6. Kết cấu của Luận văn
2.3. Xác định giá trị vườn cây caosu khi chuẩn bị đi vào cổ phần hóa Nông trường cao
hợp nhất với Công ty cổ phần cao su Hàng Gòn trở thành một Công ty cổ phần chủ động trong việc cung cấp nguyên liệu cho việc chế biến hoàn toàn độc lập.
2.3. Xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị đi vào cổ phần hóa Nông trường cao su Hàng Gòn và Nông trường cao su Ông Quế : trường cao su Hàng Gòn và Nông trường cao su Ông Quế :
Để chuẩn bị cho việc đi vào cổ phần hóa các Nông trường cao su trực thuộc, bước đầu tiên Tổng CTCS Đồng Nai đã bắt tay đi vào thực hiện việc xác định giá trị vườn cây cao su.
Việc xác định giá trị vườn cây cao su kinh doanh tại Tổng CTCS Đồng Nai được tính toán theo từng lô cao su và theo từng độ tuổi, dựa trên các nguyên tắc sau đây :
Giá trị vườn cây cao su được định giá bao gồm 2 yếu tố :
- Nguyên giá vườn cây cao su là giá trị đầu tư cho 1 ha cao su đến khi bắt đầu khai thác để hình thành tài sản là vườn cây (bao gồm chi phí khai hoang, phục hóa; chi phí xây dựng vườn cây; chi phí trồng mới; chi phí chăm sóc suốt thời kỳ kiến thiết cơ bản). Cơ sở để định giá là chi phí đầu tư bình quân cho 01 ha (suất đầu tư nông nghiệp) do Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam ban hành, áp dụng cho năm hiện hành theo từng địa bàn mà Tổng Công ty trú đóng.
- Giá trị vườn cây thanh lý được tính toán như một khoản đầu tư chắc chắn trong tương lai ( khi thanh lý ) và việc chiết khấu giá trị thu hồi này được xem như chi phí cơ hội đầu tư. Đây chính là khoản tài sản vô hình được ghi chép thành một khoản mục riêng biệt ( tài sản vô hình ) và tính khấu hao tài sản cố định một lần tại thời điểm vườn cây cao su đưa vào thanh lý, để đảm bảo doanh thu và chi phí liên quan được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp.
Giá trị thực tế của vườn cây kinh doanh được tính theo công thức :
Gía trị thực tế = [ Giá trị còn lại x Hệ số phân loại vườn cây] + Hiện giá của 01 ha vườn cây giá trị thanh lý
Trong đó :
Giá trị đã khấu hao được tính từ năm vườn cây bắt đầu khai thác đến thời điểm định giá trên cơ sở nguyên giá (đã được đánh giá lại ) và tỷ lệ khấu hao cụ thể của từng năm theo quy định của Tập đoàn ban hành tại Quyết định số 165/QĐ – TCKT ngày 21/ 02 / 2005.
+ Hệ số phân loại vườn cây : Căn cứ vào một số chỉ tiêu như mật độ cây cạo, tỷ lệ cây thực sinh để phân loại vườn cây. Đây là hệ số đánh giá chất lượng kỹ thuật của vườn cây trong cùng một độ tuổi, nó không phản ảnh tình trạng kỹ thuật thực tế đã hao mòn và còn lại của vườn cây như các tài sản khác. Việc phân hạng vườn cây được thực hiện theo công văn số 622/CSVN-QLKT ngày 20/03/2006 của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam về việc ban hành đề cương hướng dẫn kiểm kê phân hạng vườn cây kinh doanh phục vụ cho việc cổ phần hóa các công ty cao su, theo đó vườn cây cao su kinh doanh sẽ được phân hạng thành 4 loại là A, B, C, D tương ứng với hệ số điều chỉnh là A = 1, B = 0.95, C = 0.9, D = 0.8. Căn cứ vào báo cáo kiểm kê, đánh giá xếp loại vườn cây tại thời điểm cổ phần hóa và tham khảo trong 03 năm gần nhất liên tiếp để đánh giá phân loại vườn cây tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Nhìn chung vườn cây của các đơn vị trong Tổng Công ty đều được quản lý tương đối chặt chẽ, từng lô, phần cạo đều có hồ sơ theo dõi diễn biến của vườn cây như chia theo từng lô, đặt tên (đánh số), diện tích đất, loại đất, năm trồng, giống cây, mật độ cây, năng suất. Hàng năm vườn cây đều được đánh giá và xếp loại A, B, C, D, do đó rất thuận lợi cho công tác kiểm kê và đánh giá chất lượng vườn cây.
Bảng 2.3 : Xếp hạng và hệ số vườn cây khai thác dựa vào mật độ cây cạo :
Năm 01 Năm 02 Năm 03 - năm thứ 09 476 C/ha 512 C/ha 555 C/ha 476 C/ha 512 C/ha 555 C/ha 476 C/ha 512 C/ha 555 C/ha ≥200 ≥225 ≥250 ≥300 ≥325 ≥350 ≥400 ≥425 ≥450 ≥380 1 ≥150 ≥175 ≥200 ≥250 ≥275 ≥300 ≥350 ≥375 ≥400 ≥330 0.95 <150 <175 <200 ≥200 ≥225 ≥250 ≥300 ≥325 ≥350 ≥280 0.9 <200 <225 <250 <300 <325 <350 <280 0.8
tỷ lệ cây thực sinh lớn hơn 20% vườn cây sẽ bị đánh tụt một hạng) (Nguồn: Công văn số 622/CSVN-QLKT, ngày 20/03/2006 –VRG )
+ Giá trị thanh lý của vườn cây chỉ được thu hồi khi vườn cây đã hết thời gian khai thác. Do vậy để tính giá trị hiện tại của giá trị thanh lý phải chiết khấu giá thanh lý về hiện tại. Hiện giá thanh lý vườn cây được tính theo giá thực tế trên thị trường bình quân gần nhất tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, nơi doanh nghiệp trú đóng, và được tính toán thu hồi dần theo chu kỳ kinh tế của vườn cây (theo năm tuổi thực tế của cây), có loại trừ cây gãy đổ hàng năm.
Hiện giá của giá trị thanh lý vườn cây, được tính theo công thức :
Hiện giá của = B
giá trị thanh lý ( 1 + lãi suất chiết khấu) số năm khai thác còn lại
Lãi suất chiết khấu được tính theo lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm. Tính B : Giá trị thu hồi khi thanh lý vườn cây tại thời điểm thanh lý
Giá trị thanh lý trung bình trong 02 năm gần nhất Giá trị thanh lý 01 cây =
Mật độ cây trung bình 01 ha
(Theo công văn số: 2247/BNN-ĐMDN ngày 05 tháng 09 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
+ B = Giá trị thanh lý 01 cây ( x ) Mật độ trung bình 01 ha vườn cây tuổi i ( x ) (1 – tỷ lệ gãy đỗ trung bình)số năm khai thác còn lại
Tỷ lệ gãy đổ bình quân hàng năm : Do hầu hết các nông trường cao su đều có vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng khác nhau nên tỷ lệ gãy đỗ hàng năm không giống nhau, vì thế phải căn cứ vào tình hình gãy đỗ thực tế của từng nông trường, dựa trên báo cáo kiểm kê gãy đổ hàng năm để xác định (trong phạm vi từ 1% đến 2% năm ).
Tóm lại : Việc xác định giá trị vườn cây cao su của các nông trường cao su nhìn chung đã khắc phục được những nhược điểm khi xác định giá trị vườn cây. Tuy nhiên
việc đưa ra các yếu tố kỹ thuật có ảnh hưởng đến giá trị vườn cây chỉ mới dựa vào mật độ cây cạo là chưa đủ và tính hiện giá giá trị thu hồi cây cao su thanh lý vào giá trị doanh nghiệp, việc áp giá bán bình quân cây thanh lý chỉ từ 01 năm đến 02 năm là chưa thỏa đáng.
2.4. Một số vấn đề đặt ra trong quá trình xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị đi vào cổ phần hóa tại Tổng Công ty cao su Đồng Nai :
2.4.1. Phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su :
Xác định giá trị vườn cây cao su là xác định đúng giá trị và giá cả quyền tài sản doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên để có thể trao đổi, giao dịch trên thị trường.
Giá trị quyền tài sản doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên bao gồm toàn bộ giá trị tài sản còn lại tại thời điểm trao đổi và giao dịch trên thị trường. Giá trị quyền tài sản doanh nghiệp nhà nước thường được phân làm 2 khu vực, đó là:
- Tài sản khu vực công nghiệp, dịch vụ, bao gồm giá trị tài sản còn lại của nhà máy chế biến, các tài sản trong hoạt động kinh doanh dịch vụ và giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm giao dịch.
- Tài sản khu vực nông nghiệp, bao gồm toàn bộ giá trị quyền sử dụng đất và giá trị còn lại của việc đầu tư khai hoang, xây dựng đường sá, cầu, cống, công trình thủy lợi trên vườn cây cao su (bao gồm cả vườn cây kinh doanh và vườn cây kiến thiết cơ bản) và giá trị đầu tư trồng mới, chăm sóc vườn cây trong thời kỳ kiến thiết cơ bản cao su thiên nhiên.
Trong 2 khu vực nói trên, việc định giá trị doanh nghiệp khu vực công nghiệp, dịch vụ,… đã có phương pháp tính toán rõ ràng theo các văn bản hiện hành và được áp dụng như các doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ,… (những doanh nghiệp không có liên quan đến nông nghiệp). Song trong khu vực nông nghiệp liên quan đến đất nông nghiệp và vườn cây là những vấn đề đặt ra cần giải quyết, đó cũng chính là nội dung của luận văn này cần giải quyết.
Việc xác định giá trị vườn cây cao su có thể được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp tài sản, phương pháp chiết khấu dòng tiền như nghị
định 109/2007/NĐ/CP của Chính Phủ ban hành ngày 26/06/2007 đã qui định “Về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần”.
Hiện nay Tổng CTCS Đồng Nai đang tính giá trị vườn cây cao su theo dựa phương pháp tài sản của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam là đúng nhưng chưa đủ, bởi lẽ mục tiêu cuối cùng của việc xác định giá trị doanh nghiệp là xác định đúng giá cả của hàng hóa mà chúng ta muốn trao đổi mua bán trên thị trường, thế thì tại sao chúng ta không tham khảo giá cả của hàng hóa cùng loại đã có mua bán trên thị trường để làm cơ sở so sánh. Phương pháp so sánh trực tiếp dựa trên cơ sở cho rằng giá trị thị trường của một tài sản có quan hệ mật thiết với giá trị của các tài sản đã được mua bán trên thị trường. Thực tế thị trường mua bán vườn cây cao su ở Việt Nam đã hình thành và đây là một cơ sở để vận dụng thêm phương pháp so sánh vào việc xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa tại Tổng Công ty.
2.4.2. Giá trị quyền sử dụng đất khi xác định giá trị vườn cây cao su :
Nói đến giá trị vườn cây giao dịch mua bán trên thị trường, thường người ta nhận thức rằng nó bao hàm cả giá trị của đất, nhưng trên thực tế khi các Công ty cao su trực thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đã thực hiện thí điểm cổ phần hóa như : Công ty cao su Đồng Phú, Tây Ninh, Phước Hòa khi đi vào xác định giá trị vườn cây cao su đã loại trừ giá trị đất ra khỏi giá trị doanh nghiệp.
Hiện nay đất trồng cây cao su theo luật đất đai là đất nông nghiệp trồng cây lâu năm được Nhà nước giao quyền sử dụng đất hoặc cho thuê lâu dài cho cá nhân và các tổ chức nói chung và cho Tổng CTCS Đồng Nai nói riêng để trồng cao su. Theo Luật đất đai hiện hành thông thường Nhà nước giao quyền sử dụng đất hoặc cho thuê 50 năm. Khi cá nhân và tổ chức đã trồng cao su và đương nhiên trong nền kinh tế thị trường tổ chức và cá nhân có quyền kinh doanh cao su, có quyền mua bán vườn cây cao su, và vì thế đương nhiên vườn cây cao su phải có giá trị và giá cả để trao đổi. Vấn đề đặt ra là khi xác định giá trị vườn cây như thế nào? Tính giá trị đất và những tài sản trên đất trồng cao su trong đó tài sản chủ yếu trên đất là vườn cây cao su.
Khi cổ phần hóa doanh nghiệp được lựa chọn 1 trong 2 cách xác định giá trị đất là quyền sử dụng đất hoặc thuê đất. Phương án tính giá trị chuyển quyền sử dụng đất, cho thấy chỉ tính riêng giá trị này đã gấp khoảng hơn 10 lần nguyên giá vườn cây. Trong
đó các văn bản pháp quy hiện hành không quy định bắt buộc phải tính giá trị quyền sử dụng đất khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa. Không tính giá trị quyền sử dụng đất khi xác định giá trị vườn cây để cổ phần hóa có nghĩa là loại quyền sử dụng đất khỏi giá trị doanh nghiệp nhà nước nên đã chuyển một phần giá trị doanh nghiệp vào túi các nhà đầu tư mà thay vì đây là khoản thặng dư thuộc về Nhà nước.
2.4.3. Ảnh hưởng của các đặc điểm kinh tế kỹ thuật đến giá trị vườn cây :
Giá cả của vườn cây khi giao dịch mua bán trên thị trường thường người ta nhận thức rằng đó chính là chất lượng của vườn cây, vườn cây giống gì, cho năng suất bao nhiêu, khả năng chịu đựng mưa bão ra sao, được trồng trên loại đất nào? Nhưng theo lẽ thông thường việc hạch toán giá trị tài sản vườn cây cao su của doanh nghiệp chỉ tính đến nguyên giá đầu tư đã hình thành tài sản. Cụ thể Tổng CTCS Đồng Nai đã xác định giá trị thực tế của vườn cây kinh doanh theo phương thức :
Giá trị còn lại = Nguyên giá vườn cây – Giá trị vườn cây đã khấu hao
Trong đó: Nguyên giá vườn cây được xác định theo suất đầu tư do Tập đoàn ban hành áp dụng cho năm hiện hành tại khu vực.
+ Giá trị vườn cây cao su đã khấu hao được tính trên cơ sở tỷ lệ đã khấu hao theo thời gian và sổ sách kế toán của từng lô trong vườn cây.
Thực tế phương pháp xác định này đã bỏ qua những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây cao su đó là những đặc điểm mang tính sinh học mà nó khác căn bản so với các ngành kinh doanh khác, đó là:
- Giá trị vườn cây trong thời kỳ kiến thiết cơ bản của một doanh nghiệp, trên 1 lô cao su, cùng một thời gian, cùng quy trình, giống, đất, có suất đầu tư như nhau có nghĩa là nguyên giá trên 1 đơn vị diện tích hoặc trên 1 ha cao su về cơ bản bằng nhau nhưng chất lượng sẽ khác nhau, sẽ cho sản lượng trong thời kỳ kinh doanh khác nhau và giá giao dịch vườn cây chắc chắn là khác nhau.
- Đối với vườn cây kinh doanh cũng vậy, theo cách tính giá trị còn lại như nêu trên có nghĩa là cùng một năm trồng trên 1 lô cao su thì từng hecta, từng phần cao su có giá trị như nhau, nhưng trên thực tế năng lực khai thác đều khác nhau nó tùy thuộc vào
chất lượng vườn cây và kỹ thuật khai thác của người nhận khoán khai thác vườn cây tức là đã có giá cả khác nhau.
Việc đánh giá tình trạng kỹ thuật vườn cây theo mật độ cây cạo và tỷ lệ cây thực sinh (để giáng cấp hệ số phân loại, tỷ lệ thực sinh > 20% thì giáng một cấp) và phân loại thành 4 tiêu chuẩn (A,B,C,D) như phương pháp của Tổng Công ty đưa ra, về cơ bản đã giải quyết được một số yếu tố trong quá trình xác định chất lượng vườn cây cao su kinh doanh nhưng chưa đủ và chưa triệt để đặc biệt là khi xác định chất lượng vườn cây cao su kinh doanh để tính giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, bởi lẽ:
- Đây là hệ số đánh giá chất lượng kỹ thuật của vườn cây trong cùng một độ tuổi nó chưa phản ánh đầy đủ tình trạng kỹ thuật thực tế đã hao mòn và còn lại của vườn cây như những loại tài sản cố định khác.
- Bản thân vườn cây cao su trong quá trình đầu tư từ loại đất, khai hoang, trồng mới, chăm sóc suốt thời kỳ kiến thiết cơ bản, khai thác trong suốt 20 năm sau đó. Ngoài việc phản ánh chi phí đầu tư, thâm canh của từng diện tích cao su theo từng thời điểm khác nhau đã có sự khác biệt về giá trị, chất lượng vườn cây cao su còn bị chi phối bởi các yếu tố kỹ thuật nông nghiệp khác như :
(1) Tình trạng mặt cạo (Tình trạng hao dăm, tình trạng chất lượng mặt cạo để đánh giá lớp vỏ cạo sẽ tái sinh) :
Đây là yếu tố phản ánh chất lượng còn lại của vườn cây, tức là việc đánh giá khả năng đáp ứng về năng suất sản lượng của vườn cây về tương lai. Đánh giá đúng tình trạng mặt cạo sẽ cho chúng ta dự kiến được số năm khai thác còn lại đến lúc thanh lý đúng theo độ tuổi của vườn cây mà quy trình kỹ thuật khai thác của Tổng Công ty đã