BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM VÀ CÚM Ở NGƯỜI (OPI) potx (Trang 25 - 28)

18. Nhiều bài học đúc kết trong quá trình soạn thảo trước đây và trong dự án khắc phụ khẩn cấp đang thực hiện ở Việt Nam từ năm 2004 đã được tổng kết trong Sách Xanh. Những bài học chính rút ra từ kinh nghiệm của Việt Nam là:

(a) Tính nhanh chóng và minh bạch là nhân tố thành công chính. Khi

đối mặt với tình trạng khẩn cấp trước đây, những bản báo cáo rõ ràng minh bạch đóng vai trò chủ chốt trong việc khoanh vùng dịch bệnh. Tương tự, tính nhanh chóng cũng là một nhân tố thành công. Ví dụ, với một dự án đang thực hiện chung với Bộ NN&PTNT về hộ chăn nuôi nhỏ

lẻ, Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch có thể hành động ngay căn cứ

trên yêu cầu của Bộ NN&PTNT, với thời gian ứng phó trong vòng hai tháng trước khi sự hỗ trợđến được với tuyến huyện và xã.

(b) Sự chuẩn bị cũng là nhân tố thành công. Mặc dù Việt Nam đã có

chiến lược quốc gia nhằm khống chế cúm gia cầm trên đàn gia cầm, nhưng chi tiết hơi khó hiểu và không được chia sẻ với các cơ quan liên quan cũng như các cơ quan hữu quan khiến một số khía cạnh cho ứng phó đã bị chậm lại.

(c) Cần thực hiện chiến lược đầu tư hai hướng. Bao gồm: (a) kiểm soát

cúm gia cầm tại gốc ở những vùng có nguy cơ cao (thông qua những biện pháp mạnh như tiêu hủy, kiểm soát vận chuyển và chiến dịch tiêm phòng cho gia cầm và thủy cầm); và (b) song song chuẩn bị biện pháp trong ngắn hạn và dài hạn để giảm thiểu rủi ro cho người và cuối cùng là sẵn sàng cho đại dịch.

(d) Cam kết của lãnh đạo Nhà nước cấp cao là điều cốt lõi. Để thực hiện

tất cả những kế hoạch đó, rất cần thiết có cơ chế phối hợp được phép quyết định ở cấp liên Bộ, và có điều phối viên chuyên trách cho dự án để

triển khai những hoạt động trong bối cảnh “bùng phát bệnh”. Hơn nữa, ở

mỗi cấp độ hợp tác, sẽ góp phần làm mạnh hơn lên tính hiệu quả của chương trình phối hợp ứng phó quốc gia, gồm những bộ chuyên trách chịu trách nhiệm về Nông nghiệp/Thú y và Y tế, cũng như trong những ngành khác, ở cấp độ quốc gia và địa phương, trong trường hợp xảy ra

đại dịch.

(e) Sự điều phối của các nhà tài trợ cho chương trình của Chính phủ là

điều quan trọng. Cộng đồng các nhà tài trợ đại diện cho các bên khác

nhau với các cách làm việc và chương trình cũng không giống nhau. Vào thời điểm bắt đầu có dịch, sự thiếu vắng cơ chế rõ ràng cho hoạt động

điều phối giữa các nhà tài trợ đã gây khó khăn cho các hoạt động điều phối. Tình hình đó đã được thay đổi đáng kể với sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ đến sự bùng phát các ổ dịch và kể từ đó, cộng đồng các nhà tài trợđã cùng nhau hợp tác.

(f) Chiến lược khống chế Cúm gia cầm độc lực cao và Kế hoạch chuẩn

bị cần phải được gắn với chương trình cải cách luật lệ và thể chế. Cụ

thể, trong khi điều chỉnh “khung đền bù” cần chú trọng đến việc duy trì hợp tác với đối tượng chịu tác động của dịch (nông dân, người chăn nuôi, người buôn bán, giết mổ gia cầm v.v) và đồng thời đảm bảo được tính hiệu quả của cơ chế giám sát và chẩn đoán. Chương trình cải cách khác trong dài hạn được đưa ra là quy hoạch lại ngành Chăn nuôi gia cầm và xây dựng văn bản pháp lý cho an toàn thực phẩm.

(g) Năng lực chuyên môn, khoa học và quản lý của các cơ quan tham

gia, cụ thể là Cục Thú y, cần phải được tăng cường. Sự bùng phát các

ổ dịch cúm gia cầm đã bộc lộ những điểm yếu trong ngành Thú y, cũng như trong hệ thống Y tế công cộng, là: thiếu sự giám sát ở tuyến địa phương, năng lực chẩn đoán còn yếu, thiếu chuyên gia dịch tễ học cũng như hệ thống thông tin, ngân sách dự trù không đủ đáp ứng cho những chi phí phát sinh về vật chất và duy trì mạng lưới nhân sự cho công tác khoanh vùng dịch.

(h) Hệ thống Y tế Dự phòng đủ mạnh với cơ sở hạ tầng được nâng cấp, có

hệ thống báo cáo từ cơ sở lên trung ương, kết hợp với sự phối hợp

mạnh mẽ liên bộ ngành ở mọi cấp sẽ là nhân tố chủ chốt để đảm bảo

cho phối hợp ứng phó với đại dịch.

(i) Chiến lược khống chế cần phải có cả chiến dịch nâng cao nhận thức

và thông tin cộng đồng. Nâng cao nhận thức cộng đồng có vai trò hết

sức quan trọng đối với cả lĩnh vực tư nhân lẫn công cộng vào thời điểm hiện nay. Ngoài ra, trong khuôn khổ các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng, có rất nhiều cơ quan của chính phủ, cơ quan hợp tác đa phương, song phương và phi chính phủ đã xây dựng và phổ biến nhiều thông điệp cũng như tài liệu. Do vậy, vai trò quan trọng của việc điều phối hoạt động các biện pháp và thông điệp có tính quyết định đến thành công của chiến dịch thay đổi hành vi thực tế và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực. Thêm vào đó, nghiên cứu cơ sở cho phép đưa ra được những thông điệp có hiệu quả giúp nhấn mạnh hơn nữa việc phát triển chiến lược tuyên truyền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(j) Hợp tác vùng là yếu tố then chốt. Bài học quý báu từ dịch SARS cho

thấy cần phải có sự hợp tác trong khu vực trong công tác ứng phó của ngành Y tế, gồm trao đổi thông tin và hợp tác ở những hoạt động y tế

cộng đồng. Cần tạo lập thói quen hỗ trợ hợp tác giữa mỗi quốc gia và các nước trong khu vực cũng như trong bối cảnh toàn cầu nhằm khống chế

Cúm gia cầm độc lực cao, và rộng hơn là những dịch bệnh động vật truyền qua biên giới cũng như các căn bệnh truyền nhiễm mới nổi, giúp nâng cao tính hiệu quả của đầu tư và đảm bảo sự cân bằng trong các hoạt

(k) Sự linh hoạt là cần thiết trong việc đáp ứng phát triển dịch tễ học

trong bối cảnh có Cúm gia cầm độc lực cao ở quy mô quốc gia, khu

vực và quốc tế. Dù cúm gia cầm độc lực cao đã phát triển và được kiểm

soát và phòng chống thành công bằng nhiều phương pháp, nhưng hiện nay Việt Nam vẫn cần phải điều chỉnh chương trình tập trung sự chú ý sang ứng phó trong trung hạn và dài hạn. Hơn nữa, vi-rút có tính khu vực và quốc tế vẫn tiếp tục phát tán, đưa đến những nguy cơ mới và do vậy cũng cần tính đến khi điều chỉnh chiến lược.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM VÀ CÚM Ở NGƯỜI (OPI) potx (Trang 25 - 28)