- Thực hiện việc tìm hiểu thị trường, tuyên truyền quảng bá và giới thiệu sản
2.6.2 Những mặt chưa làm được
Bên cạnh những cái làm được thì sẽ còn những cái thiếu sót chưa làm được và điều đó đòi hỏi toàn bộ cán bộ trong công ty phải cố gắng để khắc phục và cũng
chính những thiếu sót đó sẽ luôn thúc giục công ty phải luôn hoàn thiện mình hơn nữa.
* Trong công tác nghiên cứu thị trường: Trung tâm chỉ chủ yếu dựa vào
phuơng pháp nghiên cứu tại chỗ mà ít sử dụng phương pháp đi khảo sát thực tế (phụ thuộc vào kinh phí). Điều này làm cho công ty không nắm bắt được nhu cầu thực sự của khách du lịch, từ đó sẽ không đáp ứng được đúng nhu cầu của khách. Nếu chỉ dựa vào các thông tin lấy qua các phương tiện truyền thông thì đôi khi thông tin bị sai lệch và trung tâm sẽ rơi vào nhiều tình huống lúng túng.
* Trong công tác xác định thị trường mục tiêu: Tuy trung tâm đã phân đoạn thị trường mục tiêu rất rõ ràng nhưng theo em còn chưa thật sự đầy đủ. Trung tâm mới chỉ phân ra tập thị trường khách du lịch Châu Âu, còn ở Châu Á thì chỉ tập trung vào tập khách Trung Quốc. Do đó trong công tác xác định thị trường mục tiêu trung tâm chưa khuấy sâu vaò quốc gia nào
Bảng 2.4: Thống kê du lịch vào tháng 1/2011 so với năm 2010 cùng kỳ Ước tính tháng 1/2011 Tháng 1/2011 so với tháng trước (%) Tháng 1/2011 so với cùng kỳ năm trước Tổng số 506.424 112,6 117,4
Chia theo phương tiện đến
Đường không 412.424 113,0 119,8
Đường biển 4.000 88,9 80,0
Đường bộ 90.000 112,5 109,6
Chia theo mục đích của chuyến đi
Du lịch, nghỉ ngơi 300.176 116,0 116,0
Đi công việc 67.926 74,5 85,3
Thăm thân nhân 104.054 193,3 196,7
Các mục đích khác 34.268 74,6 85,8
Chia theo thị trường
Trung Quốc 76.358 105,6 112,0 Hàn Quốc 51.794 113,8 120,3 Mỹ 46.800 131,5 114,6 Nhật Bản 45.085 103,6 131,0 Đài Loan 26.316 95,9 108,5 Úc 40.779 152,1 118,8 Campuchia 21.577 103,5 141,3 Pháp 18.964 111,2 120,1 Thái Lan 19.194 89,4 105,5 Malaisia 17.554 73,7 119,3 Các thị trường khác 142.003 123,2 116,0
(Nguồn: theo bảng thống kê du lịch 01/2011 của Tổng Cục Du Lịch)
Dựa vào bảng thống kê ta nhận thấy rõ rằng thị trường khách Hàn Quốc là một thị trường tiềm năng hết sức dồi dào bởi đây là một trong 2 thị trường có khách du lịch lớn nhất Việt Nam( sau Trung Quốc ) và trung tâm hoàn toàn có thể phục vụ tập khách này một cách tốt nhất. Tuy sức chi trả không cao so với khách du lịch Châu Âu nhưng khách Hàn thích đi du lịch theo chương trình trọn gói và thích sử dụng các dịch vụ bổ sung. Do đó khai thác thác nguồn lợi từ tập khách này sẽ đem về một lượng doanh thu
lớn cho Trung tâm. Nhưng đáng tiếc là trung tâm chưa thật tập trung có những chính sách cụ thể để thu hút khách này.
Bên cạnh đó, trung tâm cũng không đề cập nhiều đến các nước trong khối ASEAN – một thị trường vô cùng tiềm năng bởi trong hiện nay chính phủ của các nước ASEAN đang có chính sách riêng cho khối nhằm tăng cường mối quan hệ giao lưu, đoàn kết và thúc đẩy nhau phát triển như hiệp hội Châu Á Thái Bình Dương, WTO. Tất nhiên là du lịch sẽ là điểm mà các nhà lãnh đạo muốn đặt nhiều hy vọng..
* Chính sách sản phẩm:
Sản phẩm của trung tâm không có gì khác biệt so với các sản phẩm du lịch của các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm không có nhiều sự độc đáo, mà chỉ đơn thuần là cung cấp đúng yêu cầu của khách, không có gì thật sự ấn tượng mà lưu
trong tâm trí khách lâu. Hầu hết các sản phẩm điều mang tính chất nghỉ dưỡng và tham quan mua sắm, chưa có sự kết hợp nhiều với các loại hình du lịch khác. Sản phẩm mà trung tâm tập trung khai thác nhiều là tham quan Núi Bà Chúa Xứ, mà khi đó tại đây các điểm du lịch hấp dẫn thì lại vô số. Chưa có một chương trình du lịch nào dành cho khách hội nghị, meeting…
* Về phân phối:
• Áp dụng khoảng 60% cho các kênh phân tại các khách sạn trực thuộc công ty
• Các nguồn gởi khách từ các công ty khác còn yếu kém. • Chưa có mối quan hệ nhiều đối với các đối tác tại nước ngoài
• Chưa có chính sách tuyển cộng tác viên cũng như chưa có hoa hồng đối với hãng môi giới
* Về xúc tiến:
Công tác quảng bá sản phẩm du lịch của Trung tâm được tiến hành nhưng hình ảnh mà Trung tâm xây dựng không có nhiều độc đáo, không gây được sự chú ý mạnh mẽ của khách hàng. Ngoài ra nội dung và hình thức quảng cáo còn nhiều hạn chế. Hiện tại trung tâm mới chỉ sử dụng quảng cáo qua các vật dụng, quảng cáo in, quảng cáo qua thư trực tiếp,quảng cáo qua mạng Internet, quảng cáo hợp tác, còn các loại hình quảng cáo khác như quảng cáo ngoài trời, vật trưng bày, quảng cáo qua truyền hình, truyền thanh,.. vẫn chưa được Trung tâm khai thác nhiều. Một điều nữa là khi quảng cáo, trung tâm không chú trọng việc giới thiệu các khách sạn tầm cở liên kết với trung tâm, không đa dạng tour tuyến và các chương trình du lịch mà chủ yếu là giới thiệu những thành quả mà trung tâm đạt được, hình ảnh sản phẩm thì lại quá nhiều mà nội dung thì chẳng bao nhiêu. Trong khi đó lại quên mục đích của quảng cáo là gây sự chú ý của người đọc, phải làm cho họ quan tâm tới sản phẩm của mình và dẫn tới hành động mua. Còn một điểm nữa Công ty cổ phần du lịch An Giang làm chưa tốt đó là quan hệ công chúng. Trung tâm chưa có nhiều hoạt động, công tác xã hội nhằm xâydựng một hình ảnh
đẹp trong lòng công chúng. Công tác này ít đem lại hiệu quả tức thì mà nó có tác dụng về lâu dài. Ngoài ra Trung tâm cũng ít tham gia vào các hội trợ triển lãm du lịch ngoài nước, đây cũng là một điểm yếu mà trung tâm đang cố gắng khắc phục.
* Về con người:
Trung tâm còn thiếu đội ngũ nhân viên Marketing dày dặn kinh nghiệm vì bộ phận này liên tục thay đổi nhân viên. Bộ phận Marketing chưa thực sự tạo ra được nguồn khách choCông ty. Bộ phận Marketing là bộ phận thường xuyên gặp khách hàng, đặt biệt là khách quốc tế. Sự bất đồng ngôn ngữ khiến việc đáp ứng yêu cầu của khách quốc tế không nhanh chóng và đôi khi còn có những rắc rối làm cho khách rất khó chịu. Thông qua bảng cơ cấu lao động thì chưa có một nhân viên Marketing nào đạt tiêu chuẩn outbound. Trong khi đo Trung tâm thì lại chưa có chính sách gì đối với trường hợp này.
Chương 3