3. Tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu rượu vang của công ty:
3.1 Vài nát khái quát về rượu vang:
3.1.1 Lịch sử rượu vang:
Có lẽ một trong những thức uống phổ biến và được con người biết đến sớm nhất phải kể tới rượu vang. Rượu vang không phải là sản phẩm sáng tạo của con người, nó ra đời tình cờ khi lưu trữ nho sau khi thu hoạch trong thùng để hứng dịch quả chảy ra, sau một thời gian người ta thu
được một dung dịch có cồn, khi uống có vị ngọt cay tạo cảm giác hưng phấn.
Cho đến tận bây giờ người ta vẫn chưa xác định được sản phẩm có cồn đầu tiên được sản xuất bởi con người là bia hay rượu vang nho. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu, người ta đã chứng minh được việc trồng nho ở diện rộng đã có mặt trên trái đất cách đây khoảng 7000-5000 năm trước công nguyên. Như vậy, rượu nho cũng có thể ra đời trong khoảng thời gian đó.
Nguồn gốc của từ “vang” ( VIN): thực ra từ “vang” (VIN) là đi từ từ “ Vigne” (tức là nho). Vì thế, trước đây khi nói đến vang, tức là chỉ các sản phẩm lên men, không qua chưng cất, đi từ dịch quả nho nguyên chất ( tức là không bổ sung thêm bất kỳ chất gì kể cả đường và axit). Việc tuân theo chính xác định nghĩa này giúp cho việc phân loại rượu vang và đánh giá chất lượng rượu dễ dàng, Nhưng dần dần hiện nay trên thế giới, người ta đã chấp nhận dùng từ “vang” cho tất cả các sản phẩm lên men không qua chưng cất từ dịch quả (nói chung). Nghĩa là có thể sản xuất vang từ bất kỳ loại quả gì có khả năng cho dịch ( táo, dau...) và cũng có thể là dịch quả pha loãng hay ngâm đường. Còn về tên gọi, như thế sẽ phải bổ sung thêm tên loại quả vào sau chữ vang, còn khi chỉ dùng từ vang, ta có thể hiểu đó chỉ là vang nho.
3.1.2 Phân loại rượu vang:
Có nhiều cách phân loại rượu vang, có thể theo vùng địa lý, sau đó là theo đặc tính vùng trồng nho, loại nho, người sản xuất và cũng có thể theo phân biệt theo đặc tính của sản phẩm (màu sắc, độ cồn, độ đường, độ axit...). hoặc theo một tiêu chí chung dựa theo các tiêu chuẩn đưa ra bởi một hội đồng thẩm định, được thống nhất trên một vùng rộng lớn.
chính, đó là: vang bàn ăn và vang có chất lượng phân theo vùng xác định. Vang bàn ăn (Vin de table): là loại vang có thể uống được nhiều do độ cồn không cao, giá không đắt. Loại này không có tiêu chuẩn nhất định trong quá trình trồng nho và sản xuất vang. Vì thế chất lượng thuộc loại trung bình.
Vang có chất lượng phân theo vùng xác định là loại vang được đánh giá chất lượng tùy theo đặc tính của vùng sản xuất. Loại này là loại rượu nổi tiếng, thường được thẩm định theo những tiêu chuẩn nhất định. Loại này còn có thể chia tiếp theo thành:
+ vang chất lượng cao có tên gọi theo vùng (AOVDQS) + vang chất lượng cao có nguồn gốc được kiểm soát (AOC)
Những loại vang có tiếng thường là thuộc loại vang có chất lượng theo vùng, bởi vì trong suốt quá trình sản xuất luôn có một hội đồng đến kiểm tra và đánh giá các yếu tố như: chất lượng đất của vùng trồng nho, điều kiện thời tiết trong suốt quá trình trồng nho, hàm lượng các chất trong nho tại thời điểm thu hoạch (độ đường, kích thước, màu quả, tình trạng quả...), quá trình lên men chính, quá trình tích trữ, điều kiện chiết chai.... Từ đó mới quyết định cấp công nhận cho loại rượu đem bán ra thuộc loại gì. Chỉ cần một yếu tố nhỏ trong cả quá trình cũng có thể làm cho loại vang năm đó bị xuống cấp.
Hoặc rượu vang cũng có thể được phân loại theo các giống nho như Cabernet, Sauvignon, Chardonnay, Gammay, hay Chiraz...nơi trồng và nhà sản xuất.Cứ suy từ nhãn, càng nhiều chi tiết ở trên thì rượu càng ngon, thí dụ một chai rượu Château Saint pierre (nhà sản xuất), 1986(năm thu hoạch nho ), Saint Julien (vùng sản xuất ) sẽ xịn hơn một chai rượu chỉ có tên vùng hay tên của giống nho.
Độ cồn, độ đường và độ chua: vang ngọt (độ đường cao, độ cồn thấp 8-9 độ); vang khô (gần như không còn đường, độ cồn cao khoảng trên 16 độ); vang nửa khô (độ cồn khoảng 12-14 độ).
Màu sắc có: vang trắng, vang đỏ, vang hồng.
Theo cách thức thưởng thức gồm: vang khai vị ( có tác dụng kích thích ăn ngon, dùng trước bữa ăn); vang dùng trong bữa ăn với từng món ăn thích hợp....
Tóm lại, rượu vang là loại sản phẩm đa dạng, đa chủng loại do đó việc tìm hiểu về sản phẩm rượu vang là khá phức tạp và tốn nhiều thời gian.
3.1.3 Sự khác biệt trong Văn hóa uống rượu vang của người phương Đông và Phương Tây:
Rượu vang hiện nay được sản xuất ở khắp năm châu nhưng Châu Âu luôn luôn vẫn là trung tâm của thế giới vang. Chính từ nơi này văn hóa rượu vang lan tỏa khắp tất cả các châu lục. Các nước Phương Tây chính là cái nôi của rượu vang, có hàng loạt những địa danh nổi tiếng với những loại rượu thượng hạng khác nhau như: vang Pháp, vang Đức, vang Anh, vang Hungary...
Nói đến rượu vang người ta nghĩ ngay đến Pháp. Rượu vang được xem là một nét truyền thống trong văn hóa Pháp và người Pháp có hàng trăm, hàng nghìn cuốn sách hướng dẫn, miêu tả, ca ngợi cách thưởng thức nét ẩm thực sang trọng khi uống rượu vang. Những gia đình người Pháp truyền thống thường có một hầm rượu vang riêng, để chứng tỏ thành phần gia đình và địa vị của họ trong xã hội. Anh quốc cũng là mảnh đất phì nhiêu cho tất cả các trào lưu văn hóa rượu vang trên thế giới. Họ rất cầu kì trong khi dùng rượu vang, đối với họ rượu vang không phải là một loại rượu dùng để “uống” thông thường mà là phải “thưởng thức” từng giọt rượu để có thể cảm nhận được những gì tinh túy nhất trong từng giọt đó.
Cách thưởng thức rượu vang:
Thưởng thức rượu vang cũng là cả một nghệ thuật, không ai uống rượu vang để say cả. Người ta uống rượu vang là để thưởng thức hương vị thần tiên của nó. Mỗi loại vang có một kiểu ly và một thời điểm uống riêng. Thời điểm lý tưởng nhất là trước bữa ăn trưa và trước bữa tối. Ở thời điểm đó các giác quan dễ bị kích thích và nhạy cảm nhất. Nếu dùng vang theo tính chất dùng kèm với thức ăn thì tất nhiên có thể dùng bất cứ lúc nào, nhưng phải tuân theo các chỉ dẫn về món ăn tương ứng. Mỗi loại vang đều có đặc điểm và cá tính nổi bật nên nó được coi là thích hợp cho mọi đồ ăn. Theo xu hướng hiện nay, người ta ngày càng chú trọng nhiều hơn đến nghệ thuật ẩm thực do đó việc lựa chọn kết hợp đồ ăn với rượu vang cho hài hòa. Nguyên tắc cơ bản khi chọn rượu vang là ăn thịt đỏ uống rượu đỏ, ăn thịt trắng dùng rượu trắng. Tuy vây, rượu thường đi với nước sốt hay món chính của bữa ăn. Khi uống, thường thì người ta bắt đầu bằng rượu vang trẻ và kết thúc bằng chai rượu lâu năm. Rượu vang trắng được dùng trước vang đỏ, loại nhẹ trước loại nặng sau; vang chua uống trước vang dịu....
Kiểu ly để uống rượu vang cũng có những đặc điểm riêng biệt, mỗi loại vang là một loại ly khác nhau. Ví dụ như: vang Bordeaux: thường dùng loại ly lớn nhất có hình oval, chân đế cao và mảnh; vang Bourgognes: dùng loại ly có thân rộng, thể tích lớn, chân đế mảnh nhưng thấp hơn so với ly dùng vang Bordeaux; vang vùng Loires: dùng ly tròn, kích thước vừa phải; vang vùng Alsace: là ly tròn, chân có độ xoắn và cao, chân đế thường chạm khắc và có màu sắc; đối với vang bọt (Champagne): loại ly thích hợp là hình ống dài hoặc hình hoa tuylip dài. Thường thì ly uống rượu vang phải có chân để rượu khỏi bị tay người cầm hâm nóng, miệng ly hình hoa tuylip để giữ hương, ly không màu và không vẽ vời để định
sắc. Cách nếm rượu vang là cầm ly lên soi màu áo của rượu rồi quay nhẹ vài vòng để kiểm tra dấu rượu bám vào thành ly bên trong. Sau đó sẽ đưa lên mũi ngửi trước khi ngậm một ngụm, giữ lại trong miệng vài giây để cảm nhận trước khi nuốt.
Tóm lại, để cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp của rượu vang chúng ta phải trải qua một quá trình phức tạp, mất nhiều công nghiên cứu. Văn hóa uống rượu vang đã được nâng lên một tầm cao mới, nó trở thành một môn nghệ thuật tinh tế
Khuynh hướng chung của các nước tiêu thụ rượu lớn là giảm bớt rượu mạnh và chuyển sang thưởng thức rượu vang. Bởi vì, rượu vang với lượng cồn chỉ khoảng 11%-14%, thơm đậm đà, nhẹ nhàng và bổ ích cho sức khỏe. Rượu vang nếu được uống đều đặn, vừa phải còn có thể phòng các bệnh về tim mạch. Theo điều tra dịch tễ cho thấy, tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành ở Pháp chỉ bằng một nửa so với Mỹ, dù hai nước này có chế độ ăn khá giống nhau. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng trên là thói quen sử dụng rượu vang của người Pháp thường xuyên và đều đặn, đặc biệt là vang đỏ.
Đối với các nước Phương Đông, là những nước có nền văn hóa lúa nước nên đồ uống có cồn chủ yếu là rượu được chiết xuất từ gạo ví dụ như: rượu sake của Nhật, rượu Mao Đài của Trung Quốc, rượu Vân Đình của Việt Nam.... đây thường là những loại rượu có độ cồn cao từ 15% trở lên. Ngày xa xưa, uống rượu đối với người Phương Đông được coi như là một tửu đạo. Họ chỉ uống rượu với những người được coi là tri kỷ, trong những bối cảnh nên thơ. Nhưng hiện nay, văn hóa uống đó không còn thay vào đó họ có thói quen dùng rượu để giải sầu, uống một cách không có điều độ. Đối với rượu vang, thì họ đối xử lạnh nhạt, luôn quan niệm rằng đây là một nước giải khát đơn thuần, chỉ dành cho những người
không biết uống rượu hoặc tửu lượng kém, đặc biệt là phụ nữ.
Nhưng hiện nay xu hướng sử dụng rượu vang trong các bữa tiệc, trong gia đình của người Phương Đông ngày càng nhiều. Họ thích bắt đầu thích uống vang với hương vị trái cây ngon, hơn là uống những loại rượu có hương vị cay đậm truyền thống. Và đặc biệt là trong khi ở Châu Âu người ta thường chỉ uống vang kèm thức ăn, trong khi dùng bữa thì ở Châu Á, người ta có thể chỉ cần uống vang suông.
Sự khác biệt này đã tạo nên nhu cầu về những loại rượu vang mang tính bình dân, không đòi hỏi quá cầu kì trong cách uống ở thị trường Châu Á.
3.2 Kinh doanh rượu vang Nhập khẩu ở Việt Nam:
3.2.1 Đặc điểm thị trường rượu vang ở Việt Nam:
Những năm gần đây do đời sống được cải thiện, người Việt Nam từ nhu cầu “ăn no, mặc ấm” đã trở nên cầu kì hơn đòi hỏi phải là “ăn ngon, mặc đẹp”. Trong tầng lớp trung lưu xuất hiện thói quen sang trọng đó là uống rượu vang thay vì các sản phẩm rượu truyền thống không chỉ trong các dịp lễ tết mà ngay cả trong sinh hoạt gia đình hàng ngày.
Tuy nhiên, rượu vang ngon có nguồn gốc nước ngoài ở Việt Nam chưa có nhiều. Điều đầu tiên đó là vì lý do kinh tế. Giá của vang ngon thì cao, hơn nữa ngay cả bên Tây bình thường họ cũng chỉ sử dụng loại vang bàn ăn, do sử dụng hàng ngày. Ngoài ra, một lý do giải thích tại sao ở Việt Nam không có rượu vang nhập khẩu ngon đó là do điều kiện bảo quản kém. Bình thường chai rượu vang ngay cả khi được đem đi tiêu thụ thì cũng vẫn cần phải tránh ánh sáng và để ở nhiệt độ thấp. Còn ở Việt Nam, điều kiện khí hậu nóng, ánh sáng nhiều, rượu vang lại được trưng bày ở ngoài cửa hàng vừa nóng lại vừa sáng nên dù rượu vang ngon nhưng chỉ sau vài tháng sẽ trở thành vang hỏng. Ở Việt Nam bây giờ đa số chỉ biết đến Bordeaux, nhưng đây cũng chưa phải là loại rượu vang thượng hạng,
Việc sản xuất rượu vang trong nước cũng đã phát triển nhưng chủ yếu tiêu thụ ở vùng nông thôn bởi chất lượng chưa cao, giá thành vừa phải. Chưa có một quy trình sản xuất đạt yêu cầu kĩ thuật và công nghệ như của nước ngoài. Hầu hết vang được chiết xuất từ nhiều nguồn dịch quả khác nhau nên chất lượng chưa đảm bảo.
Hiện nay có hai công ty sản xuất rượu vang lớn ở Việt Nam là: Vang Đà Lạt và vang Biên Hòa. Nguồn nguyên liệu nho thì chỉ có Ninh Thuận được đánh giá là vùng trồng nho tiềm năng cho sản xuất nho. Tuy nhiên các nhà sản xuất vang ở Việt Nam trong quá trình sản xuất vẫn cho thu mua một
số lượng lớn quả mà không quan tâm tới chất lượng và nguồn gốc dẫn tới chất lượng thành phẩm không cao, không đáp ứng nhu cầu thị trường ngày một khắt khe.
3.2.2 Chính sách quản lý nhập khẩu rượu vang của Việt Nam và tác động của những chính sách này:
3.2.2.1 Quản lý của Nhà nước đối với việc nhập khẩu và kinh doanh rượu vang:
Theo Nghị Định số 59/2006 NĐ-CP, nghị định này quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh, rượu vang là một mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh hạn chế, kinh doanh có điều kiện, việc nhập khẩu rượu vang phải tuân thủ đầy đủ các quy định này. Các doanh nghiệp, thương nhân muốn kinh doanh nhập khẩu rượu phải có giấy phép do bộ thương mại cấp. Trên cơ sở giấy phép được cấp, các doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan hải quan theo quy định.
Các doanh nghiệp được cấp giấy phép nhập khẩu rượu phải tuân thực hiện các quy định về nhập khẩu và kinh doanh rượu nhập khẩu như sau:
- Nhập khẩu để trực tiếp tiêu thụ theo kế hoạch của doanh nghiệp,không nhập khẩu ủy thác cho các doanh nghiệp khác dưới bất kỳ hình thức nào.
- Phải tổ chức được hệ thống kinh doanh tiêu thụ rượu nhập khẩu của doanh nghiệp trên thị trường và chỉ được bán rượu cho các doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh rượu.
- Phải báo cáo hàng tháng tình hình nhập khẩu và tiêu thụ rượu nhập khẩu về Bộ thương mại và Sở thương mại nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.
Những quy định khá chặt chẽ trong việc nhập khẩu và kinh doanh rượu nhập khẩu đã gây ra không ít những khó khăn cho doanh nghiệp khi tiến hành
kinh doanh mặt hàng này. Thủ tục chuẩn bị rườm rà, qua nhiều giai đoạn, nhiều loại giấy tờ là có thể làm doanh nghiệp mất đi một nguồn hàng, một cơ hội kinh doanh tốt.
3.2.2.2 Những quy định về thuế nhập khẩu:
Trước đây, Nhà nước tiến hành áp thuế cao đối với mặt hàng rượu nhập khẩu, có nhiều loại thuế tính trên một sản phẩm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, có hiện tượng tính thuế chồng chéo đã khiến cho giá bán rượu ở thị trường trong nước bị đẩy lên rất cao. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng gian lận trốn thuế của các doanh nghiệp nhập khẩu. Cụ thể, trong Luật thuế Xuất nhập khẩu, loại rượu mạnh phải chịu thuế suất lên tới 120%, trong khi loại rượu nhẹ (vang, hoa quả...) chỉ phải chịu thuế suất 100%. Tương tự, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt đã chia các loại rượu ra thành 4 loại khác nhau với mức thuế suất cao thấp cũng khác nhau, như rượu có độ cồn trên 40 độ chịu thuế suất 75%, rượu độ cồn từ 20 độ đến dưới 40 độ chịu thuế suất 30%, rượu dưới 20 độ chịu thuế suất 20% và rượu thuốc chịu thuế suất 15%...
Khoảng cách quá lớn giữa các mức thuế đã trở thành nguyên nhân chính để các đơn vị nhập khẩu tìm cách gian lận nhằm giảm bớt số thuế phải