kiến của nhóm. Tốt nhất nhờ thư ký hoặc ghi âm, ghi hình vì người phỏng vấn cần tập trung làm tốt vai trò người hướng dẫn thảo luận, sau đó cần kiểm tra lại những thông tin đã ghi chép. Chú ý khi bắt đầu vào thảo luận cần phải có thời gian để các thành viên trong nhóm tự giới thiệu về mình. Thư ký nên

đánh số thứ tự cho các thành viên và khi họ phát biểu chỉ cần ghi lại số thứ tựđó (vừa ghi chép nhanh vừa đảm bảo khách quan hoặc bảo mật thông tin cá nhân cho người tham gia thảo luận).

Phỏng vấn chuyên gia và những người chủ chốt (key persons): tương tự như phỏng vấn sâu nhưng đối tượng phỏng vấn là những chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu và những người am hiểu cộng đồng, am hiểu địa bàn nơi tiến hành khảo sát (kỹ sư, giám

đốc các cơ quan, cán bộđịa phương các cấp, lão nông tri điền, ...).

Tường thuật: nghe người trong cuộc tường thuật lại những gì đã xảy ra trong cuộc sống của họ, nhà nghiên cứu chỉ lắng nghe, thỉnh thỏang sử dụng các kỹ thuật để

khuyến khích người nói hứng khởi hơn; ví dụ dùng những tiếng đệm như: “à há”; “ừm

ừm”; “yah”; “đúng rồi”, v.v, vào những thời điểm thích hợp. Cơ bản là để cho người nói nói một cách tự nhiên, không được cắt ngang câu chuyện làm họ mất hứng. Tường thuật là một phương pháp thu thập thông tin dữ liệu rất hữu hiệu đặc biệt với những vấn đề nhạy cảm, ví dụ nghiên cứu vấn đề xâm hại tình dục trẻ em đối với những người đã trải qua chuyện đó. Là nhà nghiên cứu chúng ta đề nghị họ tường thuật lại kinh nghiệm đã qua và họ bị tác động như thế nào. Giống như phỏng vấn nhóm, cần chọn cách ghi chép thật thích hợp. Sau khi nghe tường thuật câu chuyện xong chúng ta phải ghi chép lại một cách tỉ mỉ, trung thực và phải đưa lại cho người tường thuật xem

để kiểm tra tính chính xác của thông tin.

Truyền miệng: giống như phương pháp tường thuật, phương pháp truyền miệng sử

dụng cả 2 cách lắng nghe thụđộng và chủ động. Phương pháp này thường áp dụng để

nắm bắt những sự kiện lịch sửđã xảy ra trong quá khứ hay để hiểu biết văn hóa, phong tục tập quán hoặc những câu chuyện đã xáy ra trong quá khứ từ thế hệ này qau thế hệ

khác. Nếu như tường thuật là kể lại câu chuyện của bản thân người đó thì truyền miệng là kể lại sự kiện lịch sử, xã hội hoặc văn hóa.

Thu thập thông tin dữ liệu bằng phỏng vấn không cấu trúc cực kỳ hữu ích trong trường hợp cần những thông tin sâu hoặc chưa hiểu biết nhiều về vùng nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu. Sự linh họat giúp người phỏng vấn khai thác được nhiều thông tin phong phú trước khi tiến hành phỏng vấn cấu trúc. Tuy nhiên phỏng vấn không cấu trúc hạn chế khả năng so sánh và dễ bị thiên lệch trong quá trình thu thập thông tin. Do đó cần thiết phải có hướng dẫn phỏng vấn như là một phương tiện để thu thập dữ liệu. Phương pháp này cũng đòi hỏi người phỏng vấn phải có kỹ năng rất cao, cao hơn so với sử dụng phương pháp phỏng vấn cấu trúc.

ii. Phỏng vấn cấu trúc

Trong phỏng vấn cấu trúc, nhà nghiên cứu hỏi một lọat các câu hỏi xác định trước theo một trật tự nhất định trong bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi gồm các câu hỏi đóng hoặc mở được chuẩn bị sẵn cho phỏng vấn viên. Thường là dùng hình thức trắc nghiệm, đưa ra các phương án trả lời khác nhau để người được phỏng vấn lựa chọn. Tuy nhiên thông thường bao giờ cũng có câu trả lời khác. Bảng câu hỏi là phương tiện còn việc phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin dữ liệu. Ưu điểm chính của phỏng vấn cấu trúc là cung cấp thông tin có khả năng so sánh. Phỏng vấn cấu trúc không đòi hỏi kỹ năng phỏng vấn cao như trong phỏng vấn bán cấu trúc.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)