Tên thương hiệu – Brand name

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về xây dựng thương hiệu (Trang 25 - 27)

Sức mạnh của một thương hiệu nằm ở chỗ tên thương hiệu đó có nằm trong tâm trí của khách hàng hay không. Với một tên thương hiệu hay, Công ty của bạn cũng sẽ dễ dàng đi đến thành công hơn.

Trong thực tế có những doanh nghiệp lựa chọn tên cho thương hiệu của mình xảy ra trước việc lựa chọn tính cách cho thương hiệu. Cũng như một đứa trẻ mới ra đời- thậm chí chưa kịp ra đời – thì cha mẹ chúng đã đặt cho chúng một cái tên tâm đắt nhất. Điều này không phù hợp cho lắm khi áp dụng đặt tên cho thương hiệu, vì cái tên phải đi sâu vào cái tính. Xác định cái tính xong rối

mới đặt tên thương hiệu sao cho phù hợp vời cái tính đó. Làm như vậy thì cái tên thương hiệu sẽ gây ấn tượng đúng, dễ tồn tại trong kí ức của khách hàng lâu hơn. Đây là lý do những người Việt Nam 100% mà có tên Tây như Tomy, John, … sẽ khó cho những người xung quanh liên tưởng nhớ đến vì khi nghe đến những cái tên ấy thì người ta lại hình dung ra một người da trắng hay ít ra là một người nước ngoài. Nếu như đối với thương hiệu mà chúng ta cũng đặt một cái tên không phù hợp hay không xuất phát từ tính cách như vậy thì đôi khi người tiêu dùng sẽ nhớ đến không đúng hình ảnh của doanh nghiệp mình.

Tên thương hiệu có thể là tên của một người như Dr Thanh, Kềm Nghĩa hoặc tên địa danh chung như Gốm Bát Tràng, hoặc tên do những chữ cái ghép lại như KFC hay ABC. Cũng có những doanh nghiệp đặt tên theo sự mô tả về cảm xúc đối với sản phẩm như Yahoo! Hay WOW. Ngoài ra, cũng có các loại tên ghép từ những từ có nghĩa như Vinamit (mít của Việt Nam) hay Vinaphone. Nói chung là có rất nhiều cách đặt tên cho thương hiệu nhưng để đặt một cái tên cho phù hợp với tính cách của thương hiệu mình là cả một vấn đề cần nan giải. Tên thương hiệu quan trọng như vậy nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng chọn được cho thương hiệu mình một cái tên phù hợp và dễ đi vào lòng người tiêu dùng. Có những doanh nghiệp khi đã đặt tên rồi thì sau một thời gian hoạt động lại sửa đổi tên. Chẳng hạn như cửa hiệu của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh KFC nổi tiếng thế giới đã có mặt tại Việt Nam, nguyên thủy trước đây thương hiệu này lấy tên là Kentuky Fried Chicken nhưng sau này đổi lại là KFC (là tên viết tắt của cái tên Kentuky Fried Chicken) ngắn gọn dễ nhớ hơn và thân thiện hơn cho những thị trường không nói tiếng Anh.

Nhìn chung, tên thương hiệu ngoài việc phải khác biệt tránh nhầm lẫn với tên của các thương hiệu khác thì tên thương hiệu còn phải ngắn gọn. Tên thương hiệu càng ngắn gọn càng tốt ví dụ như Tide, Apple, Nike, Gap,Omo, Rolex. Tên thương hiệu dài và phức tạp thì khách hàng sẽ rất khó nhớ, ví dụ như Morgan Stanley Dean Witter, Deloitte & Touche, Bausch & Lomb, TIAA-CREF.

Phương pháp truyền miệng là phương tiện truyền đạt hiệu quả nhất để xây dựng một tên thương hiệu. Những người bạn, gia đình, những người hàng xóm,

những đồng nghiệp nói cho bạn về một thương hiệu mới sẽ có sức mạnh hơn là bạn xem những quảng cáo về nó. Làm thế nào để có được sự truyền miệng như vậy? Bạn phải có một tên thương hiệu dễ nói và dễ nhớ. Một tên thương hiệu khó phát âm sẽ là một thảm họa cho sản phẩm đó. Những tên thương hiệu dễ đọc và thành công như: Honda, Toyota, Polo, Ipod. Trong khi đó lại có những tên thương hiệu rất khó đọc như: Chipolte, Isaac Mizrahi, Hoechst, Dasani. Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay thì các thương hiệu dù ở bất cứ nơi nào đều phải có khả năng xâm nhập thị trường quốc tế dù chưa là nhu cầu ngay tức khắc. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải đặt tên cho thương hiệu mình không chỉ ngắn gọn dễ đọc, dễ nhớ mà còn phải dễ chuyển đổi sang các ngôn ngữ khác. Ngoài ra, một điểm đáng lưu ý nữa là khi đặt tên cho thương hiệu phải chú ý đến tính đa ngữ của cái tên. Nói rõ hơn, ý nghĩa của cái tên phải phù hợp với nhiều địa phương, nhiều quốc gia trên thế giới. Ngay cả đại gia mỹ phẩm Estée Lauder cũng từng mắc phải sai lầm khi đưa dòng sản phẩm có thương hiệu Country Mist vào thị trường Đức, vì chữ “Mist” theo tiếng lóng Đức có nghĩa là “phân” (Thương hiệu này sau đó đã phải được đối phó bằng cách thêm một chữ o vào thành Country Moist). Một ví dụ khác liên quan đến sự cố ngôn ngữ trong đặt tên thương hiệu là trường hợp hãng Chevrolet khi chọn tên Nova cho chiếc xe hơi mới ra lò mà không nhận ra rằng nó có ý nghĩa là “bất động” trong ngông ngữ Mỹ La-tinh.

Tóm lại, tên thương hiệu là một yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình tên thương hiệu phải dễ nhớ, dễ đọc, riêng biệt và phù hợp với phong tục tập quán của từng vùng. Ngoài ra, trong thời đại nền kinh tế toàn cầu thì tên thương hiệu còn phải có cái nhìn toàn cầu. Khái niệm về ranh giới giữa nội địa và quốc tế đang được xóa bỏ dần trong xu thế hiện nay. Câu hỏi “ Tại sao phải là thương hiệu toàn cầu?” đã trở nên phổ biến hơn câu hỏi “ Vì sao phải xây dựng thương hiệu toàn cầu?”.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về xây dựng thương hiệu (Trang 25 - 27)