Biểu đồ 4.3: Số vòng quay HTK

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (Trang 25 - 33)

về khả năng sinh lời bằng sinh lời trên doanh thu. sử dụng tài sản để tạo ra

tài sản hiện có. doanh thu.

ROA càng cao khi số vòng quay tài sản và hệ số lãi ròng càng lớn. Hệ số lãi ròng và số vòng quay tổng tài sản cao là một điều lý tưởng nhưng điều này sẽ thu hút một số lượng lớn các đối thủ cạnh tranh đáng kể. Ngược lại, nó phản ánh tình hình phá sản trong tương lai của công ty.

ROA khác ROE ở chỗ nó cho biết tỷ lệ lợi nhuận mang lại cho CSH và cả chủ nợ, trong khi đó ROE chỉ cho biết lợi nhuận mang lại cho CSH mà thôi. Sự khác nhau giữa tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE) là

do công ty có sử dụng vốn vay. Nếu công ty không có vốn vay thì hai tỷ số này bằng nhau.

2.4.4.3.Khả năng sinh lợi căn bản

Tỷ suất sinh lợi căn bản = EBIT

Tổng tài sản

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi căn bản của công ty, nghĩa là chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính. Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi trước thuế và lãi vay của công ty, nên được sử dụng để so sánh khả năng sinh lợi trong trường hợp các công ty có thuế suất thuế thu nhập và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau hoặc muốn loại trừ đi ảnh hưởng của các khoản thu nhập bất thường.

2.4.5.Hiệu quả sử dụng vốn luân lưu.

Vốn luân lưu = TSLĐ - Nợ ngắn hạn

= Nguồn vốn dài hạn - TSCĐ

Vốn luân lưu là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của công ty, chỉ tiêu này cho biết 2 điều cốt yếu:

Một: DN có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không ?

Hai: TSCĐ của DN có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn không ?

Khi Nguồn vốn dài hạn < TSCĐ hay TSLĐ < Nợ ngắn hạn, tức là VLL < 0, DN phải đầu tư vào TSCĐ một phần nguồn vốn ngắn hạn, TSLĐ không đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của DN mất thăng bằng, DN phải dùng một phần TSCĐ để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả.

Khi Nguồn vốn dài hạn >TSCĐ hay TSLĐ > Nợ ngắn hạn, tức là VLL > 0, nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vài TSCĐ, phần thừa đó đầu tư vào TSLĐ.

Đồng thời, TSLĐ > Nợ ngắn hạn, do vậy khả năng thanh toán của DN tốt.

Khi VLL = 0 nghĩa là nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ cho TSCĐ và TSLĐ đủ để DN trả các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính như vậy là lành mạnh.

Ngoài khái niệm VLL được phân tích như trên. Nghiên cứu tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, người ta còn sử dụng chỉ tiêu nhu cầu VLL để phân tích. Nhu cầu VLL là lượng vốn ngắn hạn DN cần để tài trợ cho một phần TSLĐ, đó là HTK và các KPT (TSLĐ không phải là tiền).

Nhu cầu vốn luân lưu = (HTK+KPT) - Nợ ngắn hạn

Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận liên kết sau cùng. Các nhà quản lý nội bộ công ty thường sử dụng kỹ thuật phân tích này để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính công ty bằng cách nào. Kỹ thuật phân tích Dupont dựa vào hai phương trình sau:

ROA = Hệ số lãi ròng x Số vòng quay TTS. = (Lợi nhuận ròng/ Doanh thu) x (Doanh thu/Tổng tài sản).

ROE = Hệ số lãi ròng x Số vòng quay TTS x Hệ số sử dụng vốn CSH. = (LNR/DT) x (DT/TTS) x (TTS/Vốn CSH).

= (LNR/DT) x (DT/TTS) x {1/(Tỷ lệ vốn CSH/TTS).

Qua phân tích Dupont cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) của một DN có thế phát triển lên bằng 3 cách:

-Sử dụng hiệu quả tài sản hiện có (tăng vòng quay vốn). -Gia tăng đòn cân nợ.

-Tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.

*Lưu ý: Khi doanh thu tăng lên và DN đang có lãi, một sự tăng nợ vay sẽ làm cho

ROE tăng cao. Và ngược lại, khi khối lượng hoạt động giảm và thua lỗ, tăng nợ vay sẽ làm cho ROE giảm đi nghiêm trọng; nghĩa là khi ấy, ROE sẽ phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính.

Đòn bẩy tài chính (đòn cân nợ) càng lớn càng có sức mạnh làm cho suất sinh lời của vốn CSH tăng cao khi hoạt động hiệu quả; ngược lại, chính đòn bẩy tài chính lớn sẽ là động lực làm giảm mạnh suất sinh lời của vốn CSH khi khối lượng hoạt động giảm và chính nó - với chính sức mạnh đó, sẽ đẩy nhanh tình trạng tài chính của DN vào kết cục bi thảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ phân tích Dupont

Nhân với

ROE

TTS/Vốn CSH ROA

Chia cho Chia cho Nhân với

Chương 3

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ANGIMEX

3.1.Lịch sử hình thành và phát triển.

Công ty Xuất nhập khẩu An Giang (ANGIANG Import Export Company - viết tắt là ANGIMEX) được thành lập vào ngày 23/7/1976 do Chủ tịch Trần Tấn Thời ký theo quyết định số 73/QĐ – 76 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 9/1976. Tên ban đầu của Công ty là “Công ty ngoại thương tỉnh An Giang”. Trải qua nhiều năm với sự biến động của nền kinh tế đất nước cũng như tính chất hoạt động của công ty, công ty đã có những tên gọi khác nhau.

Ngày 31/12/1979, Công ty ngoại thương tỉnh An Giang đổi thành “ Liên hiệp công ty xuất nhập khẩu An Giang” theo quyết định số 422/QĐ/UB của UBND Tỉnh và đến năm 1989 do yêu cầu tổ chức lại ngành ngoại thương nên đổi thành “Công ty xuất nhập khẩu An Giang”. Trụ sở chính hiện nay của Công ty đặt tại đường 01 Ngô Gia Tự, thành phố Long Xuyên, An Giang.

Đến nay, trải qua gần 30 năm hoạt động, Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn, thử thách trong quá trình phát triển để vươn lên thành một trong những doanh nghiệp uy tín hàng đầu của tỉnh và là một trong tốp năm DN đứng đầu về lĩnh vực kinh doanh gạo trong cả nước. Từ những ngày mới thành lập với qui mô và phạm vi hoạt động rất nhỏ, đến nay công ty đã xây dựng được thêm nhiều xí nghiệp chế biến, cửa hàng, kho, trạm, các phòng ban nghiệp vụ với một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và tài năng.

Năm 1998, ANGIMEX đã được Bộ thương mại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp tạo điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tăng cường đối tác đầu tư, liên doanh – liên kết với công ty nước ngoài. Các công ty liên doanh như ANGIMEX - KITOKU (Nhật Bản), ANGIMEX - VIETSING (Hồng Kông) nhiều năm nay đều hoạt động đạt hiệu quả tốt. Uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao đối với các bạn hàng trên thế giới.

3.2.Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu.

Công ty ANGIMEX chuyên về lĩnh vực chế biến lương thực (đặc biệt là gạo), nông sản xuất khẩu, thực phẩm công nghệ, vật tư nông nghiệp, điện máy, hàng tiêu dùng, vận tải thuỷ, kinh doanh siêu thị, dạy tin học,…

3.2.1.Xuất khẩu: ANGIMEX có năng lực sản xuất 300.000 tấn gạo/năm, sức chứa kho trên 70.000 tấn, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000. Mỗi năm Công ty xuất khẩu từ 300.000 – 350.000 tấn gạo các loại.

Bảng 3.1: Cơ cấu hình thức tiêu thụ. Bảng 3.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩugạo Hình thức tiêu thụ Tỷ lệ (%)

Xuất khẩu trực tiếp 71.79

Thị trường Thị phần (%)

Châu Á 47.74

Biểu đồ 3.1: Hình thức tiêu thụ năm 2006.

Biểu đồ 3.1: Thị trường tiêu thụ năm 2006.

Biểu đồ 3.2: Thị trường xuất khẩu năm 2006.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Philippines, Singapore, Malaysia, Inđonesia, Châu Phi, Iran, Iraq, Cuba, Hông Kông, Cambodia,…

3.2.2.Nhập khẩu: Các thiết bị, vật tư nông nghiệp, phân bón và hàng tiêu dùng thiết yếu khác.

3.2.3.Thương mại: Công ty có cửa hàng thương mại - dịch vụ, siêu thị, đại lý… kinh doanh đa dạng các sản phẩm của các nhà sản xuất trong và ngoài nước như: hàng

gia dụng, kim khí điện máy, nước giải khát, phân bón, xe gắn máy HONDA, điện thoại di động S-FONE.

3.2.4.Dịch vụ công nghệ thông tin: Hợp tác với Học viện công nghệ quốc gia Ấn Độ - NIIT - thành lập trung tâm đào tạo chuyên viên công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế tại An Giang.

3.3.Cơ cấu tổ chức công ty, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.

3.3.1.Mạng lưới tổ chức Công ty ANGIMEX.

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ mạng lưới tổ chức của Công ty ANGIMEX(1). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2.Các đơn vị thành viên

- Các xí nghiệp chế biến lương thực.

ANGIMEX hiện có 15 điểm kho thu mua nằm trải đều trên các vùng nguyên liệu trọng điểm trong và ngoài tỉnh và 5 xí ngiệp sản xuất lương thực chế biến gạo xuất khẩu.

- Đại lý HONDA Việt Nam.

Công ty hiện có 3 cửa hàng bán xe và làm dịch vụ do Honda Việt Nam uỷ nhiệm. - Trung tâm phát triển CNTT – Angimex.

Có chức năng đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và sản xuất kinh doanh. Ngoài ra trung tâm còn nhận đào tạo chuyên viên công nghệ thông tin hệ 2 năm cho các chuyên ngành: chuyên viên phần mềm và chuyên viên quản trị mạng.

- Đại lý điện thoại di động S-FONE.

Cung cấp tất cả các sản phẩm và dịch vụ, bảo hành và chăm sóc khách hàng của mạng điện thoại di động CDMA mang thương hiệu S-FONE.

3.3.3.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.

*Phòng nhân sự - hành chánh: thực hiện công tác tham mưu cho Giám đốc thuộc các lĩnh vực như: công tác tổ chức; công tác hành chánh, văn thư, lưu trữ; công tác điều vận, công tác lao động - tiền lương; đào tạo; thi đua – khen thưởng; an toàn bảo hộ lao động, PCCC, HTX và hợp đồng tiêu thụ lúa chất lượng cao.

*Phòng tài chính - kế toán: phụ trách nắm chắc tình hình tài chính, tiền tệ của công ty; thực hiện công tác quản lý và kiểm tra hoạt động tài chính, hạch toán kinh tế, báo cáo tài chính; theo dõi việc sử dụng vốn và tài sản, hoạt động thu chi, thanh toán; bồi dưỡng đội ngũ kế toán viên cho công ty.

*Phòng kinh doanh: Xây dựng kế hoạch chung cho toàn công ty trong việc đầu tư, phát triển kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động; thực hiện các công việc có liên quan đến kinh doanh nội địa và quốc tế, hợp đồng xuất nhập khẩu.

3.4.Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.

3.4.1.Tình hình hoạt động kinh doanh.

Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của 3 năm gần đây cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty như sau:

*Năm 2004: Kết quả kinh doanh cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch mà tỉnh đã giao. Đặc biệt chỉ tiêu lợi nhuận đạt cao nhất từ trước đến nay. Đúng ra khả năng Công ty còn đạt cao hơn nữa về doanh số, kim ngạch và lợi nhuận nhưng do chính phủ dừng hạn ngạch ở mức 3,5 triệu tấn đã làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty không được như mong muốn.

Về kinh doanh lương thực, kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh đạt 100 triệu USD, trong đó Công ty đã chiếm đến 50% kim ngạch.

Về kinh doanh khối thương mại gặp nhiều khó khăn do mức độ cạnh tranh cao trên thị trường, đặc biệt là đối với mặt hàng phân bón và hàng bách hoá tiêu dùng. Riêng đối với Honda trong năm 2004 vẫn tiếp tục thuận lợi.

*Năm 2005: Với nguồn hàng cân đối đủ cung cầu, giá cạnh tranh, cùng với nhu cầu cao trên thế giới đã chấp cánh cho hạt gạo Angimex về đích thắng lợi, chỉ tiêu lợi nhuận tiếp tục đạt kết quả cao nhất từ 77 triệu USD với tổng số lượng xuất khẩu là 310.000 tấn (không tính nhận UTXK 27.200 tấn). Kim ngạch xuất khẩu lương thực cả tỉnh đạt trên 165 triệu USD, trong đó Công ty chiếm 47% kim ngạch gạo của tỉnh. Điểm nổi bật trong năm là Công ty đã thâm nhập được thị trường Iran và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Châu Phi.

Song song đó cùng với việc kinh doanh khối thương mại (xe Honda, phụ tùng, phân bón) cũng gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, tuy nhiên với sự nỗ lực phấn đấu và biết khai thác tốt thời cơ kinh doanh nên đã đạt được hiệu quả đáng phấn khởi. Công ty hướng về kinh doanh dịch vụ sửa chữa và kinh doanh mạng điện thoại di động S-Fone đã góp phần tăng thêm doanh thu cho công ty.

*Năm 2006: Nhìn chung do lượng gạo xuất khẩu giảm, nên giá xuất khẩu có tăng (254,87 USD/tấn tăng 9 USD so với năm 2005), riêng của Công ty giá xuất khẩu đạt 268,28 USD/tấn tăng 14,75 USD/tấn so với năm 2005 dẫn đến hiệu quả kinh doanh có lãi hơn nhưng sản lượng tiêu thụ thì lại thấp. Nguyên nhân là do Công ty đã không chạy theo cuộc chiến về giá cả để giành ký hợp đồng xuất khẩu với giá thấp và ảnh hưởng từ lệnh dừng xuất khẩu của Chính phủ trong 6 tháng cuối năm. Tuy lượng tiêu thụ thấp, nhưng vẫn đạt thắng lợi do lợi nhuận mang lại tăng.

Về khối kinh doanh thương mại đã phát triển theo chiều hướng khả quan và đạt lợi nhuận. Công ty đã quyết tâm mở thêm Head Honda mới (Cửa hàng Honda Angimex III và Cửa hàng Honda Thoại Sơn). S-Fone đã bắt đầu phát triển và đạt lợi nhuận, hoạt động bán hàng đại lý được chú tâm phát triển lâu dài.

Biểu đồ 3.3: Doanh thu

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (Trang 25 - 33)