GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐƯỢC XỬ DỤNG PHỔ BIẾN ĐỂ

Một phần của tài liệu Thử nghiệm công nghệ Swim bed xử lý nước thải chế biến thủy sản mô hình phòng thí nghiệm (Trang 41)

DỤNG PHỔ BIẾN ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN HIỆN NAY

Hiện nay nhìn chung các công ty, xí nghiệp, nhà máy, xưởng … chế bến thủy sản hiện nay thường áp dụng công nghệ kỵ khí UASB vì lượng chất hữu cơ trong nước thải quá cao. Công nghệ UASB có thể giải quyết tương đối vấn đề này.

+ Thuyết minh quy trình:

- Nước thải từ quá trình sản xuất và chế biến thủy sản bên trong công ty theo mạng lưới thoát nước sẽ đi vào hố thu H01 của hệ thống xử lý, qua song chắn rác thô để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn hơn 12mm. Các tạp chất này định kỳ được vớt bỏ bằng phương pháp thủ công hoặc cơ giới và được thải bỏ cùng với rác thải sinh hoạt .

- Sau khi qua song chắn rác thô, nước thải vào bể điều hòa lưu lượng B02, tại đây nước thải sẽ được điều hòa lưu lượng và chất lượng, không khí được cung cấp vào ngăn chứa nhằm mục đích hạn chế môi trường kỵ khí dẫn đến phát sinh mùi hôi và khử một phần chất hữu cơ.

- Sau khi qua bể điều hòa lưu lượng và nồng độ, nước thải sẽ được bơm vào bể xử lý sinh học kỵ khí UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket) B03. Thiết bị xử lý kỵ khí UASB có thể xử lý nước thải với tải trọng hữu cơ cao hơn rất nhiều lần so với các hệ thống xử lý hiếu khí truyền thống, do đó giảm được kích thước công trình, đồng thời còn thu hồi năng lượng từ khí methan sinh ra trong quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước thải. Mặt khác, tốc độ gia tăng lượng bùn trong thiết bị rất nhỏ, do đó giảm được chi phí và phương tiện xử lý bùn và giảm bớt công đoạn trong khi vận hành hệ thống. Thêm vào đó, công trình hiếu khí phía sau giảm được tải trọng chất hữu cơ, do đó giảm được thể tích công trình, giảm lượng bùn phát sinh và do đó giảm được kích thước của bể nén và hệ quả làm giảm được chi phí đầu tư. Trong thiết bị UASB, nước thải theo đường ống phân phối đi từ dưới lên qua lớp bùn vi sinh vật, chất hữu cơ được vi sinh vật hấp thụ ở bề mặt và bắt đầu quá trình phân hủy kỵ khí tạo ra CH4, CO2, và tế bào vi sinh vật mới. Theo kết quả thí nghiệm thời gian lưu nước trong bể từ 4 – 8 giờ thì khả năng phân hủy chất hữu cơ (COD) từ 85 – 95%, với COD đầu vào bể UASB từ 800mg/l – 4000mg/l thì sau khi qua công trình này hàm lượng COD vào công trình đơn vị kế tiếp (bể hiếu khí) từ 100mg/l – 400mg/l.

- Sau khi công đoạn xử lý tại bể UASB , nước thải sẽ được dẫn về bể xử lý sinh học FBR – B04. Bể FBR có chế độ hoạt động liên tục theo cơ chế tăng trưởng dính bám trên vật liệu dính bám, rất thích hợp và linh hoạt để xử lý nước thải thủy sản. Bể B04 sẽ xử lý chất bẩn hữu cơ trong nước thải bằng bùn hoạt tính chứa vi sinh dính bám trong bể. Khí oxy được cung cấp từ máy thổi khí để duy trì hoạt động của vi sinh vật, tiến hành quá trình trao đổi chất. Các vi khuẩn hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ trong nước và biến chúng thành CO2, H2O và một phần tế bào mới dưới dạng bùn sinh học. Cùng với chất trợ lắng polymer, bùn sinh học sẽ được lắng xuống đáy Bể lắng – B05 và tách ra định kỳ sang Bể phân hủy bùn – B07.

- Sau khi lắng cặn tại bể B05, nước thải đi qua bể khử trùng B06. Bể khử trùng B06 thiết kế bằng công nghệ khử trùng Clorine. Hóa chất clorine sẽ oxi hóa các chất ô nhiễm còn lại, đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn, vi rút và các hệ sinh vật gây hại trong nước thải trước khi xả ra nguồn.

- Sau cùng, nước sau xử lý được thải ra nguồn tiếp nhận và đạt quy chuẩn xả thải nước thải thủy sản QCVN 11:2008 loại B.

Một phần của tài liệu Thử nghiệm công nghệ Swim bed xử lý nước thải chế biến thủy sản mô hình phòng thí nghiệm (Trang 41)