0
Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Phương hướng phát triển trong tương la

Một phần của tài liệu HẢI QUAN ĐIỆN TỬ, KHAI BÁO HẢI QUAN ĐIỆN TỬ QUA WEBSITE Ở VIỆT NAM (Trang 46 -51 )

Qua gần 2 năm, việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử theo Quyết định 50/2005/QĐ-BTC ngày 19/7/2005 đã thu được một số kết quả cơ bản, đó là:

- Việc thí điểm thủ tục hải quan điện tử bước đầu đã cải cách hoạt động nghiệp vụ hải quan theo hướng phù hợp với quản lý hải quan hiện đại, chuyển đổi từ thủ tục hải quan thủ công sang thủ tục hải quan điện tử... Qua đó, thủ tục hải quan điện tử đã được Chính phủ, cộng đồng DN cũng như toàn xã hội hoan nghênh và tạo ra động lực cải cách, hiện đại hoá thủ tục hải quan.

- Qua quá trình triển khai thí điểm, thủ tục hải quan điện tử cho thấy đã giảm đáng kể thời gian thông quan (từ 5 - 10 phút đối với luồng xanh), giảm thiểu các loại giấy tờ, giúp DN chủ động trong khai báo, đặc biệt giảm sự tiếp xúc trực tiếp giữa DN với công chức hải quan qua đó góp phần giảm sách nhiễu, phiền hà và tiêu cực.

- Thủ tục hải quan điện tử đã có tác dụng bước đầu chuyển đổi phương thức quản lý hải quan từ thủ công sang phương thức quản lý hiện đại; từ quản lý giao dịch sang quản lý DN có áp dụng quản lý rủi ro; từ xử lý thủ công trên giấy tờ sang xử lý trên máy tính, tạo ra tác phong, phong cách làm việc văn minh, hiện đại.

- Cơ sở vật chất đặc biệt là về công nghệ thông tin đã được tập trung đầu tư nâng cấp và đồng bộ hơn (thể hiện rõ nhất tại hai chi cục hải quan thí điểm).

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tiến bộ, đã bộc lộ một số hạn chế chính như:

- Việc triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử mới chỉ áp dụng cho loại hình kinh doanh XNK.

- Mô hình tổ chức thủ tục hải quan điện tử còn chưa xác định rõ, nhiều khâu vẫn còn thực hiện bằng thủ công.

- Hệ thống công nghệ thông tin còn chưa hoàn thiện xuất hiện nhiều lỗi trong quá trình vận hành cần phải khắc phục…

Chính vì vậy, Quyết định 52/2007/QĐ-BTC ra đời nhằm khắc phục tất cả các hạn chế nêu trên, đồng thời phù hợp với lộ trình mở rộng thủ tục hải quan điện tử mà ngành Hải quan đã đề ra theo Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Thí điểm thủ tục hải quan điện tử giai đoạn 2, trong đó tập trung vào việc mở rộng phạm vi và đi vào chiều sâu thực hiện những nội dung mà Quyết định 50/2005/QĐ- BTC không đáp ứng được, giải quyết những vướng mắc, phát sinh của giai đoạn một,

đồng thời đẩy mạnh hội nhập theo cam kết WTO trong lĩnh vực hải quan (nội luật hoá tối đa các chuẩn mực quốc tế phù hợp với điều kiện của Việt Nam). Thủ tục hải quan điện tử là bước cải cách hoạt động nghiệp vụ hải quan theo hướng phù hợp với thủ tục hải quan hiện đại, chuyển đổi từ thủ tục hải quan thủ công sang thủ tục hải quan điện tử; DN chủ động trong khai báo, giảm sự tiếp xúc giữa DN và công chức hải quan, nâng cao tính minh bạch trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan. Thực hiện thủ tục hải quan điện tử tốt sẽ rút ngắn thời gian thông quan cho một lô hàng, giảm chi phí cho DN, sẽ được cộng đồng DN và xã hội hoan nghênh, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO.

Thủ tục hải quan điện tử là một loại hình thủ tục hoàn toàn mới mẻ, chưa có kinh nghiệm trong thực tế, lại quyết định triển khai trong một thời gian rất ngắn, cho nên không tránh khỏi bỡ ngỡ và lúng túng trong chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện mặc dù Tổng cục Hải quan đã có bước chủ động tổ chức học tập, nghiên cứu kinh nghiệm một số nước. Không những vậy, việc thay đổi từ phương thức quản lý cũ đã tồn tại từ nhiều năm sang xây dựng phương thức quản lý mới là việc làm vô cùng khó khăn vì nó tác động đến nhiều mặt trong hoạt động của ngành Hải quan, ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, ý thức của nhiều cán bộ công chức hải quan và của cả các DN.

Tuy nhiên, thủ tục hải quan điện tử không phải chỉ là việc của riêng hải quan. Hiện nay, có nhiều DN chưa tin tưởng vào phương thức làm thủ tục hải quan điện tử một phần do trên thực tế hệ thống mạng chưa hoàn thiện nên thời gian khai báo, truyền nhận thông tin, thông quan hàng hoá còn mất nhiều thời gian, một phần do nhiều DN ngại đổi mới, bố trí lại nhân sự, trang thiết bị tin học để tham gia hải quan điện tử. Muốn thay đổi thói quen này của các DN không phải là việc làm trong một sớm một chiều, nhưng cần phải tạo điều kiện hơn nữa cho mọi thành phần được phép XNK tham gia vào quy trình thủ tục mới này.

Trên thế giới, có nhiều quốc gia đã chú trọng đến việc tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với các nước khác trên thế giới bằng cách đổi mới quản lý hoạt động hải quan, thực hiện thủ tục hải quan hiện đại, thông thoáng và đơn giản hơn. Một trong những cách thức đó là thực hiện thủ tục khai hải quan

điện tử. Tuy nhiên, thực hiện thành công khai báo hải quan bằng điện tử là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, nhất là đối với một quốc gia có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng, điều kiện trang thiết bị, độ sâu tài chính và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế như Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước và những nước có điều kiện kinh tế - xã hội tương tự Việt Nam để tìm ra lộ trình phù hợp cho mình.

Để đảm bảo triển khai thành công thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam cần nhiều giải pháp mang tính tổng thể, nhiều công việc phải thực hiện (ví dụ như tổ chức bộ máy, hạ tầng cơ sở…), trong đó đặc biệt quan trọng là cần đề ra được một mô hình quản lý một cách hiệu quả, đây là tiền đề để giải quyết các công việc tiếp theo.

Để hải quan điện tử được mở rộng thì trước tiên Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan cần sớm nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các đơn vị hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử, hoàn thiện các phần mềm, mạng đường truyền… để việc thông quan không còn bị ách tắc, chậm trễ, tạo sự an tâm, tin tưởng cho các DN tham gia. Nhưng có lẽ, vấn đề quan trọng nhất cần khẩn trương thực hiện đó là chuẩn hoá các danh mục hàng hoá theo mã HS, tích hợp chương trình quản lý gia công, sản xuất XK với chương trình thông quan điện tử, đưa phần mềm quản lý rủi ro vào vận hành cùng phần mềm thông quan điện tử… Làm được các công việc này, hải quan điện tử sẽ sớm khắc phục được những khó khăn như đã nêu để tiến tới mở rộng và thành công trong thời gian tới.

Về mặt hạn chế, sau một năm triển khai thực hiện, các quy định có liên quan đến thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu và chính sách mặt hàng đã có nhiều thay đổi từ khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan, Luật thuế xuất nhập khẩu và Luật Thương mại có hiệu lực. Chính vì vậy, thủ tục hải quan điện tử phải thay đổi cho phù hợp.

Trước hết, quy trình thủ tục hải quan điện tử hiện tại cần phải sửa đổi theo hướng có thể mở rộng các loại hình xuất nhập khẩu (như gia công, sản xuất xuất khẩu, tạm nhập tái xuất v.v...), mở rộng đối tượng doanh nghiệp tham gia và mở rộng địa bàn hoạt động của thủ tục hải quan điện tử.

Thứ hai là, hệ thống xử lý dữ liệu thông quan điện tử của cơ quan hải quan cần phải hoàn thiện và nâng cấp để xử lý tờ khai một cách tự động, tạo điều kiện cho việc tiếp nhận và xử lý tờ khai khi số lượng doanh nghiệp tham gia tăng và số lượng tờ khai tăng lên.3

Thứ ba là, hệ thống thiết bị, máy móc, đường truyền cần phải được nâng cấp, bố trí đến các điểm tiếp nhận và làm thủ tục tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu (giám sát, kiểm tra hàng hóa) để có thể xử lý công việc một cách dễ dàng, nhanh chóng, liên tục, tạo điều kiện thông quan hàng hóa nhanh chóng cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, còn có một số vấn đề liên quan đến mô hình thông quan điện tử, mô hình bộ máy tổ chức để triển khai mở rộng thủ tục hải quan điện tử, trang bị máy móc kiểm tra, ban hành nghị định về thủ tục hải quan điện tử, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực v.v...cũng cần phải chú ý thực hiện ngay thì mới có thể hoàn thiện và phát triển thủ tục hải quan điện tử trong thời gian tới.

Xây dựng và phát triển thủ tục hải quan điện tử là nhiệm vụ quan trọng của ngành Hải quan trong chiến lược phát triển và hiện đại hóa. Tuy nhiên, để thủ tục hải quan điện tử có thể phát triển nhanh và đúng mục tiêu đề ra thì ngoài sự nỗ lực của ngành Hải quan, Nhà nước cần phải triển khai nhanh Chính phủ điện tử; các bộ ngành cần phải có sự phối hợp với cơ quan hải quan trong việc xây dựng Chính phủ điện tử và các doanh nghiệp phải chủ động, tích cực tham gia thương mại điện tử và thủ tục hải quan điện tử. Có như vậy thì thủ tục hải quan điện tử mới có thể phát triển một cách đồng bộ và vững chắc

1. http://www.customs.gov.vn

2. Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử 3. Quyết định số 50/2005/QĐ-BTC ban hành Quy định quy trình thực hiện thí điểm thủ

tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

4. Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC về việc ban hanh quy định thí điểm thủ tục hải quan điện tử

Một phần của tài liệu HẢI QUAN ĐIỆN TỬ, KHAI BÁO HẢI QUAN ĐIỆN TỬ QUA WEBSITE Ở VIỆT NAM (Trang 46 -51 )

×