Quá trình phát triển công nghệ UASB

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối đến hiệu quả xử lý nước thải từ quy trình sản xuất nước tương bằng công nghệ UASB (Trang 35 - 37)

Công nghệ UASB đã được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xử lý nước thải công nghiệp từ trước năm 1997. Lò phản ứng UASB thông thường thích hợp xử lý các loại nước thải có nồng độ COD khá cao với tải trọng từ khoảng 10 đến 15 Kg COD/m3/ngày. Vì thế, công nghệ UASB được đánh giá là công nghệ khá hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, với mục tiêu hướng đến việc đạt được hiệu xuất xử lý cao hơn đã làm xuất hiện mô hình UASB thứ hai với lớp bùn kị khí trong lò phản ứng dày hơn gọi tắt là EGSB (Expanded Granular Sludge Bed) và có quá trình lưu thông tuần hoàn bên trong gọi là IC (Interal Circulation). Đây cũng được xem là một thành công lớn trong việc cải tiến lò phản ứng UASB. Sau khi ra đời, lò phản ứng UASB cải tiến được ứng dụng rộng rãi trong nhiều năm qua.

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ UASB

--- 27 --- Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực xử lý nước thải, lò phản ứng UASB lại được cải tiến lên một bậc. Chính nhờ sự cải tiến này mà ta có thể kiểm soát được nhiệt độ trong lò phản ứng. Từ đó, tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho quá trình phát triển của vi sinh vật, nâng cao hiệu quả xử lý. Tuy nhiên, cùng với việc có thể xử lý một lượng nước thải lớn hơn, lượng biogas sinh ra cũng nhiều hơn, điều này dẫn đến khuynh hướng gây ra hiện tượng trào bùn từ lò phản ứng UASB.

Để giải quyết vấn đề trên, một dạng lò phản ứng UASB lại được nghiên cứu. Kết quả, người ta đã đưa ra một dạng lò phản ứng UASB có chia ngăn bên trong và có gắn thiết bị tách khí rắn (Gas Solids Separator - GSS). Với dạng lò phản ứng UASB này, lượng bùn được duy trì cao, đồng thời vẫn đảm bảo hiệu suất xử lý và lượng biogas thu được.

Ngày nay, sự phát triển của công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp thực phẩm dẫn đến việc tạo ra một lượng nước thải hỗn tạp khổng lồ. Chính vì vậy, việc xử lý nước thải cũng ngày càng gặp nhiều khó khăn. Có rất nhiều phát minh và nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều công nghệ cũng như kỹ thuật nhằm đem lại hiệu quả xử lý ngày càng cao cho vấn đề nước thải. Và công nghệ UASB được xem là khá hoàn chỉnh và được ứng dụng rộng rãi không chỉ bởi hiệu quả xử lý cao mà còn bởi những ưu điểm về kinh tế và kỹ thuật vận hành của nó.

3.2.3.Ưu điểm và nhược điểm của việc xử lý nước thải bằng công nghệ UASB

Ưu điểm

Lượng bùn sinh ra ít.

Lò phản ứng tương đối đơn giản và chi phí xây dựng thấp. Chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp.

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ UASB

--- 28 --- Không đòi hỏi cung cấp oxy.

Sản xuất năng lượng hữu ích ví dụ như khí methane. Có thể ứng dụng cho cả hệ thống xử lý lớn và nhỏ. Lượng chất dinh dưỡng vi lượng đòi hỏi thấp. Có khả năng hoạt động ở nhiệt độ thấp (10 oC)

Có thể điều chỉnh nhiệt độ trong lò phản ứng đến nhiệt độ mong muốn để nâng cao hiệu quả xử lý.

Nhược điểm

Thời gian khởi động ban đầu phải mất từ 8 – 10 tuần tuỳ theo loại bùn hoạt tính được sử dụng.

Đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực tế về vận hành hệ thống xử lý nước thải ứng dụng công nghệ UASB.

Vi khuẩn kị khí nhạy cảm với hợp chất hóa học độc như toluen, axeton, benzen, ngoài ra còn đặc biệt nhạy cảm với có crom (Cr3+/Cr6+) và đồng.

3.2.4.Khởi động mô hình UASB

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối đến hiệu quả xử lý nước thải từ quy trình sản xuất nước tương bằng công nghệ UASB (Trang 35 - 37)