Phụ lục 3: Các sáng kiến chính sách của Chính phủ Việt Nam hướng tới giảm nghèo đó

Một phần của tài liệu Cơ chế hiện tại về quản lý rủi ro và bảo trợ xã hội ở Việt Nam potx (Trang 30 - 31)

53

Nhóm hành động chống đói nghèo: Giảm nguy cơ bị tổn thương và thực hiện công tác bảo trợ xã hội

Tình trạng dễ bị tổn thương trong trường hợp này là tình trạng dễ bị tổn thương được thấy trong một khoảng thời gian đặt ra trước đây (khoảng 5 năm từ 1993 đến 1998). Đây cũng có thể hoặc không thể là một chỉ dẫn tốt cho các xu hướng trong tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng của các biến động đi xuống có tầm quan trọng tương tự trong năm năm tớị (Tuy nhiên vấn đề này vẫn đúng cho các biện pháp khác).

Cách tính này dựa trên cách so sánh hai thời điểm: khi các tính toán về mức độ dễ bị tổn thương được rút ra từ so sánh các số liệu ĐTMSDC, khoảng thời gian này là 5 năm, trong khi theo chiến lược điều tra mới của chính phủ Việt nam thì khoảng cách giữa các cuộc điều tra sẽ là hai năm. Từ số liệu này không thể nói rằng liệu một hộ gia đình không nằm trong diện nghèo của cả hai cuộc ĐTMSDC thì thực tế có bị rơi vào rồi lại vượt ra khỏi tình trạng nghèo đói trong thời gian của hai cuộc điều tra đó không. Đối với rất nhiều hộ gia đình nông thôn, tình trạng dễ bị tổn thương mang yếu tố thời vụ rất nhiều: có thể xét theo cả năm thì không nghèo, nhưng lại rơi vào tình trạng nghèo trong một số tháng trước mùa thu hoạch.

Cách tính này bị hạn chế ở chỗ qui mô của mẫu điều tra quốc gia không đủ lớn để đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương tập hợp theo vùng. Các số liệu ĐTMSDC cho phép tập hợp đến mức khu vực; các cuộc điều tra hai năm một mà TCTK sẽ tiến hành từ năm 2000 đến 2010 với cỡ mẫu lớn hơn, sẽ cho các ước tính ở cấp tỉnh. Tuy nhiên, cách tính này vẫn chưa được các cán bộ cấp Huyện và Xã sử dụng nhiều khi nỗ lực xác định mục tiêu cho một số loại hình hỗ trợ cho nhóm dễ bị tổn thương (tương phản với nỗ lực chung nhằm hỗ trợ cho những người nghèo hiện tại).

Vấn đề sai số tính toán cũng đưa ra một số nghi ngờ về thời hạn của các biện pháp xác định sự thay đổi của các số liệu tiêu dùng giữa hai thời điểm điều tra 71.

Nếu sự phổ biến của các biến động theo chiều hướng đi xuống được sử dụng như là cách tính mức độ dễ

bị tổn thương, thì sự phổ biến của các biến động đi xuống này giữa các năm 1993 và 1998 sẽ là cơ sở cho các mục tiêu của tình trạng dễ bị tổn thương. Điểm này có vấn đề vì những con số này quá nhỏ. Chỉ có 4,8% trong tổng số hộ gia đình từ chỗ không nghèo trở thành nghèo (nghèo chung hoặc nghèo lương thực thực phẩm), giữa các năm 1993 và 1998: chỉ có 3,5% số hộ chuyển từ nghèo chung sang nghèo lương thực thực phẩm. Giả sử sức mạnh liên kết giữa tính dễ bị tổn thương và giảm nghèo là một hằng số (mà bản thân nó cũng có vấn đề: xem đoạn tiếp theo), thì mục tiêu có thể được xác định ở dạng sau: để đạt được tỷ lệ giảm nghèo 21% trong các năm 2000 đến 2005 (là tỷ lệ giảm nghèo có được trong các năm 1993-1998), thì tỷ lệ các hộ gia đình không nghèo rơi vào nghèo đói có thể ở mức trên dưới 4,8% (tỷ lệ giảm này được thấy trong các năm 1993-1998). Tại mức thấp 4,8% này, có xác suất cao cho thấy những thay đổi phản ánh các sai số tính toán chứ không phải là các thay đổi thực tế. Giả sử số lượng hộ gia đình rơi vào nghèo đói có quan hệ nhất định với mục tiêu đưa ra liên quan đến giảm nghèo, dựa trên nhiều giả định chưa rõ. Ba giả thuyết đều nói rằng giả định mức dao động không đổi là quá đơn giản. Hai trong số ba giả thuyết đó nói rằng sự đóng góp giảm tình trạng dễ bị tổn thương vào giảm nghèo sẽ trở nên ít quan trọng hơn, trong khi giả thuyết kia cho rằng sự đóng góp này sẽ quan trọng hơn, khiến chúng ta không có cơ sở rõ ràng để điều chỉnh mức biến động lên hay xuống.

Giả thuyết đầu tiên cho rằng Việt Nam đã gần xóa được nghèo (hay ít nhất thì cũng xóa được nghèo lương thực thực phẩm), tỷ lệ người nghèo sẽ trở thành nghèo kinh niên ngày càng tăng. Mặt khác, về khía cạnh giảm nghèo thì những người nghèo tạm thời – là những người không nghèo theo tiêu chuẩn tiêu dùng trung bình dài hạn nhưng trong một số thời điểm lại là nghèo do bị tổn thương trước các biến động– sẽ ngày càng chiếm một số lượng ít hơn trong tổng dân số. Ví dụ như tình trạng nghèo kinh niên (điển hình là các nhóm bị coi là dễ bị tổn thương như thất nghiệp nhiều năm, dân tộc thiểu số bị phân biệt chủng tộc, và vv) chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số người nghèo ở các nước phát triển có

Một phần của tài liệu Cơ chế hiện tại về quản lý rủi ro và bảo trợ xã hội ở Việt Nam potx (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)