thúc đẩy sự phát triển của thị trường nhà đất, bao gồm:
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân vay vốn lãi suất thấp - Phát triển trung tâm thông tin bất động sản
- Phát triển các chiến lược qui hoạch đô thị trong dài hạn - Cải thiện luật bảo vệ người tiêu dung cho người mua nhà - Phát triển một thị trường bất động sản thứ cấp năng động
Nhờ các chính sách trên, hiên nay thị trường bất động sản Thái Lan đã dần dần phục hồi và phát triển mạnh mẽ cùng với sự ra đời của nhiều dự án nhà ở thỏa mãn nhu cầu của người lao động và người có thu nhập thấp.
Qua bài học của Thái Lan, chúng ta có thể ví chính sách nới lỏng tín dụng và cho vay dưới chuẩn như một con dao hai lưỡi. Tuy nó có thể làm rối loạn thị trường qua việc bơm hơi cho bong bóng nhà đất, nhưng nếu được sư dụng hợp lí, nó cũng có thể tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển lành mạnh của thị trường.
2.3.Chính sách nới lỏng tín dụng và tác động của nó lên thị trường bất động sản Trung Quốc
2.3.1. Tổng quan thị trường bất động sản ở Trung Quốc từ 1999 đến nay nay
Thị trường bất động sản Trung Quốc đã có những thành tựu lớn kể từ khi chính phủ nước này bắt đầu công cuộc đổi mới vào năm 1978. Vào mùa xuân 1998, cơ chế cũ mà các doanh nghiệp cấp nhà cho nhân viên đã bị loại bỏ, và thị trường bất động sản nhà được cải tổ lại. Các khoản vay thế chấp mua nhà trở thành công cụ tài chính chủ yếu cho công dân Trung Hoa (Fang Hong, Jie Chen, 2009) Đây có thể coi là giai đoạn phát triển nhanh nhất của thị trường bất động sản Trung Quốc tính từ 1949. Theo số liệu thống kê, dân số vùng đô thị tăng khoảng 2 triệu người/năm, nhiều vùng nông thôn cũng được đô thị hóa. Thị trường bất động sản tăng trưởng với mức 2 con số đến hết năm 2007, và bắt đầu suy giảm sau 2008 do tác động của một số biện pháp thắt chặt của chính phủ.
Ngoài nguyên nhân cơ bản do nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh, chính sách tài chính và việc quản lý việc cho vay thế chấp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường bất động sản Trung Quốc phát triển.
Năm 2007 Trung Quốc đã xây dựng được 688 triệu m2 nhà ở đô thị, 774 triệu m2 nhà ở nông thôn, đều do các công ty và tư nhân xây dựng. Trung bình khoảng 600 triệu m2 nhà ở được xây dựng mỗi năm trong giai đoạn 2002- 2007. Chỉ tính tại Bắc Kinh, giá nhà từ vành đai 2 đến vành đai 3 đã tăng từ mức 4-7 nghìn NDT/m2 vào năm 2001 đến mức 14-16 nghìn NDT/m2 vào năm 2007. TÍnh đến năm 2007, tổng chi tiêu cho bất động sản đạt 500 nghìn tỷ NDT. Số dư thế chấp bất động sản tăng từ 60 tỷ NDT (trước 1998) lên 4000 tỷ NDT (2007). Trong vòng 10 năm 1998-2008, tổng số tiền và diện tích nhà đã vượt số tương ứng trong vòng 50 năm trước cộng lại (1949-1998).
Theo cục thống kê quốc gia Trung Quốc, các khoản đầu tư vào khu vực bất động sản của nước này lên tới 30 nghìn tỷ yuan (4.5 nghìn tỷ đô-la) vào 2008, tăng 20.9% so với năm trước. Trong đó, đô thị loại 2 và loại 3 chiếm tỷ trọng lớn, tăng từ 45% năm 2000 lên tới 73% vào năm 2007. Trong nước, các thị trường địa phương có sự đa dạng khá cao, chủ yếu do chủ nghĩa địa phương và tính chất không linh đông của bất động sản. Thêm vào đó, tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa và di cư cũng làm tăng thếm sự khác biệt giữa các vùng.
Theo báo cáo gần đây của Jones Lang LaSalle, một hãng dịch vụ bất động sản, “40 đô thị mới nổi tại Trung Quốc”, các đô thị của Trung Quốc có thể được chia thành 3 loại (bảng 1). Loại 1 gồm Thượng Hải, Bắc Kinh, Thâm Quyến, Quảng Châu, là tốp dẫn đầu. Loại 2 gồm 15 thành phố như Thiên Tân, Thành Đô, Hàng Châu, là những thành phố đang có tốc độ phát triển bất động sản mạnh. Loại 3 gồm 11 đô thị nơi mà thị trường bất động sản đang trong giai đoạn đầu như Nam Thông, Thường Châu…