Những nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của FDI tại Thái Lan

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) (Trang 46 - 48)

II- Nghiên cứu một số nước trong khu vực (Trung Quốc, Thái Lan) để rút ra bài học kinh nghiệm cho Viêt Nam

b) Những nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của FDI tại Thái Lan

Trong hai thập kỷ qua, chính phủ Thái Lan đã chủ động phát triển đất nước bằng việc cải cách luật pháp, thiết lập các dự án đầu tư nước ngoài cũng như đảm bảo việc chuyển vốn và lợi nhuận về nước của nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, họ cũng áp dụng các chính sách ưu đãi thuế để thu hút các dự án đầu tư.

Table : Tax Incentive Schemes

Loại hình công ty Ưu đãi thuế

Trụ sở chính hoạt động ở địa phương

10% thuế thu nhập doanh nghiệp trên lợi nhuận ròng

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Thuế được giảm như sau:

15% trên lợi nhuận đến 1 triệu baht 25% trên lợi nhuận từ 1 – 3 triệu baht 30% trên lợi nhuận trên 3 triệu baht

Các công ty niêm yết 25% đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thái Lan (SET) từ 6/9/2001 đến 31/12/2005.

20% đối với các công ty niêm yết trên thị trường phi tập trung (MAI) từ 6/9/2001.

Tỷ lệ này chỉ được áp dụng trong 5 kỳ kế toán liên tiếp.

Các công ty có vốn liên doanh đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Được miễn thuế đánh trên lợi nhuận và cổ tức nhận từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

(Nguồn: Ngân hàng Đầu tư Thái Lan)

Chính phủ cũng thực hiện các ưu đãi theo vùng để giảm sự mất cân đối giữa các vùng. Theo đó, ưu đãi thuế được áp dụng theo thứ tự tăng dần cho ba vùng: vùng 1 gồm Bangkok và 5 tỉnh lân cận; vùng 2 gồm 12 tỉnh quanh vùng 1; vùng 3 gồm các tỉnh còn lại.

Ngoài ra, cũng có các ưu đãi cho các ngành dịch vụ công cộng, bảo vệ môi trường và các ngành có hàm lượng công nghệ cao bên cạnh các biện pháp kích thích xuất khẩu cũng như thương mại tự do.

c) Bài học kinh nghiệm

Trong những năm 1980, cũng như Việt Nam, ngành nông nghiệp vẫn là chiếm một vị trí quan trọng nhất với đất nước này kể cả về lao động hoạt động, đóng góp cho GDP và thu ngoại tệ từ xuất khẩu. Là một nước có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, nhưng Thái Lan đã sớm có những nhận thức đúng đắn về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đã tận dụng nó để phát triển đất nước. Trong giai đoạn 1997 - 1998, nền kinh tế Thái Lan ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Sau đó, nền kinh tế Thái Lan đi vào giai đoạn hồi phục. Ngành nông nghiệp Thái Lan đã có sự tăng trưởng trở lại tuy không đạt như giai đoạn trước. Cùng với quá trình khôi phục và phát triển trở lại của nền kinh tế, thì nền kinh tế Thái Lan cũng đã phát triển hơn, và trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.

Thái Lan đặc biệt áp dụng chính sách khuyến khích ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp. Các dự án FDI trong nông nghiệp được miễn giảm đến 50% thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, thiết bị để thực hiện dự án mà được cơ quan quản lý đầu tư công nhận là thuộc loại thiết bị được khuyến khích đầu tư. Riêng đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt khó khăn và có sản phẩm xuất khẩu, được miễn hoàn toàn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm.

Đối với các dự án đầu tư và các lĩnh vực như trồng lúa, trồng trọt, làm vườn, chăn nuôi gia súc, các dự án về khai thác lâm sản, hải sản, khai thác muối… trong lãnh thổ Thái Lan thì có biện pháp hạn chế chặt chẽ, chỉ cho phép đầu tư đối với những dự án được hội đồng đầu tư cho phép, trong những dự án này cũng chỉ cho phép với hình thức liên doanh và các nhà đầu tư nước ngoài không được nắm phần sở hữu đa số.

Thái Lan cũng hạn chế đầu tư nước ngoài trong những ngành nghề nhất định mà chưa thực sự sẵn sàng hợp tác với nước ngoài như: sản xuất bột mỳ, đánh bắt thủy sản, khai thác lâm sản…

Chính chính sách này đã làm cho nền nông nghiệp Thái Lan có được những lợi thế về chất lượng và giá cả trên thị trường nông sản thế giới và hơn nữa, nông sản Thái Lan đã tạo được một thương hiệu tốt trên thị trường, điều mà nông sản Việt Nam vẫn đang tìm kiếm.

III - Xu hướng FDI vào Việt Nam1. Đặc điểm FDI vào Việt Nam: 1. Đặc điểm FDI vào Việt Nam:

- Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, FDI đăng ký mới và tăng thêm năm 2009 đạt 21,5 tỷ USD, giảm 70% so với năm 2008. Số vốn giải ngân đạt 10 tỷ USD, bằng 87% năm 2008.

- Dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm. Trong đó, có 32 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 3,8 tỷ USD. Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Trong đó có một số dự án có quy mô lớn được cấp phép trong năm như Khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai và dự án Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group Việt Nam có tổng vốn đầu tư lần lượt là 4,15 tỷ USD, 2 tỷ USD và 1,68 tỷ USD.Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô vốn đăng ký lớn thứ ba trong năm 2009 với 2,97 tỷ USD vốn đăng ký, trong đó có 2,22 tỷ USD đăng ký mới và 749 triệu USD vốn tăng thêm.

- Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất trong năm 2009 với 6,73 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai và Phú Yên với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 4,1 tỷ USD; 2,5 tỷ USD; 2,36 tỷ USD và 1,7 tỷ USD.

- Trong năm 2009, có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký là 9,8 tỷ USD chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, Cayman Islands đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký 2,02 tỷ USD chiếm 9,4%, đứng thứ 3 là Samoa với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD chiếm 7,9%; Hàn Quốc đứng thứ 4 với 1,66 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w