- Hiện tượng từ trể: Sau khi từ hoá lần đầu đến bảo hoà ( H= Hm), nếu vẫn giữ nguyên phương từ trường và thực hiện một chu trình khép kín (Hm,0, Hm,0) ta nhận được đường cong từ hoá
b) Tốc độ kế quang
Hình 7.7 trình bày sơđồ nguyên lý của một tốc độ kế quang đo tốc độ quaỵ Nguồn sáng phát tia hồng ngoại là một diot phát quang (LED). Đĩa quay, đặt giữa nguồn sáng và đầu thu, có các lỗ bố trí cách đều trên một vòng tròn. Đầu thu là một photodiode hoặc phototranzitor. Khi đĩa quay, đầu thu chỉ chuyển mạch khi nguồn sáng, lỗ, nguồn phát sáng thẳng hàng. Kết quả là khi đĩa quay, đầu thu quang nhận
3
2
1
Hình 7.6 S c u t o c a c m bi n t tr bi n thiên 1) a quay (bánh r ng) 2) Cu n dây 3) Nam châm v nh c u
được một thông lượng ánh sáng biến điệu và phát tín hiệu có tần số tỉ lệ với tốc độ quay nhưng biên độ không phụ thuộc tốc độ quaỵ
Trong các cảm biến quang đo tốc độ, người ta cũng có thể dùng đĩa quay có các vùng phản xạ ánh sáng bố trí tuần hoàn trên một vòng tròn để phản xạ ánh sáng tới đầu thu quang.
Phạm vi tốc độđo được phụ thuộc vào hai yếu tố chính:
- Số lượng lỗ trên đĩạ
- Dải thông của đầu thu quang và của mạch điện tử.
Để đo tốc độ nhỏ (~ 0,1 vòng/phút) phải dùng đĩa có số lượng lỗ lớn (500 - 1.000 lỗ). Trong trường hợp đo tốc độ lớn ( ~ 105 - 106 vòng/phút) phải sử dụng đĩa quay chỉ một lỗ, khi đó tần số ngắt của mạch điện xác định tốc độ cực đại có thể đo được.
7.1.4. Máy đo góc tuyệt đối
Máy đo góc tuyệt đối gồm hai phần: phần động gắn liền với trục quay chứa cuộn sơ cấp được kích thích bằng sóng mang có tần số 2 - 10 kHz qua máy biến áp quay (hình 7.8a). Phần tĩnh có hai dây quấn thứ cấp (cuộn sin và cuộn cos) đặt lệch nhau 90o.
1 2
3
4
Hình 7.7 S nguyên lý c a t c k quang